Hướng dẫn đồ án mongodb

Hướng dẫn đồ án mongodb

Bà GIÁO DĀC VÀ ĐÀO T¾O

TR¯âNG Đ¾I HàC QUÀN LÝ VÀ CÔNG NGHà HÀI PHÒNG

-------------------------------------------

ISO 9001:2015

Đà ÁN TÞT NGHIàP

NGÀNH: CÔNG NGHàTHÔNG TIN

Sinh viên: Lê Thành Công

GiÁng viên h°áng d¿n: TS. Nguyßn Trßnh Đông

HÀI PHÒNG - 2021

Xem mẫu

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ HẢI PHÒNG ------------------------------------------- ISO 9001:2015 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Sinh viên: Lê Thành Công Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Trịnh Đông HẢI PHÒNG - 2021
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ HẢI PHÒNG ------------------------------------------- KẾT HỢP NODEJS VỚI MONGODB CHO BÀI TOÁN XÂY DỰNG HỆ QUẢN TRỊ CƠ SỞ DỮ LIỆU THỜI GIAN THỰC ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP NGÀNH: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN Sinh viên : Lê Thành Công Giảng viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Trịnh Đông Hải Phòng – 2021 HẢI PHÒNG - 2021
  3. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢN LÝ VÀ CÔNG NGHỆ HẢI PHÒNG -------------------------------------- NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Sinh viên : Lê Thành Công Mã sinh viên : 1612111012 Lớp : CT2001C Ngành : Công Nghệ Thông Tin Tên đề tài : Kết hợp NodeJS với MongoDB cho bài toán xây dựng hệ quản trị cơ sở dữ liệu thời gian thực
  4. NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI 1. Nội dung và các yêu cầu cần giải quyết trong nhiệm vụ đề tài tốt nghiệp - Lập trình NodeJS, AnglurJS, Socket.IO, Express Framework. - Hệ quản trị cơ sở dữ liệu MongoDB - Kết nối NodeJS, Socket.IO với MongoDB 2. Các tài liệu, số liệu cần thiết Sử dụng số liệu thực tế thu thập trên mạng internet 3. Địa điểm thực tập tốt nghiệp
  5. CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Họ và tên : Nguyễn Trịnh Đông Học hàm, học vị : Tiến sĩ Đơn vị công tác : Trường Đại học Quản lý và Công nghệ Hải Phòng Nội dung hướng dẫn : - Lập trình NodeJS, AnglurJS, Socket.IO, Express Framework. - Hệ quản trị cơ sở dữ liệu MongoDB - Kết nối NodeJS, Socket.IO với MongoDB Đề tài tốt nghiệp được giao ngày 12 tháng 10 năm 2020 Yêu cầu phải hoàn thành xong trước ngày 31 tháng 12 năm 2020 Đã nhận nhiệm vụ ĐTTN Đã giao nhiệm vụ ĐTTN Sinh viên Giảng viên hướng dẫn Hải Phòng, ngày tháng năm 2021 TRƯỞNG KHOA
  6. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ----------------------------------------- PHIẾU NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN TỐT NGHIỆP Họ và tên giảng viên: Nguyễn Trịnh Đông Đơn vị công tác: Khoa Công nghệ Thông tin – Trường ĐHQL&CNHP Họ và tên sinh viên: Lê Thành Công Ngành: Công nghệ Thông tin Nội dung hướng dẫn: - Lập trình NodeJS, AnglurJS, Socket.IO, Express Framework. - Hệ quản trị cơ sở dữ liệu MongoDB - Kết nối NodeJS, Socket.IO với MongoDB 1. Tinh thần thái độ của sinh viên trong quá trình làm đề tài tốt nghiệp - Sinh viên chịu khó tìm hiểu kiến thức đã học và liên quan. - Nghiêm túc thực hiện theo yêu cầu của giáo viên. 2. Đánh giá chất lượng của đồ án/khóa luận (so với nội dung yêu cầu đã đề ra trong nhiệm vụ Đ.T. T.N trên các mặt lý luận, thực tiễn, tính toán số liệu…) - Sự ứng dụng Hệ quản trị cơ sở dữ liệu MongoDB để phục vụ như một cơ sở dữ liệu thời gian thực có ý nghĩa thực tế cao. Khóa luận đã trình bày phần kiến thức cơ bản trong Chương 1. Chương 2 trình bày kỹ thuật sử dụng NodeJS và Socket.IO kết nối với cơ sở dữ liệu MongoDB để tạo ra cách thức xử lý dữ liệu theo hướng thời gian thực dựa trên sự phản hồi tức thời của hệ thống sử dụng phương pháp này. Chương 3 thử nghiệm với bài toán quản lý xe công ten nơ để minh họa kỹ thuật. Khóa luận đạt yêu cầu đề ra. 3. Ý kiến của giảng viên hướng dẫn tốt nghiệp Đạt Không đạt Điểm: Hải Phòng, ngày tháng năm 2020 Giảng viên hướng dẫn (Ký và ghi rõ họ tên)
  7. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc ----------------------------------------- PHIẾU NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN CHẤM PHẢN BIỆN Họ và tên giảng viên: ………………………………………………………………..................... Đơn vị công tác: …………………………………………………………………………….. Họ và tên sinh viên: …………………………………… Ngành: .……… .… Đề tài tốt nghiệp: ............................................................................................. 1. Phần nhận xét của giảng viên chấm phản biện ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... 2. Những mặt còn hạn chế ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... ....................................................................................................................... 3. Ý kiến của giảng viên chấm phản biện Được bảo vệ Không được bảo vệ Điểm:.............................. Hải Phòng, ngày tháng năm 2021 Giảng viên chấm phản biện (Ký và ghi rõ họ tên)
  8. LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn các thầy, cô trong khoa Công Nghệ Thông Tin cũng như toàn thể mọi người trong ngôi trường Đại học Dân lập Hải Phòng đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập tại trường cũng như trong thời gian thực hiện đồ án tốt nghiệp. Đặc biệt, em muốn gửi lời cảm ơn tới Thầy Nguyễn Trịnh Đông giảng viên trực tiếp hướng dẫn tận tình chỉ bảo giúp em khắc phục những khó khăn, thiếu sót để có thể hoàn thành các phần trong đồ án tốt nghiệp từ lý thuyết cho tới thực hành sử dụng công cụ. Với hiểu biết tìm tòi của bản thân và sự chỉ bảo hướng dẫn tận tình của giảng viên em đã cố gắng hoàn thành đồ án một cách tốt nhất có thể nhưng cũng không thể tránh được thiếu sót. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ thầy cô để em có thể nâng cao cũng như bổ sungthêm kiến thức cho bản thân, hoàn thiện đồ án với một kết quả tốt và hoản chỉnh hơn Em xin chân thành cảm ơn! Hải Phòng, ngày tháng năm Sinh viên thực hiện
  9. MỤC LỤC GIỚI THIỆU ....................................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1: KIẾN THỨC NỀN TẢNG ......................................................................... 2 1.1. Đặt vấn đề .............................................................................................................. 2 1.2. Cơ sở dữ liệu hướng tài liệu................................................................................. 2 1.3. Giao thức HTTP ....................................................................................................... 3 1.3.1 Giới thiệu HTTP ................................................................................................... 3 1.3.2. Lịch sử phát triển ................................................................................................. 3 1.3.3. Nguyên lý hoạt động của HTTP ...................................................................... 4 1.3.4. Uniform Resource Locator (URL) .................................................................. 4 1.3.5. Giao thức TCP/IP ............................................................................................ 5 1.4. Giao thức HTTP 2.0 ................................................................................................. 6 1.4.1. Giới thiệu HTTP 2.0 ............................................................................................ 6 1.4.2. Nguyên lí hoạt động ............................................................................................ 6 1.5. WebSocket ................................................................................................................ 9 1.5.1. Giới thiệu Socket ............................................................................................. 9 1.5.2. Nguyên lí hoạt động của Socket .......................................................................... 9 1.5.3. Phân loại Socket ................................................................................................ 10 1.5.4. Giới thiệu Web Socket ...................................................................................... 12 1.5.5. Cấu trúc của Web Socket .................................................................................. 12 1.5.6. Các thuộc tính của WebSocket .......................................................................... 13 1.5.7. Các sự kiện WebSocket ..................................................................................... 14 1.5.8. Các phương thức của WebSocket...................................................................... 15 1.6. MongoDB ................................................................................................................ 16 1.6.1. Giới thiệu MongoDB ......................................................................................... 16 1.6.2. Một số câu lệnh cơ bản trên MongoDB ............................................................ 16 1.6.3. Ưu điểm của MongoDB .................................................................................... 17 1.6.4. Nhược điểm của MongoDB .............................................................................. 18 1.6.5. Các ứng dụng cần MongoDB ............................................................................ 18 1.7. NodeJs ..................................................................................................................... 19 1.7.1. Giới thiệu ........................................................................................................... 19 1.7.2. Những ứng dụng nên viết bằng Nodejs ............................................................. 19 1.7.3. Cài đặt NodeJs ................................................................................................... 19
  10. 1.8. Express .................................................................................................................... 21 1.8.1. Giới thiệu Express ............................................................................................. 21 1.8.2. Cài đặt Express .................................................................................................. 21 1.9. Resful API ............................................................................................................... 22 1.9.1. Giới thiệu RestFul API ...................................................................................... 22 1.9.2. Đặc điểm của Resful API .................................................................................. 22 1.10. Angurlar Js ........................................................................................................... 23 1.10.1. Giới thiệu Angular ........................................................................................... 23 1.10.2. Các tính năng cơ bản ....................................................................................... 23 CHƯƠNG 2: KẾT HỢP NODEJS VỚI MONGODB .................................................. 25 2.1 Cơ sở dữ liệu thời gian thực .............................................................................. 25 2.1.1 Giới thiệu về cơ sơ dữ liệu thơi gian thực ..................................................... 25 2.1.2 So sánh cơ sở dữ liệu thời gian thực và cơ sở dữ liệu truyền thống.............. 26 2.1.3 Một số ứng dụng ............................................................................................ 26 2.2 Sử dụng MongoDB như cơ sở dữ liệu thời gian thực với NodeJS ................. 27 2.2.1 Thư viện SocketIO ........................................................................................ 27 2.2.2 So sánh MongoDb với Firebase .................................................................... 28 2.3 Sử dụng thư viện SocketIO xây dựng ứng dụng cơ sở dữ liệu thời gian thực 32 2.3.1 Thiết lập cấu hình .......................................................................................... 32 CHƯƠNG 3: THỬ NGHIỆM HỆ THỐNG ................................................................... 36 3.1 Phát biểu bài toán ............................................................................................... 36 3.2. Xác định yêu cầu của hệ thống .......................................................................... 36 3.2.1. Yêu cầu phi chức năng .................................................................................. 36 3.2.2. Yêu cầu chức năng: ....................................................................................... 37 3.3. Xác định các tác nhân, các UC sử dụng và biểu đồ UC .................................. 37 3.3.1. Các tác nhân .................................................................................................. 37 3.3.2. Các UseCase sử dụng .................................................................................... 37 3.4. Biểu đồ các use case ............................................................................................ 39 3.4.1. Biểu đồ use case tổng quát ............................................................................ 39 3.4.2. Biểu đồ Use case đăng nhập .......................................................................... 40 3.4.3. Biểu đồ Use case quản lý lái xe ......................................................................... 41 3.4.4. Biểu đồ Use case quản lý đầu xe ....................................................................... 42 3.4.5. Biểu đồ Use case quản lý mooc xe .................................................................... 43 3.4.6. Biểu đồ use case quản lý tuyến đường .............................................................. 44
  11. 3.4.7. Biểu đồ use case quản lý lệnh điều xe ............................................................... 45 3.4.8. Biểu đồ use case quản lý điều khiển xe ............................................................. 46 3.5. Biểu đồ tuần tự ....................................................................................................... 47 3.5.1. Biểu đồ tuần tự chức năng đăng nhập ............................................................... 47 3.5.2. Biểu đồ tuần tự cho chức năng thêm lái xe ....................................................... 48 3.5.3. Biểu đồ tuần tự cho chức năng sửa lái xe .......................................................... 48 3.5.4. Biểu đồ tuần tự cho chức năng xóa lái xe.......................................................... 49 3.5.5. Biểu đồ tuần tự cho chức năng thêm tuyến đường ............................................ 50 3.5.6. Biểu đồ tuần tự cho chức năng sửa tuyến đường .............................................. 50 3.5.7. Biểu đồ tuần tự cho chức năng xóa tuyến đường .............................................. 51 3.5.8. Biểu đồ tuần tự cho chức năng thêm đầu xe...................................................... 51 3.5.9. Biểu đồ tuần tự cho chức năng sửa đầu xe ........................................................ 52 3.5.10. Biểu đồ tuần tự cho chức năng xóa đầu xe ...................................................... 53 3.5.11. Biểu đồ tuần tự cho chức năng thêm mooc xe ................................................ 53 3.5.12. Biểu đồ tuần tự cho chức năng sửa mooc xe ................................................... 54 3.5.13. Biểu đồ tuần tự cho chức năng xóa mooc xe ................................................... 55 3.5.14. Biểu đồ tuần tự cho chức năng thêm lệnh điều xe........................................... 55 3.5.15. Biểu đồ tuần tự cho chức năng sửa lênh điều xe ............................................. 56 3.5.16. Biểu đồ tuần tự cho chức năng xóa lệnh điều xe ............................................. 57 3.5.17. Biểu đồ tuần tự cho chức năng thêm điều khiển xe......................................... 57 3.5.18. Biểu đồ tuần tự cho chức năng sửa điều khiển xe ........................................... 58 3.6. Biểu đồ lớp........................................................................................................... 60 3.7. Xây dựng cơ sở dữ liệu ....................................................................................... 60 3.7.1. Bảng “Laixe” ..................................................................................................... 60 3.7.2. Bảng “Dauxe” .................................................................................................... 60 3.7.2. Bảng “Moocxe” ................................................................................................. 61 3.7.3. Bảng “Tuyenduong” .......................................................................................... 61 3.7.4. Bảng “Lenhdieuxe” ........................................................................................... 61 3.7.4. Bảng “Dieukhienxe” .......................................................................................... 61 3.8. Giao diện chương trình ...................................................................................... 62 3.8.1. Giao diện danh sách đầu xe ............................................................................... 62 3.8.2. Giao diện danh sách mooc xe ............................................................................ 62 3.8.3. Giao diện danh sách lái xe ................................................................................. 63 3.8.4. Giao diện danh sách tuyến đường ..................................................................... 63
  12. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Từ đầy đủ Diễn giải HTTP là giao thức truyền tải siêu văn bản. Đây là giao thức tiêu chuẩn cho World Wide Web (www) để truyền tải dữ liệu dưới HTTP Hypertext Transfer Protocol dạng văn bản, âm thanh, hình ảnh, video từ Web Server tới trình duyệt web của người dùng và ngược lại. URL là địa chỉ tài nguyên của một URL Uniform Resource Locator web HTML là một ngôn ngữ đánh dấu được thiết kế ra để tạo nên các HTML Hypertext Markup Language trang web trên World Wide Web. Cùng với CSS và JavaScript TCP/IP là một bộ giao thức trao Transmission Control đổi thông tin được sử dụng để TCP/IP Protocol/ Internet Protocol truyền tải và kết nối các thiết bị trong mạng Internet W3C World Wide Web Consutirum W3C là một quy chuẩn thiết kế chung được rất nhiều nhà thiết kế web sử dụng như thước đo đánh giá mức độ hoàn thiện của những website đó. RFC Request For Comment RFC là tập hợp những tài liệu về kiến nghị, đề xuất và những lời bình luận liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến công nghệ, nghi thức mạng INTERNET OSI Open Systems Interconnection OSI là một thiết kế dựa vào Reference Model nguyên lý tầng cấp, lý giải một cách trừu tượng kỹ thuật kết nối truyền thông giữa các máy tính và thiết kế giao thức mạng giữa chúng
  13. DANH SÁCH CÁC HÌNH Hình 1. 1: Nguyên lý hoạt động của HTTP .....................................................................4 Hình 1. 2: Kiến trúc giao thức TCP/IP so với OSI ..........................................................5 Hình 1. 3: Sơ đồ hoạt động của Socket trong việc truyền nhận dữ liệu ..........................9 Hình 1. 4: Stream Socket ...............................................................................................10 Hình 1. 5: Datagram Socket ..........................................................................................11 Hình 1. 6: Sơ đồ hoạt động của WebSockets ................................................................12 Hình 1. 7: So sánh thời gian chèn dữ liệu của MongoDB với SQL ..............................18 Hình 1. 8: Trang chủ NodeJS ........................................................................................20 Hình 1. 9: Chọn file cài đặt ...........................................................................................20 Hình 1. 10:Chọn file cài đặt ..........................................................................................21 Hình 2. 1: Minh họa kiễn trúc cơ sở dữ liệu thời gian thực ..........................................26 Hình 3. 1: Biểu đồ Use Case tổng quát .........................................................................39 Hình 3. 3: Biểu đồ Use Case đăng nhập ........................................................................40 Hình 3. 4: Biểu đồ Use Case quản lý xe ........................................................................41 Hình 3. 5: Biểu đồ Use case quản lý mooc xe ...............................................................43 Hình 3. 6: Biểu đồ Use case quản lý tuyến đường ........................................................44 Hình 3. 7: Biểu đồ Use case quản lý tuyến đường ........................................................45 Hình 3. 8: Biểu đồ Use case quản lý điều khiển xe .......................................................46 Hình 3. 9: Biểu đồ tuần tự chức năng đăng nhập ..........................................................47 Hình 3. 10: Biểu đồ tuần tự chức năng thêm lái xe: ......................................................48 Hình 3. 11: Biểu đồ tuần tự chức năng sửa lái xe .........................................................48 Hình 3. 12: Biểu đồ tuần tự chức năng xóa lái xe .........................................................49 Hình 3. 13: Biểu đồ tuần tự chức năng thêm tuyến đường ...........................................50 Hình 3. 14: Biểu đồ tuần tự chức năng sửa tuyến đường ..............................................50 Hình 3. 15: Biểu đồ tuần tự chức năng xóa tuyến đường ..............................................51 Hình 3. 16: Biểu đồ tuần tự chức năng thêm đầu xe .....................................................51 Hình 3. 17: Biểu đồ tuần tự chức năng sửa đầu xe ........................................................52 Hình 3. 18: Biểu đồ tuần tự chức năng xóa đầu xe .......................................................53 Hình 3. 19: Biểu đồ tuần tự chức năng thêm mooc xe ..................................................53 Hình 3. 20: Biểu đồ tuần tự chức năng sửa mooc xe.....................................................54 Hình 3. 21: Biểu đồ tuần tự chức năng xóa mooc xe ....................................................55 Hình 3. 22: Biểu đồ tuần tự chức năng thêm lệnh điều xe ............................................55 Hình 3. 23: Biểu đồ tuần tự chức năng sửa lệnh điều xe ...............................................56 Hình 3. 24: Biểu đồ tuần tự chức năng xóa lệnh điều xe ..............................................57 Hình 3. 25: Biểu đồ tuần tự chức năng thêm điều khiển xe ..........................................57 Hình 3. 26: Biểu đồ tuần tự chức năng sửa điều khiển xe .............................................58 Hình 3. 27: Biểu đồ tuần tự chức năng xóa điều khiển xe ............................................59 Hình 3. 28: Biểu đồ cơ sở dữ liệu ..................................................................................60 Hình 3. 29: Giao diện danh sách đầu xe ........................................................................62 Hình 3. 30: Giao điện danh sách mooc xe .....................................................................62 Hình 3. 31: Giao diện danh sách lái xe ..........................................................................63 Hình 3. 32: Giao diện dánh sách tuyến đường ..............................................................63
  14. DANH SÁCH CÁC BẢNG Bảng 1. 1 : Bảng thuộc tính của WebSocket .................................................................13 Bảng 1. 2: Bảng các sự kiện WebSocket .......................................................................14 Bảng 1. 3: Bảng phương thức của WebSocket ..............................................................15 Bảng 1. 4: Bảng câu lệnh cơ bản trên MongoDB..........................................................17 Bảng 2. 1: So sánh thành phần MongoDB với Firebase ...............................................31 Bảng 3. 1: Bảng use case đăng nhập .............................................................................37 Bảng 3. 2: Bảng use case quản lý đầu xe ......................................................................37 Bảng 3. 3: Bảng use case của quản lý mooc xe .............................................................37 Bảng 3. 4: Bảng use case của quản lý tuyến đường .....................................................37 Bảng 3. 5: Bảng use case quản lý lệnh điều xe .............................................................38 Bảng 3. 6: Bảng use case quản lý lái xe .......................................................................38 Bảng 3. 7: Bảng use case quản lý điều khiển xe ...........................................................38 Bảng 3. 8: Bảng đặc tả use case đăng nhập ...................................................................40 Bảng 3. 9: Bảng đặc tả use case quản lý lái xe ..............................................................41 Bảng 3. 10: Biểu đồ Use Case quản lý đầu xe ..............................................................42 Bảng 3. 11: Bảng đặc tả use case quản lý đầu xe ..........................................................42 Bảng 3. 12: Bảng đặc tả use case Quản lý mooc xe ......................................................43 Bảng 3. 13: Bảng đặc tả use case quản lý tuyến đường ................................................44 Bảng 3. 14: Bảng đặc tả use case Lệnh điều xe ............................................................45 Bảng 3. 15: Bảng đặc tả use case lệnh điều khiển xe ....................................................46 Bảng 3. 16: Bảng dữ liệu lái xe .....................................................................................60 Bảng 3. 17: Bảng dữ liệu đầu xe ...................................................................................60 Bảng 3. 18: Bảng dữ liệu tuyến đường ..........................................................................61 Bảng 3. 19: Bảng dữ liệu lệnh điều xe .........................................................................61 Bảng 3. 20: Bảng dữ liệu điều khiển xe ........................................................................61
  15. GIỚI THIỆU Hiện nay, tốc độ khoa học phát triển rất nhanh, đặc biệt trong lĩnh vực Công nghệ Thông tin. Các yêu cầu của các hệ thống phần mềm cần phát triển nhanh, chất lượng tốt, chi phí giá thành giảm, v.v. Lựa chọn hệ quản trị cơ sở dữ liệu là một trong những yếu tố dẫn đến thành công của dự án. Tuy nhiên mỗi loại cơ sở dữ liệu lại có ưu nhược điểm khác nhau, tuy vào bài toán để chọn cơ sở dữ liệu phù hợp. Để đáp ứng yêu tố nhanh, và tức thời trong hệ thống phần mềm, người ta sẽ chọn giải pháp sử dụng cơ sở dữ liệu thời gian thực. Nhưng loại cơ sở dữ liệu này có chi phí vận hành lớn, trong khi đó nhiều dự án chỉ có nguồn kinh phí hạn hẹp. Dựa trên những hệ quản trị cơ sở dữ liệu hiện tại, MongoDB là một trong những hệ quản trị cơ sở dữ liệu mạnh, mã nguồn mở, tương thích với nhiều hệ điểu hành như Windows, Ubuntu, CentOS, v.v. Kết hợp với sự nâng cấp của engine JavaScript phiên bản v8, và platform NodeJS do Google phát triển đã tạo ra bước đột phá cho phép tạo ra nhiều cách cải tiến hiệu năng hệ thống phần mềm. Sự cải thiện tốc độ xử lý và truyển tải dữ liệu nhờ sự nâng cấp lên thành phiên bản HTTP/2.0 năm 2015 làm cho việc phát triển phần mềm trên nền Web ngày càng hiệu quả. Trên cơ sở các công nghệ phát triển và hướng sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu MongoDB có nhiều ưu điểm. Em đã chọn đề tài “Kết hợp NodeJS với MongoDB cho bài toán xây dựng hệ quản trị cơ sở dữ liệu thời gian thực.” với mong muốn tìm hiểu thêm công nghệ mới để áp dụng cho tương lai nghề nghiệp. Khóa luận có các phần chính được trình bày theo trình tự sau: Giới thiệu Chương 1: Kiến thức nền tảng, chương này tổng hợp các kiến thức cơ bản làm cơ sở lý luận cho các chương tiếp theo. Chương 2: Kết hợp NodeJS với MongoDB, trình bày các yếu tố kỹ thuật kết hợp giữa NodeJS với MongoDB để xử lý dữ liệu có tính phản hồi nhanh. Chương 3: Thử nghiệm hệ thống, trình bày phần áp dụng các kiến thức ở các chương trên thử nghiệm với bài toán quản lý vận tải đơn giản. Kết luận 1
  16. CHƯƠNG 1: KIẾN THỨC NỀN TẢNG Chương này trình bày các kiến thức nền tàng, tổng hợp các kiến thức cơ bản làm cơ sở lý luận cho các chương tiếp theo cũng như là các phương pháp tiếp cận để giải quyết đề tài. 1.1. Đặt vấn đề Các hệ thống phần mềm hiện nay đòi hỏi chạy trên đa nền tảng, hiệu quả, tương tác thân thiện với người dùng. Phần mềm phát triển trên nền Web là một trong những loại ứng dụng đáp ứng được các yêu cầu khắt khe đó. Tuy nhiên, các yếu tố quan trọng anh hướng đến hiệu năng của các ứng dụng Web là việc trao đổi dữ liệu dựa trên Internet và cụ thể là trên giao thức HTTP và xử lý dữ liệu trong các hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Do khoa học phát triển, những hạn chế kể trên đã được khắc phục. Giao thức HTTP đã được nâng cấp thành HTTP 2.0 truyền hai chiều (bidirection), các hệ quản trị cơ sở dữ liệu hướng đến xử lý dữ liệu theo thời gian thực, đặc biệt là sự ra đời cảu hệ quản trị cơ sở dữ liệu NoSQL (Not only SQL) đã cải thiện tốc độ xử lý dữ liệu đáng kể. Trong đó điển hình là hệ quản trị cơ sở dữ liệu MongoDB. MongoDB là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu hướng tài liệu. Nghĩa là dữ liệu không chỉ chứa trong các bảng như cơ sở dữ liệu quan hệ mà được lưu trữ ở dạng JSON. Điều này giúp cho việc truy cập và xử lý nhanh hơn rất nhiều so với các hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ. Trong chương này, khóa luận trình bày kiến thức nền tảng liên quan để làm cơ sở cho các nội dung tiếp theo 1.2. Cơ sở dữ liệu hướng tài liệu Cơ sở dữ liệu hướng tài liệu (Document Oriented Database) là cơ sở dữ liệu lưu trữ dữ liệu một cách tự do không theo một lược đồ nhất định. Mỗi bản ghi không cần phải có cấu trúc cố định, các bản ghi khách nhau có thể có nhiều cột khách nhau. Loại dữ liệu trong mỗi cột bản ghi cũng có thể khác nhau. Một cột có thể có nhiều hơn một mảng và các bản ghi có thể có cấu trúc lồng nhau. Dữ liệu được đóng gói thành từng tài liệu, tài liệu có thể lưu dưới dạng JSON, XML, v.v. Ví dụ: { “_id”: ObjectId("5fe87df4ccac7508fc2c52a4") “name: “Roanldo” “position”: “striker” } 2
  17. Bob Smith (123) 555-0178 (890) 555-0133 Home 123 Back St. Boys AR 32225 US Khi phát sinh việc chèn dữ liệu, tức là thêm một trường mới thì ta chỉ cần bổ sung một trường vào đối tượng JSON/XML là được chứ nó không cố định như số cột trong bảng của cơ sở dữ liệu quan hệ. Một số hệ quản trị cơ sở dữ liệu hướng tài liệu như MongoDB, CouchDB, Elasticsearch, v.v. 1.3. Giao thức HTTP 1.3.1 Giới thiệu HTTP Giao thức HTTP là một trong các giao thức chuẩn sử dụng để trao đổi dữ liệu trên Internet, giao thức này được dùng để trao đổi thông tin giữa bên cung cấp dịch vụ (Web server) và bên sử dụng dịch vụ (Web client) trong mô hình Client/Server. Giao thức HTTP là một giao thức thuộc tầng ứng dụng, nằm trên cặp giao thức tầng giao vận & tầng mạng là TCP/IP. 1.3.2. Lịch sử phát triển  Giao thức HTTP và chuẩn HTML được Tim Berners-Lee đề xuất vào năm năm 1989 tại CERN và được các tổ chức IETF và World Wide Web Consortium (W3C) công nhận và đã công bố ra hàng loạt các phiên bản RFC (Request for Comments).  Phiên bản đầu tiên của HTTP là HTTP v0.9 được đưa ra năm 1991.  Vào giữa thập niên 90, David Ragger đã tăng tính bảo mật, mở rộng các thẻ meta-rich decription và thêm các phương thức khác cung với các trường header nhằm mục đích biểu diễn được đa dạng các loại dữ liệu.  Giao thức HTTP từ lúc công bố đến nay đã trải qua nhiều phiên bản 1.x (1.0, 1.1, 1.2,1.3), đến ngày nay là phiên bản 2.x. 3
  18.  HTTP/2 được công bố trong bản RFC 7540 vào tháng 7 năm 2015. [TL1] 1.3.3. Nguyên lý hoạt động của HTTP Hình 1. 1: Nguyên lý hoạt động của HTTP Header: Chứa các thông tin về địa chỉ xuất phát của gói, địa chỉ đích đến và các thông tin như loại dữ liệu, dung lượng dữ liệu. Payload: Chứa các gói dữ liệu cần được truyền tải. Footer: Chứa các thông tin dùng để phát hiện và chỉnh sửa lỗi trong quá trình truyền. Các hệ thống sử dụng giao thức HTTP hoạt động theo nguyên lý Client – Server. Theo nguyên lý này các thiết bị đóng vai trò làm máy khách (Client) sẽ gửi yêu cầu đến máy chủ (Server) và chờ đợi phản hồi thông tin từ máy chủ. Giao thức HTTP là một giao thức phi trạng thái (stateless protocol). Hay nói cách khác, yêu cầu hiện tại (request) không biết những gì đã xảy ra trong yêu cầu trước đó. HTTP cho phép tạo các yêu cầu gửi và nhận các kiểu dữ liệu, do đó cho phép xây dựng hệ thống độc lập với dữ liệu được truyển. 1.3.4. Uniform Resource Locator (URL) Một URL (Uniform Resource Locator) được sử dụng để xác định duy nhất một tài nguyên trên Web. Một URL có cấu trúc như sau: Protocol://hostname:port/path-and-file-name Trong một URL có 4 thành phần: - Protocol: giao thức tầng ứng dụng được sử dụng bởi client và server - Hostname: tên DNS domain - Port: Cổng TCP để server lắng nghe request từ client - Path-and-file-name: Tên và vị trí của tài nguyên yêu cầu 4
  19. 1.3.5. Giao thức TCP/IP Hình 1. 2: Kiến trúc giao thức TCP/IP so với OSI Các giao thức được phân chia thành các tầng, Trong đó TCP/IP có 4 tầng mỗi tầng lại sử dụng các giao thức ở tầng dưới để đạt đc mục đích của mình.  Layer 1: Network Access Layer Network Access Layer: Quy ước về cách thức dữ liệu được gửi qua mạng bởi các thiết bị phần cứng trực tiếp giao tiếp với môi trường mạng, chẳng hạn như cáp đồng trục, cáp quang hay dây đồng xoắn đôi. Các giao thức bao gồm trong Network Access Layer là Ethernet, Token Ring, FDDI, X.25, Frame Relay…  Layer 2: Internet Layer Internet Layer: Đóng gói dữ liệu vào các gói chúng lại dưới dạng các gói tin thông giao thức Internet Protocol, chứa địa chỉ nguồn và đích (địa chỉ logic hoặc địa chỉ IP) được sử dụng để chuyển tiếp các gói tin giữa các máy chủ và qua các mạng. Mục đích của Transport Layer là cho phép các thiết bị trên máy chủ nguồn và đích đến trao đổi dữ liệu. Transport Layer sẽ xác định mức độ service và trạng thái của kết nối được sử dụng khi vận chuyển dữ liệu.  Layer 3: Transport Layer Mục đích của Transport Layer là cho phép các thiết bị trên máy chủ nguồn và đích đến trao đổi dữ liệu với nhau. Service và trạng thái kết nối được sử dụng khi vận chuyển sẽ được Transport Layer xác định mức độ nào Khi dùng trình duyệt truy cập Web bạn sẽ thường gặp các thông báo lỗi khác nhau như sau: - Lỗi 404 hay Http 404 tức là lỗi không tồn tại địa chỉ bạn đang truy cập - Lỗi 401: lỗi này bạn truy cập vào nơi yêu cầu xác thực, nhưng không vượt qua được sẽ có lỗi này. 5
  20. - Lỗi 500: lỗi này thường do Web server mà bạn truy cập bị lỗi nên không thể truy cập vào được. - Ngoài ra Http 200 tức là bạn truy cập thành công. 1.4. Giao thức HTTP 2.0 1.4.1. Giới thiệu HTTP 2.0 HTTP/2 là cuộc cách mạng giao thức truyền siêu văn bản (Hypertext Transfer Protocol) (HTTP) mới nhất tính đến thời điểm này. HTTP là giao thức mạng được sử dụng để yêu cầu và nhận page cùng dữ liệu trên môi trường World Wide Web. Công nghệ mới này đang dần thay thế chuẩn HTTP/1.1 đã được sử dụng rộng rãi trong hơn hai thập kỷ gần đây 1.4.2. Nguyên lí hoạt động HTTP/1.1 đã ra đời gần 20 năm và với các ứng dụng web (web application) như hiện nay, giao thức này đang trở nên lạc hậu. HTTP/2.0 ra đời với rất nhiều những nâng cấp. Ghép kênh (Multiplexed) HTTP có một vấn đề gọi là head-of-line blocking, chỉ có phép được thực hiện với mỗi kết nối. HTTP/1.1 đã cố gắng giải quyết vấn đề này bằng các luồng song song (pipelining), nhưng không thể giải quyết triệt để (ví dụ một truy vấn mà bị lỗi không nhận được phản hồi sẽ làm gián đoạn toàn bộ các truy vấn tiếp theo). Hơn nữa, cơ chế luồng song song (pipelining) cũng rất phức tạp trong vận hành bởi vì cần phải xử lý các truy vấn thật cẩn thận mới đảm bảo được phản hồi tương ứng với truy vấn. Client buộc phải sử dụng một cách chuẩn đoán để xác định cần gửi truy vấn nào vào kết nối nào. Vì thông thường, một trang web cần tới 10 (có thể hơn) các kết nối, nên hiệu suất có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng khi có những truy vấn lỗi. Multiplexing giải quyết vấn đề này bằng cách cho phép nhiều truy vấn và phản hồi cùng một lúc. Về phía client, chỉ cần một kết nối đến máy chủ là có thể tải toàn bộ dữ liệu cần thiết. Chính cơ chế gửi và nhận dữ liệu của HTTP/2.0 giúp nó dễ dàng triển khai multiplexing. Theo đó, HTTP/2.0 cho phép client và server chia nhỏ dữ liệu thành các frame hoàn toàn độc lập với nhau. Chúng có thể được gửi và nhận song song, xen kẽ nhau và ghép nối lại thành những thông điệp hoàn chỉnh tại đích đến. Điều này giúp việc gửi và nhận dữ liệu cực kỳ hiệu quả mà không hề gặp phải head-of- line blocking như HTTP/1.1 vì các frame hoàn toàn độc lập với nhau. 6

nguon tai.lieu . vn