Hướng dẫn dùng brake.migration trong PHP

Xin chào nhị vị huynh đệ! Trong bài viết này mình xin giới thiệu đến các bạn 1 tính năng khá quan trọng trong Laravel, đó chính là Migration. Để xây dựng một project, trước tiên chúng ta phải xây dựng cơ sở dữ liệu cùng với dữ liệu mẫu để phục vụ cho quá trình phát triển chức năng cho project. Đối với php thông thường, bạn phải truy cập vào 1 hệ quản trị cơ sở dữ liệu nào đó để tạo CSDL bằng câu lệnh SQL hoặc bằng giao diện. Nhưng cách này khá là thủ công và bất tiện đối với 1 project có nhiều thành viên tham gia phát triển. Vậy để giải quyết vấn đề này Laravel đã cung cấp Migration và Seeder. Bài viết này mình sẽ chỉ nói về Migration để tìm hiểu kỹ hơn về Seeder có thế tham khảo Tại đây.

Nội dung chính

  • I-Thế nào là migration?
  • II-Cấu hình database.
  • 1.Cấu hình ở local.
  • 2.Cấu hình production.
  • III-Sử dụng
  • 1.Cách tạo file migration
  • Cách 1: Tạo thủ công bằng cách vào database/migrations tạo mới 1 file.
  • Cách 2: Tạo bằng câu lệnh command line
  • 2.Cách chạy file migration
  • IV-Kết luận
  • V-Tài liệu tham khảo

I-Thế nào là migration?

Ta có thể hiểu Migration như 1 version control của database. Một tính năng giúp quản lý tất cả các phiên bản của database. Cho phép bạn thay đổi database, thay đổi trạng thái database. Giúp quản lý database 1 cách dễ dàng.

II-Cấu hình database.

Muốn sử dụng được migration thì chúng ta phải cấu hình để Laravel có thể kết nối tới database. Laravel cung cấp 2 file cấu hình:

  • Cấu hình trong file /.env [Thường sử dụng ở localhost]

  • Cấu hình trong /config/database.php [Cấu hình thêm để chạy khi sản phẩm đã đưa thành production]

Sau đây mình sẽ giới thiệu qua về cách cấu hình. Để các ban nắm sơ qua và sau này có thể áp dụng khi cần thiết.

1.Cấu hình ở local.

Để cấu hình database ở local. Chúng ta vào file .env và thiết lập cài đăt như sau:

  • name-host : bạn điền vào tên host, ở đây là localhost.
  • name-database : bạn điền vào tên database mà bạn đã tạo.
  • username-db : bạn điền vào username dùng để đăng nhập db, ở đây thường là root [mặc định đối với wamp hoặc xampp].
  • password-db : bạn điền vào password dùng để đăng nhập db, ở đây thường là rỗng [mặc định đối với wamp hoặc xampp].
APP_ENV=local
APP_DEBUG=true
APP_KEY=jnGIndjFo8F1i3PhgSfzodig50YoS4pc
 
DB_HOST=name-host
DB_DATABASE=name-db
DB_USERNAME=username-db
DB_PASSWORD=password-db
 
CACHE_DRIVER=file
SESSION_DRIVER=file

2.Cấu hình production.

Thiết lập cấu hình trong file config/database.php.

Chủ Đề