Hướng dẫn dùng queue pop trong PHP

Chào ace, bài này chúng ta sẽ tìm hiểu về Priority Q ueue – Hàng đợi ưu tiên trong series tự học về cấu trúc dữ liệu(CTDL) và giải thuật, sau đây cafedev sẽ giới thiệu và chia sẻ chi tiết(khái niệm, độ phức tạp, ứng dụng của nó, code ví dụ…) về nó thông qua các phần sau.

Nội dung chính

  • 2. Sử dụng Heaps
  • 3. Các ứng dụng của Priority Queue
  • Dẫn nhập
  • Bài toán đặt ra
  • Ý tưởng
  • Tổng quan về Priority Queue
  • Khái niệm
  • Các phương thức cơ bản
  • Xây dựng các phép toán
  • Độ phức tạp
  • Kết luận
  • Thảo luận

Priority Queue – Hàng đợi ưu tiên là một giải pháp mở rộng của Queue – Hàng đợi, với các thuộc tính sau:

– Mọi phần tử đều được gắn liền với một độ ưu tiên

– Một phần tử có độ ưu tiên cao sẽ được dequeued (xóa khỏi Priority Queue) trước một phần tử có độ ưu tiên thấp

– Nếu hai phần tử có cùng độ ưu tiên, lúc này việc phần tử nào được xử lý trước sẽ phụ thuộc vào thứ tự của chúng ở trong Priority Queue.

Trong Priority Queue dưới đây, phần tử có giá trị ASCII lớn nhất sẽ có độ ưu tiên cao nhất.

Hướng dẫn dùng queue pop trong PHP

Một Priority Queue điển hình/thông thường sẽ hỗ trợ các thao tác xử lý dữ liệu sau:

– insert(item, priority): Chèn thêm một phần tử với độ ưu tiên cụ thể

– getHighestPriority(): Trả về phần tử có độ ưu tiên cao nhất

– deleteHighestPriority(): Xóa đi/loại bỏ đi phần tử có độ ưu tiên cao nhất.

  • 1. Cách cài đặt Priority Queue – Hàng đợi ưu tiên
  • 2. Sử dụng Heaps
  • 3. Các ứng dụng của Priority Queue

1. Cài đặt Priority Queue bằng Array – Mảng một chiều

Có thể cài đặt Priority Queue đơn giản bằng một mảng một chiều chứa các phần tử có cấu trúc giống như struct sau đây:

struct item {

   int item;

   int priority;

}

– Thao tác insert() có thể được cài đặt bằng cách chèn thêm một phần tử vào cuối mảng trong khoảng thời gian là O(1).

– getHighestPriority() có thể được cài đặt bằng cách tìm kiếm tuyến tính phần tử có độ ưu tiên cao nhất trong mảng. Thao tác này tốn O(n) thời gian.

– deleteHighestPriority() có thể được cài đặt bằng cách đầu tiên tìm kiếm tuyến tính phần tử có độ ưu tiên cao nhất trong mảng, sau đó loại bỏ phần tử ấy ra khỏi mảng bằng cách di chuyển tất cả các phần tử nằm sau nó lùi lại một đơn vị vị trí.

Chúng ta cũng có thể sử dụng Linked List để cài đặt Priority Queue, độ phức tạp về thời gian của tất cả các phép xử lý dữ liệu với Linked List vẫn sẽ giống như khi dùng mảng một chiều. Lợi thế của việc sử dụng Linked List đó là hàm deleteHighestPriority() có thể sẽ hiệu quả hơn vì chúng ta không cần phải dịch chuyển lùi lại các phần tử nữa.

2. Sử dụng Heaps

Cấu trúc dữ liệu Heap thường được ưu tiên sử dụng để cài đặt Priority Queue bởi vì Heap cung cấp hiệu năng tốt hơn khi so với mảng hay Linked List.

– Trong một Binary Heap, hàm getHighestPriority() có thể được cài đặt để có độ phức tạp thời gian là O(1), hàm insert() có thể được cài đặt với độ phức tạp thời gian là O(Logn) và hàm deleteHighestPriority() cũng có thể được cài đặt để có độ phức tạp thời gian là O(Logn).

– Với Fibonacci Heap, hàm insert() và hàm getHighestPriority() có thể được cài đặt với độ phức tạp về thời gian là O(1), và hàm deleteHighestPriority() có thể được cài đặt với độ phức tạp về thời gian là O(Logn).

3. Các ứng dụng của Priority Queue

1. Lập lịch CPU

2. Các Grapth algorithms – thuật toán Đồ thị như thuật toán tìm đường đi ngắn nhất Dijkstra, thuật toán Prim tìm cây khung nhỏ nhất, v.v…

3. Tất cả các ứng dụng xếp hàng có liên quan đến mức độ ưu tiên.

Nguồn và Tài liệu tiếng anh tham khảo:

  • w3schools
  • Geeksforgeeks
  • codechef
  • dev.to

Tài liệu từ cafedev:

  • Full series tự học Cấu trúc dữ liệu và giải thuật từ cơ bản tới nâng cao tại đây nha.
  • Ebook về Cấu trúc dữ liệu và giải thuật tại đây.
  • Các series tự học lập trình khác

Nếu bạn thấy hay và hữu ích, bạn có thể tham gia các kênh sau của cafedev để nhận được nhiều hơn nữa:

  • Group Facebook
  • Fanpage
  • Youtube
  • Instagram
  • Twitter
  • Linkedin
  • Pinterest
  • Trang chủ

Chào thân ái và quyết thắng!

Đăng ký kênh youtube để ủng hộ Cafedev nha các bạn, Thanks you!

Dẫn nhập

Các bài toán liên quan đến xử lí xâu là một dạng bài khá phổ biến trong lập trình. Ngày hôm nay, chúng ta sẽ đi tìm hiểu về một cấu trúc dữ liệu dạng cây được dùng để xử lí xâu nhé.


Nội dung

Để có thể tiếp thu bài học này một cách tốt nhất, các bạn nên có những kiến thức cơ bản về:

  • Các kiến thức cần thiết để theo dõi khóa học
  • Đồ thị và cây
  • Sắp xếp
  • BFS và DFS

Trong bài học ngày hôm nay, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu về:

  • Priority Queue

Bài toán đặt ra

Cho n ván gỗ có chiều dài lần lượt là  đơn vị độ dài

. Ta có thể ghép hai ván gỗ có chiều dài  và  thành một ván gỗ mới có chiều dài là  và tốn chi phí là . Hỏi chi phí nhỏ nhất để ghép n ván gỗ đã cho thành một ván gỗ duy nhất là bao nhiêu?

Ví dụ:

Input

Output

6

1 2 8 2 7 6

60

Giải thích ví dụ:

  • Đầu tiên ta ghép hai ván gỗ thứ nhất và thứ hai. Khi này, các ván gỗ còn lại có chiều dài là 3 8 2 7 6, chi phí hiện tại là 3
  • Trong các ván gỗ sau khi ghép, ta ghép ván gỗ thứ nhất và thứ ba. Khi này, các ván gỗ còn lại có chiều dài là 5, 8, 7, 6, chi phí hiện tại là 8
  • Trong các ván gỗ sau khi ghép, ta ghép ván gỗ thứ nhất và thứ tư. Khi này, các ván gỗ còn lại có chiều dài là 11, 8, 7, chi phí hiện tại là 19
  • Trong các ván gỗ sau khi ghép, ta ghép ván gỗ thứ hai và thứ ba. Khi này, các ván gỗ còn lại có chiều dài là 11, 15, chi phí hiện tại là 34
  • Ta ghép hai ván gỗ còn lại. Khi này, chỉ còn một ván gỗ cuối cùng có chiều dài 26. Chi phí cuối cùng là 60

Ý tưởng

Để có thể giải quyết bài toán này, chúng ta sẽ phải có nhận xét về chi phí cuối cùng.

Hãy giả sử chúng ta sẽ luôn ghép hai ván gỗ ở vị trí đầu tiên. Hãy xem khi này chi phí cuối cùng sẽ là bao nhiêu nhé!

Các bạn có nhận xét gì về mối quan hệ giữa thứ tự các ván gỗ được chọn và kết quả cuối cùng? Ta thấy các ván gỗ được chọn càng sớm thì hệ số nhân chiều dài của chúng trong tổng cuối cùng càng lớn.

Kể cả khi các bạn ghép ngẫu nhiên chứ không nhất thiết phải chọn hai ván gỗ ở đầu thì nhận xét này vẫn đúng. Các bạn có thể thử ghép ngẫu nhiên với một số lượng ván gỗ nhỏ để thấy được nhận xét này.

Do đó, ta sẽ có ý tưởng sau: Với các ván gỗ còn lại, ta sẽ luôn ưu tiên ghép hai ván gỗ có chiều dài nhỏ nhất.

Vấn đề còn lại là làm sao để chọn ra hai ván gỗ có chiều dài nhỏ nhất hay chính là tìm ra hai phần tử trong mảng có giá trị nhỏ nhất.

Nếu như chỉ code đơn thuần bằng mảng và biến thì code sẽ khá dài dòng và mất thời gian. Do đó, chúng ta cần có cấu trúc dữ liệu để hỗ trợ. Ở đây, cấu trúc dữ liệu chúng ta cần dùng sẽ là Priority Queue.


Tổng quan về Priority Queue

Khái niệm

Priority Queue là một cấu trúc dữ liệu mà các phần tử được quản sẽ có “độ ưu tiên” khác nhau gắn với từng phần tử. Phần tử có thứ tự ưu tiên cao hơn trong Priority Queue sẽ được xếp lên trước và truy vấn trước.

Đơn giản hơn, Priority Queue là một cấu trúc cho phép nó tự động sắp xếp các phần tử của nó.

Một Priority Queue sẽ có các chức năng cơ bản sau:

  • Thêm một phần tử vào tập quản
  • Xóa bỏ phần tử có ưu tiên cao nhất
  • Lấy ra phần tử có ưu tiên cao nhất

Trong bài học này, mình sẽ không hướng dẫn các bạn xây dựng Priority Queue bằng tay mà sẽ sử dụng thư viện có sẵn của C++. Có hai do cho việc này:

  • Xây dựng Priority Queue bằng tay tốn thời gian và khá phức tạp
  • Các bạn sẽ không bao giờ cần tùy biến code của Priority Queue mà chỉ tập trung vào chức năng

Khai báo

Thông thường để thêm Priority Queue vào chương trình, chúng ta sẽ thêm thư viện như sau:

#include

Tuy nhiên, ở trong suốt khóa học này mình sẽ sử dụng header sau:

#include

Header này sẽ giúp chúng ta thêm tất cả các thư viện về các cấu trúc dữ liệu mà chúng ta sẽ học trong khóa học này.

Ta sẽ khai báo Priority Queue như sau:

priority_queue <{kiểu dữ liệu}, {class container}, {class compare}> {tên priority_queue};

Trong đó:

  • Container là một đối tượng cho phép lưu trữ các đối tượng khác. Ví dụ như vector, stack, queue, deque, … đều là các class container. Mặc định, vector là container của priority_queue
  • Compare thường sẽ là một phép toán trong thư viện functional. Một số phép toán trong thư viện này là less, greater, less_equal, … Phép toán mặc định trong priority_queueless. Đối với các kiểu dữ liệu mặc định của C++, các phép toán này đã được xây dựng sẵn. Tuy nhiên, với các class hay struct mà người dùng tạo, ta sẽ phải tự định nghĩa các phép toán này. Mình sẽ giới thiệu cách định nghĩa ở phần sau.

Ví dụ:

Ta có thể khai báo như sau:

  • priority_queue<int> pq;

Khi này, phần tử lấy ra ở đầu priority_queue sẽ là số nguyên lớn nhất.

Hoặc ta có thể khai báo:

  • priority_queue<int, vector, greater> pq;

Khi này, phép toán so sánh là greater nên phần tử lấy ra ở đầu priority_queue là số nguyên nhỏ nhất.

Chú ý: Nếu phép toán là less thì phần tử lớn nhất sẽ truy vấn trước, nếu phép toán là greater thì phần tử nhỏ nhất sẽ truy vấn trước. Đừng nhầm lẫn nhé!


Các phương thức cơ bản

Priority Queue trong C++ sẽ có một số phương thức cơ bản sau:

  • push: Thêm phần tử vào priority_queue
  • pop: Loại bỏ phần tử đầu tiên (có độ ưu tiên cao nhất) trong priority_queue
  • top: Trả về giá trị là phần tử đầu tiên (có độ ưu tiên cao nhất) trong priority_queue
  • size: Trả về số nguyên là số phần tử (kích thước) của priority_queue
  • empty: Trả về giá trị bool, true nếu priority_queue rỗng, false nếu priority_queue không rỗng

Ví dụ:

#include
using namespace std;

typedef long long ll;

const int MaxN = 1 + 1e5;

priority_queue pq;

int main(){
    pq.push(1);
    pq.push(5);
    pq.push(3);
    pq.push(4);

    cout << "Phan tu dau tien trong priority queue la: " << pq.top() << endl;

    pq.pop();

    cout << "Phan tu dau tien trong priority queue la: " << pq.top() << endl;
    cout << "Kich thuoc priority queue la: " << pq.size() << endl;

    return 0;
}

Chạy đoạn code trên ta thu được kết quả:


Xây dựng các phép toán

Ở bài Các kiến thức cần thiết để theo dõi khóa học, mình đã giới thiệu về cách định nghĩa các toán tử cho một class trong đó có toán tử so sánh. Nếu các bạn muốn sử dụng phép toán less trong priority_queue, các bạn sẽ cần xây dựng toán tử < cho class. Tương tự, nếu muốn sử dụng phép toán greater, các bạn sẽ cần xây dựng toán tử > cho class. Các phép toán khác các bạn có thể tìm hiểu thêm tuy nhiên đây là hai phép toán được sử dụng phổ biến nhất.

Ví dụ, ta có một class thể hiện phân số như sau:

#include
using namespace std;

class Fraction{
    public:
        int x; // Tử số
        int y; // Mẫu số
        
        Fraction(int _x = 0, int _y = 0){
            x = _x;
            y = _y;
        }
};

int main(){

    return 0;
}

Khi này, để có thể đưa class Fraction vào priority_queue và sử dụng phép toán less, ta sẽ cần toán tử < như sau

#include
using namespace std;

class Fraction{
    public:
        int x; // Tử số
        int y; // Mẫu số

        Fraction(int _x = 0, int _y = 0){
            x = _x;
            y = _y;
        }

        bool operator < (const Fraction &op) const {
            return x * op.y < y * op.x;
        }
};

priority_queue pq;

int main(){
    pq.push(Fraction(1, 2));
    pq.push(Fraction(1, 3));
    pq.push(Fraction(2, 3));

    cout << pq.top().x << "/" << pq.top().y << endl;
    // Output: 2/3

    return 0;
}

Giả sử ta muốn sử dụng phép toán greater, ta sẽ định nghĩa toán tử > như sau

#include
using namespace std;

class Fraction{
    public:
        int x; // Tử số
        int y; // Mẫu số

        Fraction(int _x = 0, int _y = 0){
            x = _x;
            y = _y;
        }

        bool operator > (const Fraction &op) const {
            return x * op.y > y * op.x;
        }
};

priority_queue, greater > pq;

int main(){
    pq.push(Fraction(1, 2));
    pq.push(Fraction(1, 3));
    pq.push(Fraction(2, 3));

    cout << pq.top().x << "/" << pq.top().y << endl;
    // Output: 1/3

    return 0;
}

Độ phức tạp

Các phương thức pop, push của priority_queue sẽ đều tốn độ phức tạp thời gian . Các phương thức khác tốn độ phức tạp thời gian .


Kết luận

  • Qua bài này chúng ta đã nắm về Priority Queue
  • Bài sau chúng ta sẽ tìm hiểu về Disjoint Sets
  • Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Hãy để lại bình luận hoặc góp ý của mình để phát triển bài viết tốt hơn. Đừng quên “Luyện tập – Thử thách – Không ngại khó”.

Thảo luận

Nếu bạn có bất kỳ khó khăn hay thắc mắc gì về khóa học, đừng ngần ngại đặt câu hỏi trong phần bên dưới hoặc trong mục HỎI & ĐÁP trên thư viện Howkteam.com để nhận được sự hỗ trợ từ cộng đồng.