Hướng dẫn học môn thương mại quốc tế

Sách hướng dẫn môn học luật thương mại tập 2

Shopee Mall Assurance

Ưu đãi miễn phí trả hàng trong 7 ngày để đảm bảo bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi mua hàng ở Shopee Mall. Bạn sẽ được hoàn lại 100% số tiền của đơn hàng nếu thỏa quy định về trả hàng/hoàn tiền của Shopee bằng cách gửi yêu cầu đến Shopee trong 7 ngày kể từ ngày nhận được hàng.

Cam kết 100% hàng chính hãng cho tất cả các sản phẩm từ Shopee Mall. Bạn sẽ được hoàn lại gấp đôi số tiền bạn đã thanh toán cho sản phẩm thuộc Shopee Mall và được chứng minh là không chính hãng.

Miễn phí vận chuyển lên tới 40,000đ khi mua từ Shopee Mall với tổng thanh toán từ một Shop là 150,000đ

Chọn loại hàng

[ví dụ: màu sắc, kích thước]

Chi tiết sản phẩm

Nhập khẩu/ trong nước

Gửi từ

HƯỚNG DẪN MÔN HỌC LUẬT THƯƠNG MẠI TẬP 2 Tác giả: Nhiều tác giả Xuất bản: NXB Lao động Nhà phát hành: Dân Hiền Khổ giấy: 14.5 x 20.5 Bìa sách: Bìa mềm Năm xuất bản: 2020 Số trang: 392 trang Luật thương mại là môn học bắt buộc trong chương trình đào tạo đại học chuyên ngành Luật học, chuyên ngành Luật kinh tế, Luật thương mại quốc tế và là môn học quan trọng trong các chương trình đào tạo cử nhân kinh tế,chương trình bồi dưỡng kiến thức pháp lý cho nhà kinh doanh Hầu hết các cơ sở đào tạo luật đều chia môn học Luật thương mại thành 2 phần học, tương ứng với 2 khối kiến thức là pháp luật về Doanh nghiệp và pháp luật về hoạt động thương mại và giải quyết tranh chấp thương mại. Để tạo điều kiện cho người học tiếp thu kiến thức nhanh,hiệu quả,tiết kiệm thời gian đọc,nhóm giảng viên nhiều kinh nghiệm của Bộ môn luật thương mại, trường Đại học Luật Hà Nội đã biên soạn cuốn sách "Hướng dẫn môn học luật thương mại" gồm 2 phần học tương ứng với 2 phần học nói trên Tiếp theo cuốn "Hướng dẫn môn học luật thương mại - tập 1" đã và đang được bạn đọc đón nhận, nhóm tác giả tiếp tục biên soạn cuốn "Hướng dẫn môn học luật thương mại - tập 2" - Đây là bộ sách hướng dẫn môn học luật thương mại theo chương trình tín chỉ lần đầu tiên được ấn hành, bám sát kết cấu chương trình môn học và chương trình đào tạo cử nhân Luật, cử nhân Kinh tế, Luật thương mại quốc tế đang áp dụng tại trường đại học Luật Tập 2 bao gồm 13 chương: - Pháp luật về mua bán hàng hóa trong thương mại - Pháp luật về cung ứng dịch vụ thương mại - Pháp luật về đại diện và môi giới thương mại - Pháp luật về đại lý thương mại và ủy thác mua bán hàng hóa - Pháp luật về khuyến mại, quảng cáo - Pháp luật về dịch vụ Logistics - Pháp luật về đấu giá hàng hóa - Pháp luật về đấu thầu hàng hóa, dịch vụ - Pháp luật về nhượng quyền thương mại - Pháp luật về các hoạt động thương mại khác - Pháp luật về chế tài trong thương mại - Những vấn đề chung về giải quyết tranh chấp thương mại - Thủ tục giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại Xin trân trọng giới thiệu tới bạn đọc cuốn sách này!

Xem tất cả

tuanhoang30032001

Thiết kế bìa:đẹp mịn màng Đối tượng độc giả:hs sv trí thức Sách giao nhanh đẹp còn mới nội dung tốt ủng hộ shop

2022-09-12 19:45

h*****2

CHÀO Hưng Nguyễn .cảm ơn bạn đã tin tưởng và sử dụng sản phẩm của 98WEAR .trong quá trình sử dụng bạn cảm thấy hài lòng với sản phẩm của nhà 98WEAR cho nhà 98WEAR xin 1 đánh giá 5 sao to đùng nhé đó là động lực to lớn để shop cố gắng hơn ạ . Sản phẩm có vấn đề gì đừng ngần ngại nhắn ngay cho nhà 98W

2022-09-10 20:06

c*****8

Sách đóng gói chắc chắn, giao hàng nhanh, sách mới không bị trầy xước hay nhăn nheo Hình ảnh và video chỉ mang tính chất nhận xu

2022-09-20 22:19

Mua ngay

Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.

HƯỚNG DẪN HỌC TẬP MÔN LUẬT THƯƠNG MẠIQUỐC TẾ[có đáp án tham khảo]CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ LUẬT THƯƠNG MẠI QUỐC TẾCÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN1. A2. B3. A4. E5. B6. E7. D8. D9. D-----------------------------------------------------------------------------------------------------CHƯƠNG II: KHÁI QUÁT VỀ TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI [WTO]CÂU HỎI NHẬN ĐỊNH ĐÚNG/SAICác nhận định sau đây đúng hay sai, giải thích ngắn gọn tại sao và nêu cơsở pháp lý.1. Các quyết định của WTO chỉ được thông qua tại Hội nghị Bộ trưởngNhận định SAI.Quyết định về ngân sách thường niên và quy tắc tài chính của WTO thông quatại Đại hội đồng.CSPL: Điều VII Hiệp định Marrakesh.2. Các thành viên của WTO có thể tham gia vào tất cả các cơ quan củaWTO.Nhận định ĐÚNG.WTO là một tổ chức liên chính phủ với các thành viên là chính phủ các quốcgia và vùng lãnh thổ thành viên của tổ chức. Các thành viên cùng tham gia vào cơ1ché điều hành chung của tổ chức. WTO không có bất cứ một cơ quan nào chỉ baogồm một nhóm thành viên cố định có thẩm quyền quyết định các vấn đề của tổ chức.3. Đại hội đồng là cơ quan lãnh đạo chính trị cao nhất của WTO.Nhận định SAI.Cơ quan lãnh đạo cao nhất là Hội nghị bộ trưởng, Đại hội đồng là cơ quanđiều hành cao nhất.4. Kế thừa cách thức ra quyết định từ GATT 1947, trong mọi trường hợp,cơ chế thông qua quyết định của WTO là đồng thuận.Nhận định SAI.Vẫn còn cách thức bỏ phiếu biểu quyết theo đa số nữa.Trừ khi có quy định khác, nếu không thể đạt được một quyết định trên cơ sởđồng thuận, thì vấn đề cần giải quyết sẽ được quyết định bằng hình thức bỏ phiếu.CSPL: khoản 1 Điều IX Hiệp định Marrakesh.5. Một vấn đề cụ thể được xem xét theo nguyên tắc đồng thuận[consensus] chỉ không được thông qua khi 100% thành viên WTO phản đối việcthông qua quyết định đó.Nhận định SAI.Một vấn đề cụ thể được xem xét theo nguyên tắc đồng thuận [consensus] chỉkhông được thông qua nếu có thành viên nào, có mặt tại phiên họp để đưa ra quyếtđịnh, chính thức phản đối quyết định được dự kiến.CSPL: Footnote [1] Hiệp định Marrakesh.6. Giống câu 57. Tất cả thành viên của WTO đều là thành viên của nhóm Hiệp định vềcác biện pháp khắc phục thương mại.Nhận định ĐÚNG.Nhóm Hiệp định về các biện pháp khắc phục thương mại hay còn gọi là nhómHiệp định về các biện pháp phòng vệ thương mại bao gồm: Hiệp định chống bán phágiá, Hiệp định về các biện pháp tự vệ, Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đốikháng. Ba hiệp định này đều là các hiệp định thuộc phụ lục IA của Hiệp địnhMarrakesh – bắt buộc đối với tất cả thành viên của WTO.8. Toàn bộ nội dung của pháp luật WTO đều được quy định trong Hiệpđịnh GATT 1994.Nhận định SAI.Nội dung của pháp luật WTO còn được quy định trong các hiệp định đa biênvà nhiều bên khác như GATS, TRIPS…9. Các hiệp định được liệt kê trong phụ lục của Hiệp định Marrakesh đềuràng buộc tất cả các nước thành viên.2Nhận định SAI.Phụ lục IV Hiệp định Marrakesh quy định 4 hiệp định thương mại nhiều bên=> chỉ ràng buộc thành viên tự nguyện tham gia.11. Khi gia nhập WTO, Việt Nam chỉ phải cam kết tuân thủ mọi Hiệpđịnh thương mại của tổ chức này.Nhận định SAI.Còn lựa chọn thực thi hiệp định nhiều bên hay không.CSPL: Điều II Hiệp định Marrakesh.12. Theo quy định của WTO, các thành viên của WTO là một trong cácbên ký kết GATT 1947 vẫn được quyền duy trì luật, chính sách thương mạikhông phù hợp với các quy định của WTO.Nhận định SAI.Khác với GATT 1947 quy định các thành viên của WTO là một trong các bênký kết GATT 1947 vẫn được quyền duy trì luật, chính sách thương mại không phùhợp với các quy định của GATT, trong WTO các thành viên dù là thành viên sáng lậphay gia nhập đều phải sửa đổi chính sách thương mại, kinh tế phù hợp với các quyđịnh của WTO. Các quốc gia không được phép bảo lưu bất kỳ một điều khoản nàocủa Hiệp định Marrakesh.CSPL: Khoản 4 Điều XVI Hiệp định Marrakesh.13. Các quốc gia có chủ quyền, những vùng lãnh thổ độc lập, các tổ chứcliên chính phủ đều có thể trở thành thành viên của WTO.Nhận định SAI.Chỉ có quốc gia hay vùng lãnh thổ thuế quan riêng biệt hoàn toàn tự chủ trongviệc điều hành các mối quan hệ ngoại thương và các vấn đề khác qui định trong Hiệpđịnh Marrakesh và các Hiệp định Thương mại Đa biên mới có thể gia nhập WTO.Các tổ chức liên chính phủ không thể trở thành thành viên của WTO.CSPL: Khoản 1 Điều XII Hiệp định Marrakesh.14. Chỉ có các quốc gia mới được trở thành thành viên của WTO.Nhận định SAI.Vùng lãnh thổ thuế quan riêng biệt hoàn toàn tự chủ trong việc điều hành cácmối quan hệ ngoại thương và các vấn đề khác qui định trong Hiệp định Marrakesh vàcác Hiệp định Thương mại Đa biên cũng có thể trở thành thành viên WTO.CSPL: Khoản 1 Điều XII Hiệp định Marrakesh.15. Chỉ có các vùng lãnh thổ độc lập trong việc hoạch định chính sáchthương mại, có nền kinh tế thị trường mới được gia nhập WTO.Nhận định SAI.Vùng lãnh thổ được gia nhập WTO chỉ yêu cầu độc lập trong việc hoạch địnhchính sách thương mại, hoàn toàn tự chủ trong việc điều hành các mối quan hệ ngoại3thương và các vấn đề khác qui định trong Hiệp định Marrakesh và các Hiệp địnhThương mại Đa biên chứ không bắt buộc phải có nền kinh tế thị trường.CSPL: Khoản 1 Điều XII Hiệp định Marrakesh.16. Ứng cử viên xin gia nhập WTO phải đàm phán song phương với tất cảthành viên của WTO.Nhận định SAI.Ứng cử viên xin gia nhập WTO không phải đàm phán song phương với tất cảthành viên của WTO mà chỉ đàm phán với thành viên nào yêu cầu đàm phán.17. WTO thừa nhận thành viên sáng lập có nhiều đặc quyền hơn thànhviên gia nhập.Nhận định SAI.Trong khuôn khổ WTO, thành viên sáng lập và thành viên gia nhập có quychế pháp lý bình đẳng [nếu có sự khác nhau trong việc thực hiện nghĩa vụ thươngmại quốc tế là do sự cam kết khác nhau của từng thành viên vào thời điểm gia nhậpWTO. Trong WTO các thành viên dù là thành viên sáng lập hay gia nhập đều phảisửa đổi chính sách thương mại, kinh tế phù hợp với các quy định của WTO.CSPL: Khoản 4 Điều XVI Hiệp định Marrakesh.CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN1. C2. C3. B4. B5. B6. C7. C8. C9. C-----------------------------------------------------------------------------------------------------CHƯƠNG 3: CÁC NGUYÊN TẮC HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨCTHƯƠNG MẠI THẾ GIỚI – WTOCÂU HỎI NHẬN ĐỊNH ĐÚNG, SAI1. Theo quy định của WTO, các quốc gia thành viên không được phép ápdụng các mức thuế xuất khẩu khác nhau lên hàng nhập khẩu tương tự cóxuất xứ từ các thành viên WTO khác.4Nhận định SAI.Các quốc gia thành viên được phép áp dụng các mức thuế xuất khẩu khácnhau lên hàng nhập khẩu tương tự có xuất xứ từ các thành viên WTO khác khithỏa mãn các điều kiện quy định tại khoản 5 Điều XXIV GATT để lập ra một liênminh quan thuế hay khu vực mậu dịch tự do giữa các lãnh thổ thành viên.CSPL: khoản 5 Điều XXIV GATT.2. Thành viên WTO không được phép áp thuế nhập khẩu vượt quá mứctrần đã cam kết.Nhận định SAI.Một số trường hợp Thành viên WTO được phép áp thuế nhập khẩu vượt quámức trần đã cam kết như quy định tại Điều II.2 GATT 1994.3. Điều XX Hiệp định GATT 1994 chỉ ghi nhận ngoại lệ đối với nguyêntắc đối xử tối huệ quốc.Nhận định SAI.Ngoại lệ quy định tại Điều XX Hiệp định GATT 1994 được áp dụng cho tất cảcác quy định trong Hiệp định GATT như đối xử quốc gia….4. Nguyên tắc MFN nhằm tạo ra sự công bằng và bình đẳng giữa hànghóa nhập khẩu và hàng hóa được sản xuất trong nước.Nhận định SAI.Nguyên tắc MFN nhằm tạo ra sự công bằng và bình đẳng giữa hàng hóa nhậpkhẩu giữa các thành viên với nhau. Tạo ra sự công bằng và bình đẳng giữa hànghóa nhập khẩu và hàng hóa được sản xuất trong nước là nội dung của nguyên tắcNT.CSPL: khoản 1 Điều I, khoản 2 Điều 3 GATT 1994.5. Để được hưởng ngoại lệ chung theo Điều 20 GATT 1994, các nước chỉcần chứng minh mình thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm [a]đến điểm [j] Điều 20.Nhận định SAI.Ngoài chứng minh mình thuộc một trong các trường hợp quy định tại điểm [a]đến điểm [j] Điều 20, để được hưởng ngoại lệ chung các nước còn phải chứngminh các biện pháp của mình không theo cách tạo ra công cụ phân biệt đối xử độcđoán hay phi lý giữa các nước có cùng điều kiện như nhau, hay tạo ra một sự hạnchế trá hình với thương mại quốc tế.CSPL: Điều 20 GATT 19946. Một khi khu vực thương mại tự do [FTA] hoặc một liên minh hải quan[Custom Union] được thành lập, thành viên của các liên kết này sẽ đượchưởng ngay ngoại lệ của nguyên tắc MFN theo Điều XXIV GATT 1994.Nhận định SAI.5Khu vực thương mại tự do [FTA] hoặc một liên minh hải quan [CustomUnion] được thành lập phải tuân thủ các điều kiện nội dung [nội biên, ngoại biên]và hình thức quy định tại khoản 5, khoản 7 Điều XXIV Hiệp định GATT thì cácthành viên của liên kết này mới được hưởng ngoại lệ chứ không được hưởngngay.CSPL: Khoản 5, khoản 7 Điều XXIV Hiệp định GATT 1994.BÀI TẬP TÌNH HUỐNGBài tập 11. Quốc gia A có thể dành cho sản phẩm thuốc lá điếu xì gà của B mứcthuế 0% mặc dù mức thuế MFN của A đối với thuốc lá điếu xì gà áp dụngđối với các thành viên WTO là 20% không? Tại sao?Nếu FTA được thành lập giữa A và B đáp ứng các điều kiện quy định tại ĐiềuXXIV GATT 1994 thì được.CSPL: Khoản 5, khoản 7 Điều XXIV Hiệp định GATT 1994.2. Với tư cách là chuyên gia về luật thương mại quốc tế của A, anh/chịhãy tư vấn cho A để bảo vệ quyền lợi của mình.A được quyền ban hành lệnh cấm nhập khẩu sản phẩm xì gà của các doanhnghiệp đến từ B nếu chứng minh bằng các bằng chứng khoa học cho thấy sảnphẩm có hàm lượng khí CO cao hơn mức tiêu chuẩn, khi kết hợp với hemoglobindẫn đến hiện tượng thiếu máu não và góp phần hình thành các mảng xơ vữa độngmạch ở người hút. Ngoài ra, phải chứng minh bất cứ sản phẩm thuốc lá nào từ bấtcứ nước nào có chứa có hàm lượng khí CO cao hơn mức tiêu chuẩn đều bị cấm,không gây hạn chế thương mại trá hình.Nếu chứng minh được các điều trên thì A có thể viện dẫn ngoại lệ quy định tạiĐiều 20.b Hiệp định GATT 1994Bài tập 2.1. B có thể đàm phán những điều kiện thương mại ưu đãi với C trongkhuôn khổ CB – FTA khi C chưa phải là thành viên của WTO không?Có thể. Hiệp định GATT không cản trở việc thành lập một FTA với nhữngđiều kiện thương mại ưu đãi khi C chưa phải thành viên.Nếu FTA giữa B và C không dẫn tới mức thuế cao hơn cũng không tạo ranhững quy tắc chặt chẽ hơn so với mức thuế có hiệu lực vào thời điểm trước khihiệp định được ký kết, dành cho thương mại với các bên ký kết không tham giahiệp định thì B có thể đàm phán những điều kiện thương mại ưu đãi với C.2. Việc áp thuế nhập khẩu 0% đối với hàng điện tử và linh kiện điện tửxuất xứ từ các nước thuộc CB-FTA và áp dụng hạn ngạch đối với hàng nhậpkhẩu xuất xứ từ J có vi phạm Điều I và Điều XI của GATT như J khẳng địnhkhông?6Việc áp thuế nhập khẩu 0% đối với hàng điện tử và linh kiện điện tử xuất xứtừ các nước thuộc CB-FTA là không vi phạm Điều 1 GATT vì mục tiêu của thànhlập FTA là tự do thương mại hơn nữa so với WTO nên áp dụng thuế suất 0% làhợp lý. Tuy nhiên, áp dụng hạn ngạch đối với hàng nhập khẩu xuất xứ từ J là viphạm Điều XI GATT vì nó tạo ra những quy tắc chặt chẽ hơn so với quy tắc cóhiệu lực vào thời điểm trước khi hiệp định được ký kết. Trước khi có FTA, sảnphẩm xuất xứ từ J không bị áp dụng hạn ngạch nhưng sau khi thành lập FTA lại bịáp dụng hạn ngạch là trái với Điều XI cũng như khoản 5 Điều XXIV GATT.3. Nếu muốn thực hiện các ưu đãi cho doanh nghiệp điện tử cuả mình vàcủa C trong trường hợp này B có thể và cần cân nhắc những biện phápthương mại nào?Có thể giảm tiến tới loại bỏ rào cản thuế quan đối với sản phẩm nhập khẩu từnước tham gia FTA với Việt Nam.Bài tập 31. Với tư cách là cố vấn pháp lý của Chính phủ B, anh/chị hãy trả lời cáccâu hỏi sau, nêu rõ lý do và cơ sở pháp lý:[i] Lệnh cấm nhập khẩu và phân phối lốp xe tái chế của B có vi phạmnghĩa vụ thành viên WTO như E nhận định không?Có vi phạm Điều III, Điều XI GATT vì lệnh cấm nhập khẩu áp dụng lên hàngnhập khẩu từ B được áp dụng với kết cục là bảo hộ hàng nội địa. Chính phủ B chorằng công nghệ sản xuất lốp xe tái chế của họ là an toàn và sản phẩm của họ ít cókhả năng làm nguồn sinh sản của muỗi, không như công nghệ của LOPe và chorằng biện pháp nêu trên vừa đảm bảo nhu cầu kinh tế của đất nước vừa góp phầnhạn chế được dịch bệnh sốt rét. Đây chính là sự phân biệt đối xử giữa hàng hóasản xuất trong nước và hàng hóa nhập khẩu, vi phạm luật WTO.[ii] Nếu B muốn vận dụng quy định của ngoại lệ chung về bảo vệ sức khỏecon người của Điều XX GATT 1994 để bảo vệ cho biện pháp mà nước này ápdụng thì phải đáp ứng những điều kiện gì?Để áp dụng ngoại lệ chung về bảo vệ sức khỏe con người của Điều XX GATT1994, nước B phải chứng minh được:- Công nghệ sản xuất lốp xe của E không an toàn và là nguồn sản sinh ramuỗi.- Việc cấm nhập khẩu lốp xe tái chế từ E là hợp lý, không độc đoán, phi lý,không tạo ra hạn chế thương mại trá hình.CSPL: Điều 20.b GATT 1994.72. Với tư cách là cố vấn pháp lý của chính phủ E, anh/chị hãy tư vấn nếukhởi kiện B thì E cần chứng minh những vấn đề gì? Đâu sẽ là điểm mạnhtrong đơn kiện của E?E cần chứng minh những vấn đề sau:- B vi phạm Điều I và Điều XI GATT 1994.- Ngoại lệ tại Điều XX.b mà B viện dẫn không được áp dụng vì:+ Công nghệ sản xuất lốp xe tái chế từ E là an toàn, ít có khả năng sinh ramuỗi.+ B áp dụng biện pháp cấm nhập khẩu là hạn chế thương mại trá hình khikhông cấm sản phẩm khác cũng có nguy cơ gây ra muỗi mà chỉ cấm một mình E.Ngoài ra B còn độc đoán khi cho rằng công nghệ sản xuất lốp xe tái chế của Ekhông an toàn trong khi nó an toàn.Đây cũng chính là điểm mạnh trong đơn kiện của E.CSPL: Điều XX GATT 1994.Bài tập 51. Một quy định cấm nhập khẩu hoặc hạn chế định lượng đối với hàngđiện tử của A có được phép theo quy định của WTO không?Không được phép. Việc quy định cấm nhập khẩu hoặc hạn chế định lượng đốivới hàng điện tử của A vi phạm Điều I, Điều XI GATT 1994.2. Việc hạn chế nhập khẩu liệu có thể được thực hiện dưới hình thức khácđược phép trong khuôn khổ khung pháp lý của WTO không? Hãy nêu vàphân tích rõ yêu cầu áp dụng các biện pháp liên quan [nếu có].Việc hạn chế nhập khẩu liệu có thể được thực hiện dưới hình thức khác như làáp thuế đối kháng lên sản phẩm nhập khẩu từ B, C vì có dấu hiệu có trợ cấp bịcấm – trợ cấp xuất khẩu.Chính phủ A cần tiến hành điều tra trợ cấp trên cơ sở đơn yêu cầu của ngànhsản xuất trong nước để chứng minh: có trợ cấp bị cấm [trợ cấp xuất khẩu trên cơsở kết quả xuất khẩu], có thiệt hại gây ra với ngành sản xuất trong nước, có mốiquan hệ nhân quả. Nếu xác định có trợ cấp, A có thể đánh thuế đối kháng và sốtiền thuế đối kháng sẽ thu phải bằng mức trợ cấp hay thấp hơn mức trợ cấp.CSPL: khoản 3 Điều 6 GATT 1994, Hiệp định SCM.BÀI TẬP 81. Quốc gia D nhờ các anh/chị [các chuyên gia luật thương mại quốc tế] tưvấn cho họ. Anh/chị hãy đánh giá cơ hội thành công trong vụ này.Cần chứng minh:- Rượu vang đỏ và rượu vang trắng là sản phẩm tương tự qua các tiêu chí.[thông thường các loại rượu vang đều là sản phẩm tương tự].- Có sự phân biệt đối xử theo khoản 1 Điều 1 GATT: A, B, C, D đều là thànhviên WTO nhưng thuế suất trên cùng sản phẩm tương tự của B, C là 0% trong khicủa D là 10%.8Chứng minh được các điều trên là chứng minh được A đã vi phạm khoản 1Điều 1 GATT. Cơ hội thành công trong vụ này cao.2. Quốc gia A cho rằng mình có một thỏa thuận thành lập một khu vực thươngmại tự do [FTA] với B và C nên phải dành mức thuế suất ưu đãi như vậy theođúng lộ trình thành lập FTA. Được biết, trước khi gia nhập FTA với B và C, quốcgia A áp dụng mức thuế suất 7% đối với rượu vang đỏ nhập khẩu từ quốc gia D.Ngoài ra, quốc gia D cũng phát hiện rằng FTA của quốc gia A, B, C chưa đượcđăng ký với WTO. Anh/chị hãy đánh giá lập luận của quốc gia A và đưa ra phảnbiện của mình.Điều kiện nào sẽ phải đáp ứng để FTA giữa quốc gia A, B, C được côngnhận?Lập luận của quốc gia A là SaiĐể một FTA được công nhận phải đáp ứng các điều kiện:- Hình thức: thông báo, cung cấp mọi thông tin theo khoản 7 Điều XXIVGATT- Nội dung:+ Nội biên: phải thúc đẩy tự do khu vực theo khoản 4, khoản 8 Điều XXIVGATT.+ Ngoại biên: không làm ảnh hưởng tới các nước ngoại khối theo khoản 4,khoản 5 Điều XXIV GATT.Trong tình huống này, FTA của quốc gia A, B, C chưa được đăng ký với WTOlà chưa đáp ứng điều kiện về hình thức. Ngoài ra, trước khi gia nhập FTA với Bvà C, quốc gia A áp dụng mức thuế suất 7% đối với rượu vang đỏ nhập khẩu từquốc gia D nhưng sau khi có FTA mức thuế suất lên 10% là tạo thêm trở ngại chothương mại của D, vi phạm điều kiện ngoại biên quy định tại khoản 4 Điều XXIVGATT. Vì vậy, quốc gia A không thể viện dẫn FTA làm ngoại lệ cho trường hợpnày.3. Giả sử A, B, C thành lập một liên minh thuế quan với biểu thuế chungcho các nước ngoài khu vực, ví dụ như D. Liên minh thuế quan của A, B, Cáp dụng mức thuế nhập khẩu đối với rượu vang đỏ xuất xứ từ các nướcngoài khu vực là 15%. E tham gia vào liên minh thuế quan này nên cũngphải dành mức thuế nhập khẩu đối với D là 15%. Biết liên minh thuế quannày được WTO công nhận và mức thuế trước đây của E là 10%; trongtrường hợp này D có thể khởi kiện E không?D có thể khởi kiện E vì tuy Liên minh thuế quan [CU] của A, B, C, E đượccông nhận nhưng E không đáp ứng điều kiện ngoại biên quy định tại khoản 4Điều XXIV GATT. Việc tham gia CU của E không được tạo thêm trở ngại chothương mại của D. Trước đây khi E chưa tham gia CU mức thuế của E với D là10% nay tăng lên 15% là ảnh hưởng đến D.9BÀI TẬP 101. Richland mong muốn không có sự phân biệt đối xử giữa rượu Soke vàrượu vang vì cho rằng chúng có cùng nồng độ cồn nên là những sản phẩmtương tự, vậy Richland có thể khởi kiện Vitian vi phạm những quy định nàocủa WTO, nêu CSPL.Richland có thể khởi kiện Vitian vi phạm Điều III GATT quy định về đối xửquốc gia về thuế và quy tắc trong nước khi Vitain áp dụng thuế suất với các sảnphẩm nhập khẩu với kết cục là bảo hộ hàng nội địa.2. Vitain có thể căn cứ vào những quy định nào của WTO để bảo vệ lậpluận của mình.Vitain có thể chứng minh:- Rượu Soke và rượu vang không phải sản phẩm tương tự.- Ngoại lệ về sức khỏe con người quy định tại Điều XX.b GATT.---------------------------------------------------------------------------------------------CHƯƠNG 4: CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG VỆ THƯƠNG MẠI TRONG WTOCÂU HỎI NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI.1. Việc ký kết nhiều thỏa thuận tự do hóa thương mại sẽ làm giảm thiểucác trường hợp áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại.Nhận định SAI.Việc ký kết nhiều thỏa thuận tự do hóa thương mại không dẫn đến giảm thiểucác trường hợp áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại. Khi tự do hóathương mại gây thiệt hại cho nền sản xuất trong nước thì các biện phápphòng vệ thương mại vẫn được áp dụng.2. Các quốc gia không phải là thành viên WTO thì không thể bị áp thuế bánphá giá [thuế đối kháng].Nhận định SAI.Nếu pháp luật quốc gia nhập khẩu quy định những trường hợp áp thuế bán phágiá [thuế đối kháng] thì khi rơi vào trường hợp đó, quốc gia xuất khẩu sẽ bị ápthuế bán phá giá [thuế đối kháng] không phân biệt có là thành viên WTO không.3. Thuế quan là biện pháp duy nhất để chống trợ cấp và chống bán phágiá.Nhận định SAI.Ngoài thuế quan còn có biện pháp cam kết giá quy định tại Điều 18.1 Hiệpđịnh SCM, Điều 8 Hiệp định chống bán phá giá – ADA.4. Mọi hành vi trợ cấp đều vi phạm hiệp định SCM.Nhận định SAI.10Chỉ có trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp ưu tiên sử dụng hàng nội địa quy định tạiĐiều 3 Hiệp định SCM mới bị cấm, những trợ cấp khác không vi phạm.5. Trợ cấp chính phủ là hiện tượng bị cấm và phải bị rút bỏ theo WTO.Nhận định SAI.Chỉ có trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp ưu tiên sử dụng hàng nội địa quy định tạiĐiều 3 Hiệp định SCM mới bị cấm phải bị rút bỏ theo Điều 4.7 Hiệp định SCM.Những trợ cấp khác không bị cấm nhưng có thể bị khiếu kiện thì thànhviên trợ cấp hay duy trì trợ cấp sẽ có những biện pháp thích hợp để loại bỏ tácđộng có hại đó hoặc loại bỏ trợ cấp theo Điều 7.8 Hiệp định SCM.6. Miễn giảm các khoản thuế gián thu cho hàng xuất khẩu như thuế giátrị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt… là một trong những hình thức trợ cấp.Nhận định SAI.Phải miễn giảm các khoản thuế gián thu cho hàng xuất khẩu cao hơn mức ápdụng đối với sản xuất hay lưu thông một sản phẩm tương tự tiêu thụ trên thịtrường nội địa, đối với sản xuất hay lưu thông xuất khẩu hàng hoá thì mới là mộttrong những hình thức trợ cấp.CSPL: Điều 1.1.[ii], điểm g phụ lục I Hiệp định SCM.7. Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng là hiệp định duy nhấttrong WTO đề cập đến trợ cấp.Nhận định SAI.Ngoài SCM, Hiệp định GATT 1994 cũng có quy định về trợ cấp tại Điều VI,Điều XVI; GATS quy định tại Điều 15, Hiệp định về nông nghiệp AOA quy địnhtại phần 4.8. Với việc thi hành Hiệp định SCM các nước thành viên WTO sẽ khôngcòn trợ cấp nữa.Nhận định SAI.Chỉ không còn trợ cấp bị cấm, trợ cấp đèn vàng vẫn còn nhưng giảm thiểu tácđộng.Chỉ có trợ cấp xuất khẩu và trợ cấp ưu tiên sử dụng hàng nội địa quy định tạiĐiều 3 Hiệp định SCM mới bị cấm phải bị rút bỏ theo Điều 4.7 Hiệp định SCM.Những trợ cấp khác không bị cấm nhưng có thể bị khiếu kiện thì thành viên trợ cấphay duy trì trợ cấp sẽ có những biện pháp thích hợp để loại bỏ tác động có hại đóhoặc loại bỏ trợ cấp theo Điều 7.8 Hiệp định SCM.9. Trong WTO, nước nhập khẩu được tự do áp dụng thuế đối kháng khicó dấu hiệu hàng nhập khẩu được trợ cấp.Nhận định SAI.11Phải thực hiện thủ tục điều tra quy định tại phần 5 Hiệp định SCM, kết luận cótrợ cấp và mức trợ cấp và rằng thông qua trợ cấp, hàng nhập khẩu được trợ cấp đãgây ra tổn hại mới được áp dụng thuế đối kháng.10. Để đảm bảo tính khách quan, cơ quan điều tra chống trợ cấp phải làmột tổ chức quốc tế độc lập.Nhận định SAI.Cơ quan điều tra chống trợ cấp chỉ là cơ quan của nước nhập khẩu.CSPL: Điều 11.3 Hiệp định SCM.11. Thuế suất thuế đối kháng là cố định.Nhận định SAI.Không cố định, tùy mức trợ cấp.CSPL: Điều 19.2 Hiệp định SCM.12. Bán phá giá chỉ xảy ra khi giá xuất khẩu nhỏ hơn giá bán tại thịtrường trong nước.Nhận định SAI.Bán phá giá chỉ xảy ra khi giá xuất khẩu nhỏ hơn giá bán tại thị trường trongnước theo điều kiện thương mại thông thường.CSPL: Điều 2.1, 2.2 Hiệp định chống bán phá giá – ADA.13. Doanh nghiệp thường áp dụng biện pháp bán phá giá nhằm hy sinhlợi nhuận trước mắt nhằm tối ưu hóa lợi nhuận lâu dài.14. Số vụ điều tra chống bán phá giá nhằm vào một nước xuất khẩu cóquan hệ tỷ lệ thuận với mức tăng trưởng xuất khẩu của nước đó.Nhận định SAI.Nếu một nước tăng trưởng về xuất khẩu nhưng họ làm ăn chân chính, khôngbán phá giá thì số vụ điều tra chống bán phá giá nhằm vào nước đó không thể tănglên được.15. Trong WTO, nếu có đủ bằng chứng, có thể cùng một lúc áp dụng cả03 biện pháp phòng vệ thương mại đối với cùng một mặt hàng.Nhận định SAI.3 biện pháp phòng vệ thương mại không thể cùng một lúc áp dụng.Tự vệ thương mại áp dụng với hành vi thương mại hoàn toàn lành mạnh trongkhi bán phá giá và trợ cấp là hành vi thương mại không lành mạnh nên không thể ápdụng tự vệ thương mại chung với 2 biện pháp còn lại.Đối với bán phá giá và trợ cấp, không một sản phẩm nào xuất xứ lãnh thổ củamột bên ký kết nhập khẩu vào lãnh thổ của một bên ký kết khác sẽ cùng lúc phải chịucả thuế bán phá giá và thuế đối kháng cho cùng một hoàn cảnh bán phá giá hay trợcấp xuất khẩu.CSPL: Khoản 5 Điều 6 GATT 1994.1216. Mọi hành vi bán phá giá đều bị áp thuế chống bán phá giá.Nhận định SAI.Nếu hành vi bán phá giá có biên độ phá giá thấp hơn 2% hoặc không gây rahoặc đe doạ gây ra thiệt hại đáng kể cho một ngành sản xuất trong nước thì không bịáp thuế bán phá giá.CSPL: Điều 5.8 Hiệp định chống bán phá giá – ADA, Điều 6.a GATT.17. Ngành sản xuất nội địa có liên quan trong điều tra áp dụng một biệnpháp phòng vệ là ngành sản xuất các sản phẩm tương tự sản phẩm nhập khẩuđang bị điều tra.Nhận định SAI.Trong Hiệp định SCM, ngành sản xuất nội địa được hiểu là nói đến những nhàsản xuất cùng một sản phẩm tương tự hay những nhà sản xuất có sản lượng chungchiếm đa số trong tổng sản xuất trong nước của những sản phẩm đó, trừ khi nhà sảnxuất liên quan tới những nhà xuất khẩu hoặc nhập khẩu hoặc chính họ là nhà nhậpkhẩu những sản phẩm được coi là hàng nhập khẩu được trợ cấp hay nhà nhập khẩunhững sản phẩm tương tự từ một nước khác, và trong trường hợp này, thuật ngữngành sản xuất nội địa được hiểu là các nhà sản xuất còn lại.CSPL: Điều 16.1 Hiệp định SCM, Điều 4 Hiệp định chống bán phá giá –ADA.18. Việc áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại bắt buộc phải trảiqua 4 giai đoạn: giai đoạn nộp đơn, điều tra đến kết luận sơ bộ, phán quyết sơbộ đến chính thức, thi hành và giám sát phán quyết.Nhận định SAI.Không bắt buộc buộc phải trải qua 4 giai đoạn, kết thúc ở giai đoạn nào thì chỉđến giai đoạn đó.Ví dụ khi có kết luận sơ bộ có thể áp dụng ngay biện pháp tạm thời.19. Hiệp định ADA, SCM, SA là những hiệp định được WTO xây dựngnhằm chống lại những hành vi thương mại không lành mạnh trong hoạt độngthương mại quốc tế.Nhận định SAI.Chỉ có SCM, ADA là những hiệp định được WTO xây dựng nhằm chống lạinhững hành vi thương mại không lành mạnh. Hiệp định SA được sử dụng để đối phóvới hành vi thương mại hoàn toàn bình thường [không có hành vi vi phạm pháp luậthay cạnh tranh không lành mạnh].20. Rà soát hoàng hôn có thể kéo dài việc áp dụng biện pháp phòng vệthương mại mãi mãi.Nhận định SAI13Mặc dù rà soát hoàng hôn không quy định hạn chế về số lần thực hiện nên cóthể dẫn đến thường hợp các biện pháp phòng vệ thương mại có thể áp dụng mãi mãi,tuy nhiên đối với biện pháp tự vệ thương mại có quy định chỉ được gia hạn một lầnvà tối đa cho việc áp dụng là 8 năm. Vì vậy sau 8 năm thì phải chấm dứt tự vệ thươngmại, nếu muốn tiếp tục thực hiện tự về thì phải tiến hành điều tra lại từ đầu.Như vậy đối với biện pháp tự vệ thương mại thì rà soát hoàng hôn không thểlàm cho phương pháp phòng vệ này kéo dài mãi mãi.CSPL: khoản 3 Điều 7 Hiệp định SA.21. Khi hết thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ chính thức thì biện phápnày vẫn có thể được gia hạn.Nhận định SAI.Nếu hết thời hạn áp dụng biện pháp tự vệ chính thức mà toàn bộ thời gian ápdụng biện pháp tự vệ kể cả thời gian áp dụng biện pháp tạm thời, thời gian bắt đầu ápdụng và bất kỳ sự gia hạn nào đã là 8 năm thì không thể được gia hạn nữa.CSPL: khoản 3 Điều 7 Hiệp định SA.22. Sau khi hết thời gian gia hạn thì đương nhiên có thể tiến hành điều trađể áp dụng tiếp biện pháp tự vệ nếu quốc gia nhập khẩu thấy cần thiết phải làmnhư vậy.Nhận định SAI.Trong thời hạn bằng thời hạn mà biện pháp tự vệ đã được áp dụng trước đây[phải ít nhất là 2 năm] không được áp dụng tiếp biện pháp tự vệ trừ trường hợp quyđịnh tại khoản 6 Điều 7 Hiệp định SA.CSPL: khoản 5, khoản 6 Điều 7 Hiệp định SA.23. Các thành viên WTO không được áp dụng biện pháp phi thuế quantrong mọi trường hợp.Nhận định SAI.Nếu do hậu quả của những diễn tiến không lường trước được và do kết quảcủa những nghĩa vụ, trong đó có những nhân nhượng thuế quan của một bên ký kết,một sản phẩm được nhập khẩu vào lãnh thổ của bên ký kết đó với số lượng gia tăngvà với các điều kiện đến mức gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại nghiêm trọngcho các nhà sản xuất những sản phẩm tương tự hay sản phẩm cạnh tranh trực tiếptrong nước, bên ký kết đó có quyền ngừng hoàn toàn hay một phần các cam kết củamình trong đó có cam kết về áp dụng biện pháp phi thuế quan như hạn ngạch.CSPL: Điều XIX GATT 1994.24. Trong yêu cầu đối với việc áp dụng biện pháp tự vệ thương mại,không có quy trình rà soát, rà soát hoàng hôn.Nhận định SAI.Trong Hiệp định SA, yêu cầu đối với việc áp dụng biện pháp tự vệ thương mạicó quy định quy trình rà soát tự vệ định kỳ và rà soát hoàng hôn tại khoản 4 Điều 7Hiệp định SA.1425. Theo WTO, có thể loại trừ một số sản phẩm ra khỏi việc áp dụng biệnpháp tự vệ căn cứ vào xuất xứ hàng hóa [FTA].Nhận định SAI.Không thể loại trừ một số sản phẩm ra khỏi việc áp dụng biện pháp tự vệ căncứ vào xuất xứ hàng hóa [FTA] vì vi phạm nguyên tắc không phân biệt đối xử đối vớicác biện pháp tự vệ thương mại quy định tại khoản 2 Điều 2 Hiệp định SA [khikhông chứng minh được các nước ngoài FTA gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngànhsản xuất trong nước]. Các biện pháp tự vệ chỉ không được áp dụng để chống lại hànghóa có xuất xứ từ một Thành viên đang phát triển đáp ứng điều kiện quy định trongHiệp định SA mà thôi.BÀI TẬP TÌNH HUỐNGBài tập 1Các nội dung pháp lý thể hiện trong vụ việc trên:- Ngành sản xuất trong nước+ Tình tiết: Hàn Quốc tiến hành phân tích mức độ thiệt hại vật chất của hànhvi phá giá dựa trên cơ sở mức độ thiệt hại của 17 doanh nghiệp “tiêu biểu” trong 35doanh nghiệp của Hàn Quốc sản xuất sản phẩm X. Các doanh nghiệp đại diện này đạidiện cho 61.6% tổng sản lượng hàng hóa tương tự thể hiện quan điểm đối với hành viphá giá của sản phẩm X nhập khẩu từ Trung Quốc.+ Phân tích: đã có đơn yêu cầu bằng văn bản của người nhân danh cho ngànhsản xuất trong nước.Theo Điều 5 Hiệp định chống bán phá giá – ADA:Điều 5: Bắt đầu và Quá trình Điều tra Tiếp theo5.1 Trừ phi có qui định khác tại khoản 6 dưới đây, một cuộc điều tra để quyếtđịnh xem thực sự có tồn tại việc bán phá giá không cũng như quyết định mức độ vàảnh hưởng của trường hợp đang bị nghi ngờ là bán phá giá sẽ được bắt đầu khi cóđơn yêu cầu bằng văn bản của ngành sản xuất trong nước hoặc của người nhân danhcho ngành sản xuất trong nước.5.4 Một cuộc điều tra sẽ không được bắt đầu căn cứ theo khoản 1 trừ phi cáccơ quan có thẩm quyền, trên cơ sở đánh giá mức độ ủng hộ hoặc phản đối với đơnyêu cầu của các nhà sản xuất sản phẩm tương tự trong nước, đã quyết định được rằngđơn đúng là được ngành sản xuất trong nước yêu cầu hoặc được yêu cầu thay mặtcho ngành sản xuất trong nước. Đơn yêu cầu sẽ được coi là được yêu cầu bởi ngànhsản xuất trong nước hoặc đại diện cho ngành sản xuất trong nước nếu như đơn nàyđược ủng hộ bởi các nhà sản xuất chiếm tối thiểu 50% tổng sản lượng của sản phẩmtương tự được làm bởi các nhà sản xuất đã bầy tỏ ý kiến tán thành hoặc phản đối đơnyêu cầu đó. Tuy nhiên, điều tra sẽ không được bắt đầu nếu như các nhà sản xuất bầytỏ ý tán thành điều tra chiếm ít hơn 25% tổng sản lượng của sản phẩm tương tự đượcngành sản xuất trong nước làm ra.15Ở đây có đơn yêu cầu được coi là được yêu cầu bởi đại diện cho ngành sảnxuất trong nước vì như đơn này được ủng hộ bởi các nhà sản xuất chiếm 61,6%[>50%] tổng sản lượng của sản phẩm tương tự được làm bởi các nhà sản xuất đãbầy tỏ ý kiến tán thành hoặc phản đối đơn yêu cầu đó.Tuy nhiên, cần phải lưu ý: điều tra sẽ không được bắt đầu nếu như các nhàsản xuất bầy tỏ ý tán thành điều tra chiếm ít hơn 25% tổng sản lượng của sản phẩmtương tự được ngành sản xuất trong nước làm ra.Như vậy, cần xác định 61,6% đã nêu có ít hơn 25% tổng sản lượng của sảnphẩm tương tự được ngành sản xuất trong nước làm ra không. Nếu ít hơn, điều tra sẽkhông được bắt đầu.- Doanh nghiệp bị điều tra+ Tình tiết: Hàn Quốc không chọn điều tra các doanh nghiệp này vì cho rằngcác sản phẩm của họ được bán không đúng với điều kiện thương mại thông thường.+ Phân tích: Phải điều tra tất cả các nhà xuất khẩu và sản xuất hàng hóa đóở Trung Quốc có nhập khẩu sản phẩm bị điều tra vào Trung QuốcCSPL: Điều 5.2.[ii] Hiệp định chống bán phá giá – ADA[ii] mô tả đầy đủ về sản phẩm bị nghi ngờ là bán phá giá, tên nước xuất xứcủa hàng hóa đó, tên của các nhà xuất khẩu và sản xuất hàng hóa đó ở nước ngoài vànhững nhà nhập khẩu hàng hóa đó.- Giá thông thường+ Tình tiết: “Giá thông thường” của sản phẩm X được xác định thông qua giátrị thông thường tự tính toán của sản phẩm X [phương thức cấu thành giá] được cơquan điều tra xác định dựa vào dữ liệu thực tế do các doanh nghiệp của Trung Quốcđang bị điều tra cung cấp phản ánh những khoản chi phí cần thiết để sản xuất ra sảnphẩm X.+ Phân tích: Tuy TQ có nền kinh tế phi thị trường nhưng Hàn Quốc đã xácđịnh 5 doanh nghiệp trên có sản phẩm được bán đúng với điều kiện thương mạithông thường phải áp dụng theo Điều 1 chứ không áp dụng Điều 2 Hiệp định chốngbán phá giá – ADA.Giá thông thường là giá có thể so sánh được của sản phẩm tương tự được tiêudùng tại nước xuất khẩu [Trung Quốc] theo các điều kiện thương mại thông thường.- Giá xuất khẩu:+ Tình tiết: “Giá xuất khẩu” được xác định trên cơ sở giá bán sản phẩm Xđược ghi trên hợp đồng mua bán giữa các Doanh nghiệp của Trung Quốc và HànQuốc.+ Phân tích:Theo Điều 2.3 Hiệp định chống bán phá giá – ADA, giá xuất khẩu là giá trênhợp đồng giữa nhà xuất khẩu nước ngoài với nhà nhập khẩu [hoặc giá bán cho ngườimua độc lập đầu tiên] không phải giữa các doanh nghiệp của TQ & HQ nếu họkhông phải nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu.Bài tập 2.16Quốc gia A gia nhập WTO từ 2006 với cam kết thuế nhập khẩu nông sản trungbình từ 25-30%. Sau nửa năm gia nhập, tại quốc gia này xảy ra tình trạng nông sảnngoại nhập chiếm lĩnh thị trường nội địa. Trong đó, một số mặt hàng nông sản từquốc gia B chiếm đa số.1. Dựa vào những kiến thức đã được cung cấp, Anh/Chị hãy tư vấn cho quốcgia A những biện pháp pháp lý cụ thể để xử lý tình huống nêu trên phù hợp với quyđịnh của WTO.2. Từ nội dung trên hãy bình luận quan điểm cho rằng: “sự phấn khích với hộinhập làm cho nhiều chính sách bảo hộ bị quên đi.”Trả lời1. Biện pháp pháp lý cụ thểNông sản ngoại nhập chiếm lĩnh thị trường nội địa nếu việc đó gây ra hoặc đedoạ gây ra thiệt hại đáng kể cho một ngành sản xuất trên lãnh thổ của quốc gia A haythực sự làm chậm chễ sự thành lập một ngành sản xuất trong nước thì:1.1 Thuế chống bán phá giá, thuế đối kháng.Nếu có cơ sở thể hiện có thể có bán phá giá hoặc trợ cấp, quốc gia A có thểtiến hành điều tra bán phá giá và điều tra trợ cấp trên cơ sở đơn của hay đại diện chongành sản xuất trong nước hoặc các cơ quan hữu quan quyết định bắt đầu một cuộcđiều tra mặc dù không có đơn yêu cầu tiến hành điều tra của hay đại diện cho ngànhsản xuất trong nước khi có đầy đủ các bằng chứng về việc phá giá về thiệt hại và mốiquan hệ nhân quả như được qui định tại khoản 2 Điều 5 Hiệp định chống bán phá giá– ADA để biện minh cho hành động bắt đầu điều tra.Nếu qua điều tra xác định có bán phá giá, có trợ cấp vượt mức cho phép; quốcgia A có thể tiến hành áp thuế chống bán phá giá nhưng không lớn hơn biên độ bánphá giá của sản phẩm đó.Nếu qua điều tra xác định có trợ cấp vượt mức cho phép, quốc gia A có thể ápThuế đối kháng vào một sản phẩm có xuất xứ từ lãnh thổ của một bên ký kết đượcnhập khẩu vào lãnh thổ của quốc gia A ở mức ít hơn hoặc tương ứng với khoản hỗ trợhay trợ cấp đã xác định.CSPL: Điều VI GATT 1994.1.2 Tự vệ thương mạiNếu do hậu quả của những diễn tiến không lường trước được và do kết quảcủa những nhân nhượng thuế quan của quốc gia A theo GATT 1994, một sản phẩmđược nhập khẩu vào lãnh thổ của quốc gia A với số lượng gia tăng và với các điềukiện đến mức gây thiệt hại hoặc đe doạ gây thiệt hại nghiêm trọng cho các nhà sảnxuất những sản phẩm tương tự hay sản phẩm cạnh tranh trực tiếp trong nước, quốcgia A có quyền ngừng hoàn toàn hay một phần các cam kết của mình, rút bỏ hay điềuchỉnh nhân nhượng thuế quan, đối với sản phẩm đó và trong thời gian cần thiết đểngăn chặn hoặc khắc phục tổn hại đó.Trước khi quốc gia A áp dụng những biện pháp trên, quốc gia A sẽ thông báotrước bằng văn bản sớm nhất có thể cho Các Bên Ký Kết biết. Quốc gia A sẽ dànhcho Các Bên Ký Kết cũng như các bên ký kết khác với tư cách là nước xuất khẩu các17sản phẩm nói trên cơ hội cùng xem xét các biện pháp được dự kiến áp dụng. Nếuthông báo về một nhân nhượng liên quan tới một ưu đãi, trong thông báo sẽ nêu rõtên bên ký kết đã đề nghị áp dụng biện pháp đó. Trong các hoàn cảnh khó khăn màmọi sự chậm trễ sẽ dẫn đến những hậu quả khó có thể khắc phục được, các biện phápđã dự kiến nêu lúc đầu có thể được tạm thời áp dụng mà không cần tham vấn trước,với điều kiện là tham vấn được tiến hành ngay sau khi các biện pháp được áp dụng.CSPL: Điều XIX GATT 1994.2. Sự phấn khích với hội nhập làm cho nhiều chính sách bảo hộ bị quênđi.Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Cẩm Tú bảo vệ quan điểm, việc cắtgiảm thuế quan khi gia nhập WTO không phải là yếu tố chủ yếu dẫn đến tình trạngnhập siêu nghiêm trọng ở Việt Nam. Những sản phẩm nhập khẩu tăng rất mạnh trongvòng hai năm qua như ô tô, linh kiện ô tô, thép thành phẩm, máy móc thiết bị, đồđiện tử , máy tính, linh kiện, thức ăn gia súc lại không bị giảm thuế nhập khẩu nhiều.Nhưng ông Tú không thể phủ nhận tình trạng nhập siêu quá cao trong hai nămqua. Tuy nhiên, ông Thứ trưởng cho rằng, Chính phủ khó có thể tăng thuế nhập khẩu,hoặc áp dụng các biện pháp hạn chế định lượng như trước, hoặc thực hiện một số cơchế tự vệ của chính WTO để kìm hãm sự gia tăng quá mức của hàng nhập khẩu.“Vấn đề là trong bối cảnh chúng ta đang cố gắng mở cửa để thu hút đầu tư nướcngoài thì các biện pháp trên có thể sẽ được hiểu sai lệch theo hướng tiêu cực, tácđộng đến cộng đồng kinh doanh quốc tế”, ông Tú lý giải.Rõ ràng, xử lý mối quan hệ đánh đổi giữa hai xu hướng tự do hóa và bảo hộthương mại để duy trì sản xuất trong nước là câu hỏi không dễ đối với các nhà hoạchđịnh chính sách. Nhưng đến nay đã xuất hiện những quan điểm trong xã hội rằng, sựphấn kích quá lớn với hội nhập đã làm cho nhiều cơ quan Nhà nước quên đi chínhsách bảo hộ. Ông Vũ Khoan cảm thán: “Chúng ta mở cửa thị trường, tự do hóathương mại, nhưng cũng phải bảo vệ nền sản xuất trong nước, bảo hộ thị trường bằngchính các công cụ WTO chứ. WTO cho phép làm vậy, nhưng chúng ta không có hànhđộng gì”.Bài tập 3.Vena có ba nhà sản xuất [NSX] quan trọng trong ngành công nghiệp đồ gỗ,AEKI, Schoeder và StyleMark. Sản lượng sản xuất của ba công ty này cùng nhauchiếm khoảng 70% sản lượng của ngành công nghiệp đồ gỗ trong nước. Những nhàsản xuất nhỏ chiếm 30% còn lại. Trong vài năm qua, tất cả nhà sản xuất đồ gỗ tạiVena đều xuất khẩu sản phẩm vào thị trường RichLand và số lượng sản phẩm nàyngày một tăng lên do đáp ứng được yêu cầu về thị hiếu, chất liệu chọn lọc và giáthành rẻ. Do đó, các sản phẩm gỗ từ Vena khá phổ biến ở thị trường Richland.Thị phần của các nhà sản xuất đồ gỗ trong nước đã liên tục giảm trong nhữngnăm qua và nhiều NSX nhỏ đã bị phá sản. Ngành công nghiệp đồ gỗ nội địa của18Richland không hài long với việc thị phần của mình bị lấn chiếm ngay trên sân nhà;do đó 06 NSX đồ gỗ lớn, sản xuất khoảng 60% tổng sản lượng đồ gỗ trong Richland,muốn thực hiện hành động chống lại việc nhập khẩu gỗ từ Vena. Họ muốn chính phủmình áp đặt thuế chống bán phá giá và/hoặc thuế đối kháng đối với các đồ gỗ nhậpkhẩu từ Vena hoặc bất kỳ hành động nào khác giúp hạn chế dòng chảy đồ gỗ từ nướcnày. Các công ty này tin rằng đồ gỗ từ Vena được bán trên thị trường Richland vớigiá thấp hơn nhiều so với chi phí sản xuất. Họ chỉ ra trường hợp cụ thể đó là các sảnphẩm đồ gỗ phòng ngủ được sản xuất bởi AEKI và StyleMark. Họ cũng lưu ý rằngcác NSX đồ gỗ của Vena được cung cấp điện từ Tổng công ty điện Vena thuộc sở hữunhà nước với mức giá vô cùng ưu đãi.Ngoài ra, các NSX đồ nội thất nhỏ của Vena còn được giảm thuế đáng kể nếuhọ chứng minh được công ty mình đã sử dụng ít nhất 100 lao động thất nghiệp mỗinăm. Các NSX nhỏ có ý định xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài cũng cóthể nhận được tư vấn kỹ thuật và hỗ trợ tài chính từ Hội đồng xúc tiến xuất khẩu củaVena [một cơ quan được lập ra bởi chính phủ]. Giả sử anh/chị là chuyên gia về luậtthương mại quốc tế của chính phủ Vena được chính phủ chỉ định hỗ trợ các doanhnghiệp xuất khẩu đồ gỗ của mình. Các công ty này muốn biết liệu sản phẩm củamình có bị coi là bán phá giá hoặc nhận được trợ cấp trên thị trường Richland theoquy định của WTO không vì cả hai quốc gia đều là thành viên tổ chức này.2. Nếu có cơ sở để Richland tiến hành các cuộc điều tra áp thuế như vậy;Anh/chị hãy tư vấn cho các công ty này hành động phù hợp để giảm thiểu thiệt hại cóthể xảy ra từ việc bị áp thuế đối kháng hoặc thuế chống bán phá giá đối với sản phẩmnêu trên.Trả lời1. Bán phá giá, trợ cấp.- Bán phá giá:Các công ty của Richland tin rằng đồ gỗ từ Vena được bán trên thị trườngRichland với giá thấp hơn nhiều so với chi phí sản xuất. Họ chỉ ra trường hợp cụ thểđó là các sản phẩm đồ gỗ phòng ngủ được sản xuất bởi AEKI và StyleMark. Cáccông ty của Vena có thể lập luận như sau:Biên độ phá giá = [Giá Thông thường – Giá Xuất khẩu]/Giá Xuất khẩuTrong đó Vena la nước có nền kinh tế thị trường, có thể xác định giá thôngthường là giá một sản phẩm tương tự nhằm mục đích tiêu dùng tại nước xuất khẩu làVena: chứ không xem xét đến chi phí sản xuất. Như vậy, dù giá bán < chi phí sảnxuất thì vẫn phù hợp với Điều 6.1 GATT.- Trợ cấp:Các công ty của Richland lưu ý rằng các NSX đồ gỗ của Vena được cung cấpđiện từ Tổng công ty điện Vena thuộc sở hữu nhà nước với mức giá vô cùng ưu đãi.Ngoài ra, các NSX đồ nội thất nhỏ của Vena còn được giảm thuế đáng kể nếuhọ chứng minh được công ty mình đã sử dụng ít nhất 100 lao động thất nghiệp mỗinăm. Các NSX nhỏ có ý định xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài cũng có19thể nhận được tư vấn kỹ thuật và hỗ trợ tài chính từ Hội đồng xúc tiến xuất khẩu củaVena [một cơ quan được lập ra bởi chính phủ].- Có thể lập luận không có trợ cấp vì không có tính riêng biệt:Luật của Vena quy định giảm thuế đáng kể nếu họ chứng minh được công tymình đã sử dụng ít nhất 100 lao động thất nghiệp mỗi năm. Khả năng nhận trợ cấpnày được mặc nhiên áp dụng và các tiêu chuẩn, điều kiện đó được tuân thủ chặt chẽ.Còn phải chứng minh tất cả các NSX đồ gỗ của Vena đều được cung cấp điệntừ Tổng công ty điện Vena thuộc sở hữu nhà nước với mức giá vô cùng ưu đãi chứkhông chỉ những doanh nghiệp xuất khẩu.Và, phải chứng minh việc nhận được tư vấn kỹ thuật và hỗ trợ tài chính từ Hộiđồng xúc tiến xuất khẩu của Vena áp dụng với mọi NSX nhỏ chứ không chỉ NSX gỗ.

Cũng như mức hỗ trợ tài chính là rất nhỏ [biên độ trợ cấp 3%] so với tổng lượng hàng hóanhập khẩu bị điều tra áp dụng biện pháp tự vệ thương mại nên dù là quốc gia đangphát triển vẫn là đối tượng áp dụng biện pháp tự vệ thương mại trên.Các quốc gia A 3%, quốc gia B 2%, quốc gia D 2,5%, quốc gia E 2.5%, quốcgia F 0.5%, quốc gia G 1.5% tuy có thị phần nhập khẩu riêng lẻ nhỏ hơn 3% nhưngthị phần hàng hóa có liên quan được nhập từ tất cả Thành viên đang phát triển này là12% vượt quá 9% tổng kim ngạch nhập khẩu nhập khẩu của hàng hóa liên quan nênvẫn là đối tượng áp dụng biện pháp tự vệ thương mại trên.CSPL: Điều 9 Hiệp định SA.Bài tập 5Tháng 5/2000, quốc gia A nộp đơn gia nhập WTO. Trước thời điểm tham giavà WTO, A duy trì mức thuế nhập khẩu rất cao đối với hàng hóa nhập khẩu của cácnước thành viên WTO để hạn chế lượng hàng hóa nhập khẩu. Bên cạnh đó, A còn ápdụng biện pháp hạn ngạch [quota] đối với các sản phẩm hàng hóa nhập khẩu cũngnhằm hạn chế lượng hàng hóa nhập khẩu.Anh/chị hãy cho biết:21Nếu trở thành thành viên WTO, A có quyền tiếp tục duy trì những chính sáchnày nữa không?*Tình huống bổ sung:Sau khi gia nhập WTO năm 2009, chính phủ của A bắt đầu thực hiện chínhsách phát triển thị trường xuất khẩu sang các thị trường mới, đặc biệt là thị trườngnước B. Chính sách này yêu cầu bao gồm các ngân hàng trong nước dành cho cácdoanh nghiệp xuất khẩu các khoản tín dụng ưu đãi để giúp họ phát triển sản xuất vàthâm nhập thị trường B. Tháng 7/2009 A cũng ban hành quy định giảm thuế thu nhậpvà thuế kinh doanh cho các doanh nghiệp có thành tích trong hoạt động kinh doanhxuất khẩu nông sản ra thị trường nước ngoài.Nhờ những khoản hỗ trợ của chính phủ, các doanh nghiệp xuất khẩu của A đãthực hiện những khoản đầu tư phát triển dây chuyền sản xuất hiện đại để nâng caochất lượng và giá thành sản phẩm nông sản của mình. Nhờ vào lợi thế cạnh tranh vềgiá cả và chất lượng, sản phẩm thủy sản nhập khẩu của A đã nhanh chóng chiếmđược tới 35% thị phần tại thị trường B trong thời gian ngắn từ năm 2009-2013. Sựgia tăng thị phần sản phẩm của A trên thị trường B gây thiệt hại nghiêm trọng cho cácdoanh nghiệp sản xuất nông sản của B. Hiệp hội ngành sản xuất thủy hải sản của B[SBA] kiến nghị chính phủ của B áp dụng biện pháp tự vệ thương mại dưới hình thứchạn ngạch để hạn chế khối lượng hàng nhập khẩu của A, giúp các doanh nghiệp trongnước vượt qua khó khăn,Với tư cách là cố vấn pháp lý cho SBA, Anh/chị hãy tư vấn:- Theo quy định của WTO, liệu SBA có thể yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệthương mại [hạn ngạch] để bảo vệ quyền lợi của mình hay không?- Nếu không thể áp dụng biện pháp tự vệ thương mại, liệu SBA có thể áp dụngbiện pháp nào để bảo vệ quyền lợi của mình? Thủ tục và yêu cầu áp dụng biện phápthương mại liên quan theo quy định của WTO là gì?Trả lời1. Nếu trở thành thành viên WTO, A có không có quyền tiếp tục duy trì nhữngchính sách này vì WTO có mục tiêu tự do hóa thương mại. Mỗi bên ký kết là thànhviên WTO sẽ cam kết một mức thuế suất ưu đãi dành cho thương mại của các bên kýkết khác như đã nêu trong phần tương ứng thuộc Biểu nhân nhượng.2. Theo quy định của WTO, SBA không nên yêu cầu áp dụng biện pháp tự vệthương mại [hạn ngạch] để bảo vệ quyền lợi của mình.SBA chỉ có thể áp dụng biện pháp tự vệ sau khi đã tiến hành điều tra và chứngminh được sự tồn tại đồng thời của các điều kiện sau:- Hàng hoá liên quan được nhập khẩu tăng đột biến về số lượng;Ở đây có sự tăng về số lượng nhưng không thể hiện sự đột biến.- Ngành sản xuất sản phẩm tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp với hàng hoá đóbị thiệt hại hoặc đe dọa thiệt hại nghiêm trọng;- Có mối quan hệ nhân quả giữa hiện tượng nhập khẩu tăng đột biến và thiệthại hoặc đe doạ thiệt hại nói trên.22Sự gia tăng thị phần sản phẩm của A trên thị trường B gây thiệt hại nghiêmtrọng cho các doanh nghiệp sản xuất nông sản của B.Không nên áp dụng biện pháp tự vệ thương mại vì biện pháp tự vệ thương mạidùng để đối phó hành vi thương mại hoàn toàn bình thường [ không có vi phạm phápluật hay cạnh tranh không lành mạnh] nên nó không miễn phí. Khi áp dụng phải bồithường thương mại cho những thiệt hại mà biện pháp này gây ra cho các nhà sản xuấtnước ngoài. Ở đây, hành vi thương mại của quốc gia A có dấu hiệu vi phạm pháp luậtWTO – Trợ cấp xuất khẩu nên SBA không nên áp dụng biện pháp tự vệ thương mạimà nên điều tra trợ cấp và áp thuế đối kháng.* Thủ tục và yêu cầu áp dụng thuế đối kháng theo quy định của WTO.1. Có trợ cấp xuất khẩu dưới dạng :- Các chương trình có thưởng khuyến khích xuất khẩu.- Miễn một phần các khoản thuế trực thu mà doanh nghiệp sản xuất phải thanhtoán, chỉ áp dụng riêng với xuất khẩu.- Ngân hàng thuộc Chính phủ cấp các khoản tín dụng xuất khẩu với lãi suấtthấp hơn mức mà họ thực tế phải trả để có được tiền thực hiện việc này.CSPL: Điều 1, phụ lục I SCM.2. Có thiệt hại xảy raSản phẩm thủy sản nhập khẩu của A đã nhanh chóng chiếm được tới 35% thịphần tại thị trường B trong thời gian ngắn từ năm 2009-2013. Sự gia tăng thị phầnsản phẩm của A trên thị trường B gây thiệt hại nghiêm trọng cho các doanh nghiệpsản xuất nông sản của B.CSPL: Điều 15 SCM3. Có mối quan hệ nhân quả.CSPL: Điều 11.2, Điều 15.5 SCM.4. Thủ tụcBước 1 : Ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu nộp đơn kiện [kèm theochứng cứ ban đầu];Bước 2 : Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định khởi xướng điều tra [hoặc từchối đơn kiện, không điều tra];Bước 3 : Điều tra sơ bộ về việc bán phá giá và về thiệt hại [qua bảng câu hỏigửi cho các bên liên quan, thu thập, xác minh thông tin, thông tin do các bên tự cungcấp];Bước 4 : Kết luận sơ bộ [có thể kèm theo quyết định áp dụng biện pháp tạmthời như buộc đặt cọc, ký quỹ...];Bước 5 : Tiếp tục điều tra về việc bán phá giá và về thiệt hại [có thể bao gồmđiều tra thực địa tại nước xuất khẩu];Bước 6 : Kết luận cuối cùng;Bước 7 : Quyết định áp dụng biện pháp chống bán phá giá [nếu kết luận cuốicùng khẳng định có việc bán phá giá gây thiệt hại] ;Bước 8 : Rà soát lại biện pháp chống bán phá giá [hàng năm cơ quan điều tracó thể sẽ điều tra lại biên phá giá thực tế của từng nhà xuất khẩu và điều chỉnh mứcthuế]23Bước 9 : Rà soát hoàng hôn [5 năm kể từ ngày có quyết định áp thuế chốngbán phá giá hoặc rà soát lại, cơ quan điều tra sẽ tiến hành điều tra lại để xem xétchấm dứt việc áp thuế hay tiếp tục áp thuế thêm 5 năm nữa].BÀI TẬP 6Với tư cách là chuyên gia Luật thương mại quốc tế, anh/chị hãy đưa rahướng giải quyết phù hợp để giúp đỡ các doanh nghiệp Trung Quốc bảo vệquyền lợi của họ.Cơ quan có thẩm quyền của Hoa Kỳ đã kết luận sản phẩm X được bán theođiều kiện thương mại thông thường thì giá thông thường phải xác định theo Điều 2.1Hiệp định chống bán phá giá – ADA chứ không áp dụng khoản 2 là giá xuất khẩusang một nước thứ 3.BÀI TẬP 71. Chính phủ nước A có thể ngay lập tức áp dụng thuế tự vệ đối với dầunhập khẩu khi các doanh nghiệp trong nước có yêu cầu?Không, chỉ được áp dụng biện pháp tự vệ sau khi cơ quan có thẩm quyền củaA tiến hành điều tra.CSPL: khoản 1 Điều 3 Hiệp định SA.2. Nếu A áp dụng các mức thuế nhập khẩu tự vệ khác nhau cho dầu ănnhập khẩu của các nước khác nhau có vi phạm luật WTO?Có vi phạm. Không được phân biệt đối xử theo Điều 2.2 Hiệp định SA.3. Chính phủ nước A có thể áp dụng biện pháp tự vệ nào ngoài biện phápáp thuế tự vệ? Điều kiện và cách thức áp dụng biện pháp đó là gì?Ngoài biện pháp áp thuế tự vệ còn có hạn ngạch.Điều kiện và cách thức áp dụng quy định tại Điều 5.2 Hiệp định SA.- Điều kiện:+ Biện pháp này sẽ không làm giảm số lượng nhập khẩu dưới mức nhập khẩutrung bình của 3 năm đại diện gần nhất có số liệu thống kê, trừ khi có sự biện minhrõ ràng rằng cần có một mức khác để ngăn ngừa hoặc khắc phục thiệt hại nghiêmtrọng.+ Việc tham vấn theo khoản 3 Điều 12 đã được thực hiện dưới sự giám sát củaUỷ ban về các biện pháp tự vệ được quy định tại khoản 1 Điều 13 và chứng minh rõràng cho Uỷ ban rằng [i] nhập khẩu từ một số Thành viên xác định gia tăng với mộttỷ lệ không tương ứng với gia tăng tổng kim ngạch nhập khẩu của sản phẩm đó trongthời kỳ đại diện, [ii] lý do của việc không thực hiện các quy định tại điểm [a] đượcgiải thích chính đáng, [iii] điều kiện không thực hiện các quy định này là công bằngcho tất cả các nước xuất khẩu sản phẩm liên quan. Thời hạn thực hiện bất kỳ biệnpháp nào không được vượt quá thời hạn quy định ban đầu nêu tại khoản 1 Điều 7.Việc không thực hiện này sẽ không được chấp nhận trong trường hợp đe dọagây ra tổn hại nghiêm trọng.24- Cách thức: Tìm kiếm một thỏa thuận liên quan tới việc phân bổ hạn ngạchcho tất cả các Thành viên có lợi ích cung cấp chính yếu đối với sản phẩm. Trongtrường hợp không áp dụng được phương pháp này, Thành viên nhập khẩu sẽ phân bổcho các Thành viên có lợi ích cung cấp chủ yếu đối với sản phẩm này theo thị phần,tính theo tổng giá trị hay số lượng sản phẩm được nhập từ các Thành viên này trongmột thời gian đại diện trước đó và có tính đến bất cứ một yếu tố đặc biệt nào đã hoặccó thể ảnh hưởng đến thương mại hàng hóa này.BÀI TẬP 8.1. Khoản tài trợ của quốc gia X cấp cho ABC có được xem là trợ cấp haykhông?Đó là trợ cấp vì:- Có sự đóng góp tài chính 3 tỷ từ chính phủ.- Có một lợi ích cho ABC.CSPL: Điều 1 Hiệp định SCM.2. Hãy xác định khoản lợi ích được nhận.Khoản hỗ trợ về tài chính sẽ giúp doanh nghiệp ABC có vị trí thuận lợi hơntrường hợp không nhận trợ cấp này. Ngoài ra, khoản hỗ trợ về tài chính này cung cấpvới những điều kiện thuận lợi hơn so với những điều kiện hiện có trên thị trường.3. Đơn khởi kiện của doanh nghiệp A có được cơ quan có thẩm quyềnxem xét hay không, nêu cơ sở pháp lý?Được xem xét theo Điều 11.4 Hiệp định SCM.- Đơn yêu cầu được nộp bởi: doanh nghiệp A chiếm 25% tổng sản lượng nộiđịa.Tổng % nhà sản xuất thể hiện ủng hộ/phản đối đơn khởi kiện: A + B + C=25% + 10% + 13% = 48%.Ta thấy, 25% > 50% x 80% => đơn yêu cầu này được xem là nhân danh ngànhsản xuất trong nước.- Đơn ủng hộ: 25% [từ A], tổng sản lượng nhà sản xuất sản phẩm tương tựtrong nước: 80% [A + B +C+D+E+F]Ta thấy 25% > 25% x 80% => đơn ủng hộ vượt quá 25% tổng khối lượng củangành sản xuất sản phẩm tương tự trong nước.Như vậy, đơn yêu cầu sẽ được xem xét vì đáp ứng điều kiện quy định tại Điều11.4 Hiệp định SCM.-------------------------------------------------------------------------------------------------CHƯƠNG 5: GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP TRONG KHUÔN KHỔ WTOCÂU HỎI NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI1. Tất cả các tranh chấp giữa các quốc gia thành viên thuộc thẩm quyềngiải quyết của WTO.25

Video liên quan

Chủ Đề