Hướng dẫn học thiên can và địa chi năm 2024

Tham gia: 25/6/2020 Bài viết: 523 Đã được thích: 1 Điểm thành tích: 18

Can Chi vốn rất quen thuộc với chúng ta, thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ khái niệm Can Chi là gì, biết Cách Tính Thiên Can Địa Chi chính xác và áp dụng nó như thế nào vào cuộc sống thực tế. Nó có ý nghĩa gì trong đời sống con người? Nếu bạn còn điều gì chưa rõ, hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết thêm chi tiết về Can Chi.

1. Can Chi là gì?

Can Chi là tên gọi ngắn gọn của Thiên Can và Địa Chi hoặc ta có thể nghe đến cái tên thường gọi là Thập Thiên Can và Thập Nhị Địa Chi. Trong văn hóa của người Á Đông, người ta rất quen thuộc với những đơn vị này vì chúng dùng để tính trong hệ thống lịch pháp và những ngành học thuật có liên quan. Mỗi năm ta sẽ có một tên gọi riêng như Giáp Tuất, Đinh Sửu,… và cách tính Can Chi ngũ hành.

Vậy thì nguồn gốc Can chi từ đâu mà ra? Có nhiều giả thuyết cho câu hỏi này và cũng có nhiều cách trả lời khác nhau. Một trong những cách giải thích phổ biến nhất là do Đại Sào phát hiện ra. Nó được tính bằng cách đếm các đốt ngón tay, mỗi ngón sẽ ứng với một tên gọi như Bính, Ất, Giáp, Đinh, … Đây gọi là Thiên Can. Còn Địa Chi là sẽ ứng với Tý, Sửu, Dần, Mẹo,… tương thích với 12 tháng trong năm.

Thập Thiên Can hay còn gọi là 10 Thiên Can gồm các yếu tố: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý.

Và Thập Nhị Địa Chi [12 Địa Chi] bao gồm: Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tị, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.

Với các yếu tố này, người ta sẽ phối hợp chúng sao cho tương thích với nhau để ứng dụng tính ngày giờ năm tháng. Yếu tố Thiên Can sẽ được đặt phía trước còn Địa Chi được đặt phía sau như ta thường thấy trong tên của các năm như Đinh Sửu, Đinh Mão, Bính Dần, Giáp Tuất, … Theo cách ghép ta sẽ có được 60 tổ hợp và tuần hoàn theo chu kỳ.

Ý nghĩa của Can Chi Theo văn hóa phương Đông thì Can Chi có những ý nghĩa riêng liên quan đến sự xoay chuyển của đất trời.

Thập Thiên Can

Đầu tiên là Thiên Can, người xưa quan niệm rằng 10 Thiên Can đại diện cho các thời điểm trong chu kỳ tuần hoàn của Mặt Trời. Chữ Thiên theo quan niệm của dân gia là chỉ Mặt Trời và Trời. Và chu kỳ này tác động trực tiếp đến sự sinh sôi, nảy nở của vạn vật.

  • Giáp: Có nghĩa là mở, ý chỉ dấu hiệu vạn vật được tách ra, bắt nguồn sự sống.
  • Ất: Có nghĩa là kéo, ý chỉ quá trình vạn vật bắt đầu quá trình nhú mầm, sinh trưởng
  • Bính: Có nghĩa là sự đột ngột, khi vạn vật bắt đầu lộ ra trên mặt đất
  • Đinh: Có nghĩa là mạnh mẽ, khi vạn vật bước vào quá trình phát triển mạnh mẽ
  • Mậu: Có nghĩa là rậm rạp, tức chỉ giai đoạn vạn vật bắt đầu xanh tốt
  • Kỷ: Có nghĩa là ghi nhớ, chỉ giai đoạn vạn vật bắt đầu thành hình để phân biệt được.
  • Canh: Có nghĩa là chắc lại, khi vạn vật bắt đầu kết quả.
  • Tân: Có nghĩa là mới, vạn vật bước vào thời kỳ thu hoạch.
  • Nhâm: Có nghĩa là gánh vác, ý chỉ dương khí có tác dụng nuôi dưỡng vạn vật.
  • Quý: Có nghĩa là đo, chỉ sự vật khi đã có thể đo lường được.

    Thập nhị Địa chi

    12 Địa chi dùng để miêu tả chu kỳ vận động của Mặt Trăng, gây tác động đến quá trình phát triển của sinh vật. Trong đó:

- Tý: Là nuôi dưỡng, tu bổ, tức vạn vật bắt đầu nảy nở nhờ có dương khí.

- Sửu: Là kết lại, khi các mầm non tiếp tục quá trình lớn lên.

- Dần: Là sự thay đổi, dẫn dắt, khi các mầm non bắt đầu vươn lên khỏi mặt đất.

- Mão: Là đội, khi tất cả vạn vật đã nứt khỏi mặt đất để vươn lên.

- Thìn: Là chấn động, chỉ quá trình phát triển của vạn vật sau khi trải qua biến động.

- Tị: Là bắt đầu, khi vạn vật đã có sự khởi đầu.

- Ngọ: Là tỏa ra, khi vạn vậy đã bắt đầu mọc cành lá.

- Mùi: Là ám muội, khi khí âm bắt đầu xuất hiện, khiến vạn vật có chiều hướng phát triển yếu đi.

- Thân: Là thân thể, khi vạn vật đều đã trưởng thành.

- Dậu: Là sự già cỗi, khi vạn vật đã già đi.

- Tuất: Là diệt, tức chỉ đến một thời điểm nào đó, vạt vật sẽ đều suy yếu và diệt vong.

- Hợi: Là hạt, khi vạn vật lại quay trở về hình hài hạt cứng.

Từ đây, ta có thể thấy việc 10 Thiên Can và 12 Địa Chi được xây dựng dựa trên sự nhận thức đặc điểm hoạt động của Mặt Trời và Mặt Trăng.

2. Mối quan hệ hợp – khắc của Thiên Can và Địa Chi

Quan hệ giữa 10 Thiên Can

  • Giáp hợp Kỷ, khắc Canh
  • Ất hợp Canh, khắc Tân
  • Bính hợp Tân, khắc Nhâm
  • Đinh hợp Nhâm, khắc Quý
  • Mậu hợp Quý, khắc Giáp
  • Kỷ hợp Giáp, khắc Ất
  • Canh hợp Ất, khắc Bính
  • Tân hợp Bính, khắc Đinh
  • Nhâm hợp Đinh, khắc Mậu
  • Quý hợp Mậu, khắc Kỷ

Quan hệ giữa 12 Địa chi

  • Quan hệ Tam Hợp [Tốt]: Thân - Tý - Thìn, Dần - Ngọ - Tuất, Tị - Sửu - Dậu, Hợi - Mão - Mùi.
  • Quan hệ Lục Hợp [Nhị hợp - Tốt]: Tý Sửu, Dần Hợi, Mão Tuất, Thìn Dậu, Tị Thân, Ngọ Mùi.
  • Quan hệ Tứ hành xung [Xấu]: Tý - Ngọ - Mão - Dậu, Dần - Thân - Tị - Hợi, Thìn - Tuất - Sửu - Mùi. Trong đó có các cặp Tương xung [còn gọi là Lục Xung, rất xung, Xấu]: Tý xung Ngọ, Sửu xung Mùi, Dần xung Thân, Mão xung Dậu, Thìn xung Tuất, Tị xung Hợi.
  • Quan hệ Tương Hại [Xấu]: Tý - Mùi, Sửu - Ngọ, Dần - Tị, Mão - Thìn, Thân - Hợi, Dậu - Tuất.
  • Quan hệ Tương Phá [Xấu]: Tý - Dậu, Mão - Ngọ, Sửu - Thìn, Thân - Tị, Mùi - Tuất.
  • Quan hệ Tương hình [Xấu]: Dần, Tị, Thân - Hình hại vô ơn; Sửu, Mùi, Tuất - Hình hại đặc quyền; Tý, Mão - Hình hại vô lễ.
  • Quan hệ Tự hình [Xấu]: Thìn - Thìn, Dậu - Dậu, Ngọ - Ngọ, Hợi - Hợi. Khi đã xây dựng được 10 Thiên Can và 12 Địa Chi thì người ta phối hợp 2 yếu tố này lại để tính năm, tháng, ngày, giờ cũng như hình thành Lục thập hoa giáp dự đoán vận mệnh con người.

Quy tắc kết hợp giữa Can – Chi

– Chỉ có can dương và chi dương kết hợp được cùng với nhau.

Theo đó, 5 can dương x 6 chi dương = 30 cặp Can Chi:

– Chỉ có can âm và chi âm kết hợp được cùng với nhau.

Theo đó, 5 can âm x 6 chi âm = 30 cặp Can Chi:

Như vậy, có tất cả 60 cách kết hợp Thiên Can và Địa Chi, gọi là Lục thập hoa giáp hay còn gọi là Lục thập Giáp Tý [chữ khởi đầu của Thiên Can và Địa Chi khi kết hợp với nhau].

Qua hai bảng liệt kê 60 hoa giáp ở trên có thể thấy, mỗi tuổi [Địa Chi] chỉ có 5 mệnh nạp âm. Ví dụ: Tuổi Tý chỉ có 5 mệnh nạp âm là: Giáp Tý, Bính Tý, Mậu Tý, Canh Tý và Nhâm Tý.

3. Ngũ hành là gì?

Từ thời xưa, người Trung Hoa đã đưa ra thuyết Ngũ hành về 5 yếu tố cấu tạo nên vật chất của thế giới và mỗi yếu tố có một tính chất riêng biệt, cụ thể:

  • Kim: Kim loại, có tính cứng rắng, bền chắc và lạnh lẽo
  • Mộc: Gỗ, có khả năng tăng trưởng, dẻo dai, sức chịu đựng tốt
  • Thủy: Nước, có tính mềm mại, giỏi thích nghi nhưng dễ biến đổi
  • Hỏa: Lửa, tính nóng, sáng tỏ, linh hoạt
  • Thổ: Đất, đầy đặn, khả năng chịu đựng tốt, cái nôi của vạn vật. Nguồn gốc của cả 5 yếu tố này đều bắt nguồn từ Thái Cực, là trạng thái hoàn toàn sơ khai, chưa hề có sự phân chia, mang tính toàn thể của vạn vật.

Ngũ hành tương sinh

Trong hệ thống ngũ hành tương sinh bao gồm hai phương diện, đó là cái sinh ra nó và cái nó sinh ra, còn được gọi là mẫu và tử. Nguyên lý của quy luật tương sinh cụ thể như sau:

  • Mộc sinh Hỏa: Cây khô sinh ra lửa, Hỏa lấy Mộc làm nguyên liệu đốt.
  • Hỏa sinh Thổ: Lửa đốt cháy mọi thứ thành tro bụi, tro bụi vun đắp thành đất.
  • Thổ sinh Kim: Kim loại, quặng hình thành từ trong đất.
  • Kim sinh Thủy: Kim loại nếu bị nung chảy ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra dung dịch ở thể lỏng.
  • Thủy sinh Mộc: Nước duy trì sự sống của cây.

    Ngũ hành tương khắc

    Trong quy luật tương khắc bao gồm hai mối quan hệ là: cái khắc nó và cái nó khắc. Nguyên lý của quy luật tương khắc như sau:
  • Thủy khắc Hỏa: Nước sẽ dập tắt lửa
  • Hỏa khắc Kim: Lửa mạnh sẽ nung chảy kim loại
  • Kim khắc Mộc: Kim loại được rèn thành dao, kéo để chặt đổ cây
  • Mộc khắc Thổ: Cây hút hết chất dinh dưỡng khiến đất trở nên khô cằn.
  • Thổ khắc Thủy: Đất hút nước, có thể ngăn chặn được dòng chảy của nước.

    Âm dương ngũ hành của Can Chi

    Can Chi được chia thành âm – dương. Trong “Dịch truyện” có nói: Thái cực sinh lưỡng nghi. Tính của ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ là các vật cơ bản cấu thành nên vạn vật. Nguồn gốc của ngũ hành cũng là thái cực. Vì vậy:
  • Giáp, Ất cùng thuộc mộc. Giáp là can dương, Ất là can âm.
  • Bính, Đinh cùng thuộc hỏa. Bính là can dương, Đinh là can âm.
  • Mậu, Kỷ cùng thuộc thổ. Mậu là can dương, Kỷ là can âm.
  • Canh, Tân cùng thuộc kim. Canh là can dương, Tân là can âm.
  • Nhâm, Quý cùng thuộc thủy. Nhâm là can dương, Quý là can âm.
  • Dần, Mão cùng thuộc mộc. Dần là chi dương, Mão là chi âm.
  • Tí, ngọ cùng thuộc hỏa . Ngọ là chi dương, tị là chi âm.
  • Thân, dậu cùng thuộc kim. Thân là chi dương, dậu là chi âm.
  • Hợi, tý cùng thuộc thủy. Tý là chi dương, hợi là chi âm. Thổ ở 4 cuối, tức là các tháng cuối của 4 quý cho nên Thìn, Tuất, Sửu và Mùi cùng thuộc thổ. Trong đó, Thìn, Tuất đều là chi dương; Sửu, Mùi đều là chi âm.

– Tam hợp: là khi tuổi của 2 người chênh nhau 4 hoặc 8 tuổi.

Gồm có 4 nhóm tam hợp là: Thân – Tý – Thìn; Tị – Dậu – Sửu; Hợi – Mão – Mùi; Dần – Ngọ – Tuất.

Ví dụ: người tuổi Thân sẽ hợp với người có tuổi Tý, tuổi Thìn.

– Tứ hành xung: là khi tuổi của 2 người chênh nhau 6 tuổi.

Có 6 cặp tứ hành xung gồm: Tý – Ngọ; Mão – Dậu; Thìn – Tuất; Sửu – Mùi; Dần – Thân; Tỵ – Hợi.

Từ 6 cặp tứ hành xung trên ghép thành 3 nhóm tứ hành xung: Tý – Ngọ – Mão – Dậu; Thìn – Tuất – Sửu – Mùi; Dần – Thân – Tỵ – Hợi.

Tuy nhiên, với trường hợp cách nhau 3 tuổi hoặc 9 tuổi thì chỉ là xung kề và ít có ảnh hưởng [Ví dụ: tuổi Tý với tuổi Mão hoặc với tuổi Dậu, tuổi Hợi với tuổi Dần hoặc với tuổi Thân].

Chủ Đề