Hướng dẫn làm hợp đồng

Phòng ngừa rủi ro, tranh chấp, bảo vệ quyền lợi

Với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế thị trường thì việc giao kết cá hợp đồng kinh tế – thương mại diễn ra ngày càng nhiều. Trong đó, một số lượng khá lớn các doanh nghiệp, cá nhân vẫn đang sử dụng và ký kết các hợp đồng mang tên gọi “Hợp đồng kinh tế” dù chưa thực sự hiểu rõ loại Hợp đồng này. Vậy nên, trong bài viết sau, Công ty Luật Thái An™  sẽ cung cấp cho quý độc giả các thông tin liên quan đến việc soạn thảo Hợp đồng kinh tế.

Pháp luật hiện hành không có quy định về định nghĩa cũng như việc đề cập đến thuật ngữ “Hợp đồng kinh tế” trong các văn bản pháp luật. Vậy, thuật ngữ “Hợp đồng kinh tế” này có nguồn gốc và được hiểu như thế nào?

Thuật ngữ “Hợp đồng kinh tế” được ghi nhận tại Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989. Theo Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989 thì:

“Hợp đồng kinh tế là sự thoả thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học – kỹ thuật và các thoả thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình.”

Tuy nhiên, Pháp lệnh hợp đồng kinh tế 1989 đã hết hiệu lực ngày 01/01/2006 còn Luật Thương mại, Bộ Luật dân sự có hiệu lực cùng các văn bản hướng dẫn có liên quan thì không còn đề cập đến thuật ngữ “Hợp đồng kinh tế”.

Thế nhưng đến nay trong quá trình tư vấn pháp lý, Công ty Luật Thái An vẫn được các rất nhiều yêu cầu và câu hỏi từ các doanh nghiệp về việc soạn thảo Hợp đồng kinh tế. Vậy nên, qua bài viết này, chúng tôi sẽ phân tích và hướng dẫn cụ thể cho khách hàng để giúp các chủ doanh nghiệp có cái nhìn tổng quát để làm sao ký kết hợp đồng đúng luật, tránh rủi ro pháp lý do hợp đồng vô hiệu.

Những vấn đề lưu ý khi soạn thảo hợp đồng kinh tế mới nhất 2021 – Ảnh minh họa: Internet.

Như đã đề cập ở trên, cơ sở pháp lý điều chỉnh việc soạn thảo Hợp đồng kinh tế là Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989, Luật thương mại năm 1997 nhưng các văn bản pháp luật này đều đã hết hiệu lực.

Theo đó, hiện nay, tùy thuộc vào chủ thể ký kết hợp đồng, đối tượng của hợp đồng và các yếu tố khác cấu thành hợp đồng mà cơ sở pháp lý để soạn thảo các hợp đồng mang tính chất của Hợp đồng kinh tế là: Luật thương mại năm 2005, Bộ luật Dân sự 2015 hoặc luật chuyên ngành.

Khi soạn thảo hợp đồng kinh tế, cần lưu ý những vấn đề sau:

Trước đây, khi ký các hợp đồng trong kinh doanh thì hầu như các doanh nghiệp đều lựa chọn tên “Hợp đồng kinh tế”. Giờ đây, khi Pháp lệnh hợp đồng kinh tế hết hiệu lực thì về mặt pháp lý không thể tồn tại khái niệm hay tên gọi “Hợp đồng kinh tế”.

Dù việc lựa chọn không đúng tên hợp đồng sẽ không dẫn đến việc hợp đồng bị tuyên vô hiệu, tuy nhiên việc có thói quen sử dụng tên hợp đồng trong kinh doanh thương mại là “Hợp đồng kinh tế” là không nên.

Việc soạn thảo hợp đồng với tên gọi là “Hợp đồng kinh tế” sẽ khiến các đối tác nhận thấy sự thiếu chuyên nghiệp, thiếu sự cập nhật của bên soạn thảo hợp đồng.

Việc xác định và ghi nhận đúng căn cứ pháp lý giúp các bên áp dụng đúng các quy định pháp luật trong quá trình các bên thực hiện các thỏa thuận trong hợp đồng và cũng là cơ sở để giải quyết tranh chấp sau này.

Việc xác định đúng, áp dụng đúng, ký kết đúng hợp đồng kinh doanh thương mại ngay từ đầu sẽ định hướng tốt cho mỗi doanh nghiệp trong hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh.

Khi soạn thảo Hợp đồng kinh tế các loại cần đúng quy cách, đúng yêu cầu về mặt hình thức của mỗi loại hợp đồng kinh tế – kinh doanh thương mại, có đầy đủ các nội dung cơ bản trong hợp đồng như tên hợp đồng, thông tin các bên, đối tượng hợp đồng, quyền và nghĩa vụ các bên, chữ ký các bên…

Soạn thảo Hợp đồng kinh tế đòi hỏi phải có kiến thức sâu rộng cả về pháp lý lẫn thực tiễn kinh doanh.

Ngôn từ khi soạn thảo Hợp đồng kinh tế các loại cần chuẩn chỉnh, rõ ràng, tránh dùng từ đa nghĩa dễ gây hiểu lầm cho người đọc, phải đúng chính tả …

Hiện nay các quy định pháp luật trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực kinh doanh – thương mại được ban hành với số lượng lớn và có có xu hướng thay đổi nhanh. Đồng thời, trong bối cảnh hội nhập quốc tế của đất nước, các mối quan hệ hợp tác quốc tế với sự đa dạng những quy phạm pháp luật quốc tế [điều ước quốc tế, tập quán quốc tế…] thì các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu và áp dụng cho đúng.

Theo đó, việc sử dụng dịch vụ tư vấn hợp đồng bởi những luật sư, chuyên viên tư vấn trong quá trình đàm phán, soạn thảo, ký kết, thực hiện hoặc giải quyết tranh chấp hợp đồng của các doanh nghiệp là vô cùng cần thiết.

Việc soạn thảo hợp đồng kinh tế nói chung phải đảm bảo những nội dung chính như sau để tránh việc hợp đồng bị vô hiệu:

  • Tên gọi hợp đồng:
    • Như đã phân tích ở trên, khi soạn thảo Hợp đồng, khách hàng không nên quy định chung chung là “Hợp đồng kinh tế” mà nên căn cứ vào mục đích, đối tượng, văn bản căn cứ để xác định tên gọi Hợp đồng chính xác và đúng quy định.
    • Chẳng hạn, nếu dự định soạn thảo Hợp đồng kinh tế nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác [dựa trên các quy định của Luật Thương mại] thì có thể soạn thảo Hợp đồng mua bán hàng hoá; Hợp đồng dịch vụ; Hợp đồng hợp tác nghiên cứu thị trường; Hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại; Hợp đồng dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại…
  • Thời gian ký hợp đồng.
  • Ghi rõ thông tin doanh nghiệp, địa chỉ, mã số thuế, người đại diện theo pháp luật….
  • Thông tin đối tượng của hợp đồng: Ví dụ trong hợp đồng mua bán hàng hóa thì cần có các thông tin về số lượng, trọng lượng, kích cỡ, màu sắc, tính chất…của hàng hoá. Với hợp đồng dịch vụ cần nêu rõ về các tiêu chí thực hiện, khối lượng công việc, …
Làm thế nào để soạn thảo hợp đồng kinh tế chuyên nghiệp nhất theo quy định hiện hành – Ảnh minh họa: Internet.

===>>> Xem thêm: Điều kiện đối với đối tượng của hợp đồng

===>>> Xem thêm: Các phương thức thanh toán trong hợp đồng

  • Quyền và nghĩa vụ các bên tham gia ký kết hợp đồng.
  • Điều khoản giải quyết tranh chấp.

===>>> Xem thêm: Giải quyết tranh chấp hợp đồng

  • Hiệu lực hợp đồng, địa điểm ký kết.

===>>> Xem ngay: Các điều kiên để hợp đồng có hiệu lực

Các loại Hợp đồng kinh tế thông dụng là:

  • Hợp đồng mua bán hàng hoá
  • Hợp đồng hợp tác kinh doanh [Hợp đồng BBC]
  • Hợp đồng hợp tác đầu tư
  • Hợp đồng chuyển nhượng dự án đầu tư
  • Hợp đồng dịch vụ:
    •  hợp đồng vận chuyển hàng hóa
    •  hợp đồng giao nhận thầu xây dựng
    •  hợp đồng nghiên cứu và ứng dụng khoa học – kỹ thuật
    •  hợp đồng dịch vụ tư vấn
    •  hợp đồng dịch vụ quảng cáo thương mại
    •  hợp đồng dịch vụ trưng bày, giới thiệu hàng hoá, dịch vụ
    •  hợp đồng dịch vụ hội chợ, triển lãm thương mại
    •  hợp đồng đại diện cho thương nhân
    •  hợp đồng uỷ thác – xuất nhập khẩu
    •  hợp đồng đại lý
    •  Hợp đồng gia công
    •  Hợp đồng dịch vụ tổ chức đấu giá hàng hoá
    •  Hợp đồng dịch vụ quá cảnh
    •  Hợp đồng cho thuê hàng hoá
    •  Hợp đồng nhượng quyền thương mại

===>>> Xem ngay: 5 lợi ích to lớn khi sử dụng dịch vụ Tư vấn soạn thảo hợp đồng kinh tế

Bạn vui lòng tham khảo bảng giá dịch vụ tại LINK NÀY

Bạn vui lòng tham khảo quy trình cung cấp dịch vụ tại LINK NÀY

Thời gian soạn thảo các loại hợp đồng kinh tế là 2 – 3 ngày kể từ khi khách hàng cung cấp đầy đủ thông tin.

Quyết định lựa chọn sử dụng dịch vụ tư vấn soạn thảo hợp đồng là một khoản đầu tư thông minh so với chi phí phải bỏ ra khi có rủi ro pháp lý.

Ngoài dịch vụ soạn thảo hợp đồng, doanh nghiệp có thể tham khảo thêm các dịch vụ khác như rà soát hợp đồng, tư vấn đàm phán thương lượng, thực hiện, thanh lý và tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng.

  • Giới thiệu tác giả
  • Bài viết mới nhất

Luật sư tại Công ty Luật Thái An

Luật sư Đàm Thị Lộc:• Thành viên Đoàn Luật sư TP. Hà Nội và Liên đoàn Luật sư Việt Nam• Cử nhân luật Đại học Luật Hà Nội • Lĩnh vực hành nghề chính:* Tư vấn pháp luật: Doanh nghiệp, Đầu tư, Xây dựng, Thương mại, Lao động, Dân sự, Hình sự, Đất đai, Hôn nhân và gia đình

* Tố tụng và giải quyết tranh chấp: Kinh doanh thương mại, Đầu tư, Xây dựng, Lao động, Bảo hiểm, Dân sự, Hình sự, Hành chính, Đất đai, Hôn nhân và gia đình

Video liên quan

Chủ Đề