Hướng dẫn số 03 hd btctw ngày 29 12 2006

Ông Vũ Thành Long [Bình Phước] phản ánh: Mẹ ông vào Đảng năm 1948. Năm 1981 bà chuyển từ Thanh Hóa về tỉnh Sông Bé [nay là tỉnh Bình Dương]. Do thời kỳ đó việc nhập khẩu và chuyển sinh hoạt đảng còn gặp nhiều khó khăn nên trước khi chuyển bà đã có đơn xin miễn sinh hoạt Đảng và được Chi bộ cơ sở đồng ý. Ông Long hỏi trường hợp của mẹ ông có đủ tiêu chuẩn để được đề nghị tặng Huy hiệu Đảng không? Nếu được thì cấp nào sẽ thực hiện.

Đối với thẩm quyền và trách nhiệm của cấp ủy về xét tặng Huy hiệu Đảng: Theo điểm 42 [42.2đ] Quy định số 23-QĐ/TW ngày 31/10/2006 của Bộ Chính trị và điểm 17 [17.1c] Hướng dẫn số 03-HD/BTCTW ngày 29/12/2006 của Ban Tổ chức Trung ương: "Tỉnh ủy và tương đương: Xét, quyết định tặng Huy hiệu Đảng cho đảng viên. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra cấp ủy cấp dưới thực hiện quy định của Trung ương về tặng Huy hiệu Đảng...".

Việc tính tuổi đảng để xét truy tặng Huy hiệu Đảng được quy định như sau: Khi tính tuổi đảng để xét tặng Huy hiệu Đảng [hoặc truy tặng đối với đảng viên đã hy sinh, từ trần] phải xác định rõ ngày kết nạp đảng, ngày được công nhận đảng viên chính thức, ngày hy sinh hoặc từ trần và thời gian không tham gia sinh hoạt đảng của đảng viên theo đúng quy định của Điều lệ Đảng và điểm 7 [7.2] Quy định số 23-QĐ/TW nêu trên: "Tuổi đảng của đảng viên được tính từ ngày ghi trong quyết định công nhận đảng viên chính thức, trừ thời gian không tham gia sinh hoạt đảng. Thời gian không tham gia sinh hoạt đảng là thời gian bị khai trừ [kể cả khai trừ có thời hạn theo quy định của Điều lệ Đảng khóa II], thời gian bị xóa tên, thời gian mất liên lạc với tổ chức đảng và thời gian gián đoạn do chuyển sinh hoạt đảng".

Do vậy, việc xét tặng Huy hiệu Đảng cho đảng viên được thực hiện từ chi bộ nơi đảng viên sinh hoạt và tổ chức cơ sở đảng quản lý hồ sơ đảng viên.

Ban Tổ chức Trung ương hướng dẫn một số vấn đề về phương pháp, thủ tục, quy trình thi hành Điều lệ Đảng như sau:

1. Điều l [điểm 2]: Tuổi đời và trình độ học vấn của người vào Đảng ở một số trường hợp đặc biệt

1.1- Những người trên 60 tuổi [tính theo năm] vào Đảng phải đủ sức khoẻ và thực sự có uy tín, đang công tác ở cơ sở nơi chưa có tổ chức Đảng, chưa có đảng viên hoặc có yêu cầu đặc biệt phải được ban thường vụ cấp uỷ trực thuộc Trung ương đồng ý bằng văn bản trước khi cấp uỷ có thẩm quyền ra quyết định kết nạp.

1.2- Người vào Đảng đang sinh sống ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn là già làng, trưởng bản, người thực sự có uy tín, trình độ học vấn tối thiểu cũng phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ, được ban thường vụ cấp uỷ trực thuộc Trung ương đồng ý bằng văn bản trước khi cấp uỷ có thẩm quyền ra quyết định kết nạp.

2. Điều 2 [điểm l]: Đảng viên phải ''hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao''

2.1- Nhiệm vụ được giao bao gồm nhiệm vụ do Điều lệ Đảng quy định, nhiệm vụ do các tổ chức Đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị và các đoàn thể chính trị – xã hội phân công.

2.2- Hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao là hoàn thành có chất lượng, hiệu quả và bảo đảm thời gian theo quy định.

2.3- Phân công công tác cho đảng viên là việc giao cho đảng viên những nhiệm vụ thuộc phạm vi lãnh đạo của chi bộ như: xây dựng chi bộ trong sạch, vững mạnh; phát triển đảng viên; xây dựng chính quyền, đoàn thể, vững mạnh xây dựng đời sống văn hoá ở khu dân cư; bảo đảm an ninh, trật tự; phòng chống tham nhũng, lãng phí, tệ nạn xã hội… Chi bộ có trách nhiệm theo dõi, giúp đỡ, kiểm tra đảng viên thực hiện, đưa vào nội dung đánh giá chất lượng đảng viên hàng năm; đảng viên được phân công có trách nhiệm, báo cáo với chi bộ theo định kỳ hoặc khi có yêu cầu. Cấp uỷ cấp trên thường xuyên kiểm tra việc thực hiện và chỉ đạo rút kinh nghiệm.

2.4- Việc đánh giá kết quả ''hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao'' căn cứ vào kiểm điểm công tác theo định kỳ [hàng năm] của đảng viên ở chi bộ; nhận xét của cấp uỷ, chính quyền hoặc cơ quan, đơn vị, ban chấp hành đoàn thể chính trị – xã hội [nơi đảng viên là thành viên tham gia các tổ chức đó] thuộc phạm vi lãnh đạo của chi bộ.

3- Điều 4: Thủ tục xem xét kết nạp đảng viên [kể cả kết nạp lại]

3.1- Bồi dưỡng nhận thức về Đảng.

Người vào Đảng phải được học lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng, có giấy chứng nhận do trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện hoặc tương đương cấp; nơi không có trung tâm bồi dưỡng chính trị thì do cấp uỷ có thẩm quyền kết nạp đảng viên cấp.

3.2– Đơn xin vào Đảng.

Người vào Đảng phải tự viết đơn [không đánh máy], trình bày rõ những nhận thức của mình về mục đích, lý tưởng của Đảng, về động cơ xin vào Đảng.

3.3– Lý lịch của người vào Đảng.

  1. Người vào Đảng tự khai lý lịch đầy đủ, rõ ràng, trung thực theo quy định và phải chịu trách nhiệm về nội dung đã khai; nếu có điều gì không hiểu và không nhớ rõ thì phải báo cáo với chi bộ.
  1. Lý lịch phải được cấp uỷ cơ sở thẩm tra, kết luận trước khi ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu.

3.4- Thẩm tra lý lịch của người vào Đảng.

  1. Những người cần thẩm tra về lý lịch gồm:

Người vào Đảng;

– Cha, mẹ đẻ, cha mẹ vợ [chồng] hoặc người trực tiếp nuôi dưỡng bản thân; vợ hoặc chồng của người vào Đảng [sau đây gọi chung là người thân].

  1. Nội dung thẩm tra:

– Đối với người vào Đảng: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay, về chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, về phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống.

– Đối với người thân: Làm rõ những vấn đề về lịch sử chính trị và chính trị hiện nay; việc chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

  1. Phương pháp thẩm tra:

Nếu biết rõ những người thân của người vào Đảng đang là đảng viên, trong lý lịch người vào Đảng đã khai đầy đủ, rõ ràng theo quy định thì không phải thẩm tra xác minh. Nội dung nào chưa rõ thì thẩm tra xác minh nội dung đó; khi các cấp uỷ cơ sở [ở quê quán hoặc nơi cư trú, nơi làm việc] đã xác nhận, nếu có nội dung nào chưa rõ thì đến ban tổ chức cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng để thẩm tra làm rõ.

– Những nội dung đã biết rõ trong lý lịch của người vào Đảng và những người thân đều sinh sống, làm việc tại quê quán trong cùng một tổ chức cơ sở đảng [xã, phường, thị trấn…] từ đời ông, bà nội đến nay thì chi uỷ báo cáo với chi bộ, chi bộ kết luận, cấp uỷ cơ sở kiểm tra và ghi ý kiến chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch; không cần có bản thẩm tra riêng.

– Việc thẩm tra lý lịch của người vào Đảng trong lực lượng vũ trang được đối chiếu với lý lịch của người đó khai khi nhập ngũ hoặc khi được tuyển dụng. Nếu có nội dung nào chưa rõ phải tiến hành thẩm tra để làm rõ.

– Người vào Đảng đang ở ngoài nước thì đối chiếu với lý lịch của người đó do cơ quan có thẩm quyền ở trong nước đang quản lý, hoặc lấy xác nhận của cấp uỷ cơ sở nơi quê quán hoặc nơi cư trú, nơi làm việc của người đó ở trong nước.

– Người thân của người vào Đảng đang ở ngoài nước, thì cấp uỷ nơi người vào Đảng làm văn bản nêu rõ nội dung đề nghị cấp uỷ hoặc cơ quan đại diện Việt Nam ở ngoài nước [qua Ban Cán sự đảng ngoài nước] để lấy xác nhận; trường hợp có nghi vấn về chính trị thì đến cơ quan an ninh trong nước để thẩm tra.

– Người vào Đảng và người thân của người vào Đảng đang làm việc tại cơ quan đại diện, tổ chức phi chính phủ của nước ngoài và doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam, thì đại diện cấp uỷ cơ sở đến nơi làm việc và cơ quan an ninh của Nhà nước có trách nhiệm quản lý, theo dõi các tổ chức đó để thẩm tra những vấn đề có liên quan đến chính trị của những người nêu trên.

– Đối với ông bà nội, ngoại, anh chị em ruột, con, nếu có vấn đề nghi vấn về chính trị ở trường hợp nào thì xác minh riêng trường hợp đó.

  1. Trách nhiệm của các cấp uỷ và đảng viên:

Trách nhiệm của chi bộ và cấp uỷ cơ sở nơi có người vào Đảng:

+ Kiểm tra, đóng dấu giáp lai vào các trang trong lý lịch của người vào Đảng [chi uỷ chưa nhận xét và cấp uỷ cơ sở chưa chứng nhận ký tên, đóng dấu vào lý lịch].

+ Cử đảng viên đi thẩm hoặc gửi phiếu thẩm tra đến cấp uỷ cơ sở hoặc cơ quan có trách nhiệm để thẩm tra.

+ Tổng hợp kết quả thẩm tra, ghi nội dung chứng nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch của người vào Đảng.

– Trách nhiệm của cấp uỷ cơ sở và cơ quan nơi được yêu cầu xác nhận lý lịch:

+ Chỉ đạo chi uỷ hoặc bí thư chi bộ [nơi chưa có chi uỷ] và cơ quan trực thuộc có liên quan xác nhập vào lý lịch hoặc phiếu thẩm tra, báo cáo cấp uỷ cơ sở.

+ Cấp uỷ cơ sở thẩm định, ghi nội dung xác nhận, ký tên, đóng dấu vào lý lịch hoặc phiếu thẩm tra gửi cho cấp uỷ cơ sở có yêu cầu; nếu gửi phiếu thẩm tra theo đường công văn thì không để chậm quá 30 ngày [ở trong nước], 90 ngày [ở ngoài nước] kể từ khi nhận được phiếu yêu cầu thẩm tra lý lịch.

+ Tập thể lãnh đạo ban tổ chức cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng nơi được yêu cầu xác nhận lý lịch thống nhất về nội dung trước khi xác nhận vào lý lịch hoặc phiếu thẩm tra.

– Trách nhiệm của đảng viên được cử đi thẩm tra lý lịch:

Phải có trách nhiệm cao công tâm, am hiểu nghiệp vụ và có hiểu biết về người vào Đảng; kết thúc đợt thẩm tra phải làm văn bản báo cáo trung thực với cấp uỷ những nội dung được giao thẩm tra và chịu trách nhiệm trước Đảng về những nội dung đó.

đ] Kinh phí chi cho việc đi thẩm tra lý lịch của người vào Đảng:

Đảng viên ở các cơ quan hưởng ngân sách Nhà nước, các doanh nghiệp đi thẩm tra lý lịch người vào Đảng thì được thanh toán công tác phí theo quy định hiện hành của Đảng và Nhà nước; ở các đơn vị khác thì được vận dụng theo chỉ đạo của cấp uỷ cấp trên trực tiếp của tổ chức cơ sở đảng.

Chủ Đề