Hướng dẫn sử dụng thuốc nhỏ mắt tobrex

Tobramycin là một kháng sinh nhóm aminoglycosid thu được từ môi trường nuôi cấy Streptomyces tenebrarius. Thuốc có tác dụng diệt khuẩn. Mặc dù cơ chế tác dụng chính xác chưa biết đầy đủ, nhưng có lẽ thuốc ức chế sự tổng hợp protein ở các vi khuẩn nhạy cảm bằng cách gắn không thuận nghịch với các tiểu đơn vị 30S của ribosom.

Phổ tác dụng:

Nhìn chung, tobramycin có tác dụng với nhiều vi khuẩn Gram âm hiếu khí và một số vi khuẩn Gram dương hiếu khí. Thuốc không có tác dụng với Chlamydia, nấm, virus và đa số các vi khuẩn yếm khí. In vitro, tobramycin thường tác dụng kém hơn gentamicin đối với 1 số vi khuẩn Gram âm bao gồm E. coli và Serratia. Nhưng tobramycin lại mạnh hơn gentamicin một chút đối với Ps.aeruginosa vốn nhạy cảm với cả hai loại thuốc này. Nhưng ở Việt Nam sự nhạy cảm của vi khuẩn này đối với thuốc đã thay đổi (xem số liệu về sự kháng thuốc dưới đây).

Tobramycin rất giống gentamicin về tính chất vi sinh học và độc tính. Chúng có cùng nửa đời thải trừ, nồng độ đỉnh trong huyết thanh, ít liên kết với protein, thể tích phân bố và sự bài tiết chủ yếu qua lọc ở cầu thận. Không phải những chủng vi khuẩn kháng gentamicin đều kháng tobramycin.

Ở Việt Nam tobramycin có tác dụng tốt với S. typhi, nhất là ở miền Nam (100%), S. flexner (95%), Proteus spp (98%). Theo các số liệu ASTS năm 1999, các vi khuẩn đã tăng đề kháng tobramycin gồm có E. coli kháng tobramycin với tỷ lệ 27,8%, Enterobacter kháng tobramycin với tỷ lệ 35,4% và Pseudomonas aeruginosa kháng tobramycin với tỷ lệ 46,1%. Có sự kháng chéo giữa tobramycin và gentamicin nhưng có khoảng 10% các chủng kháng gentamicin còn nhạy cảm với tobramycin. Vì có tiềm năng độc tính với tai và thận, nên phải theo dõi chặt chẽ chức năng thận, thính giác và tiền đình. Cũng như gentamicin, cần phải tránh các nồng độ đỉnh huyết tương (đo 15 – 30 phút sau khi tiêm thuốc) không vượt quá 10 – 12 microgam/ml và nồng độ đáy (nồng độ còn lại) (đo ngay trước khi tiêm liều mới) không vượt quá 2 microgam/ml khi dùng phác đồ tiêm nhiều lần trong ngày. Nồng độ đáy tăng có thể chứng tỏ có sự tích lũy trong mô. Sau khi tiêm bắp 1 mg/kg, 1 liều duy nhất cho người có chức năng thận bình thường, nồng độ đỉnh tobramycin trong huyết thanh khoảng 4 – 6 microgam/ml, đạt được trong vòng 30 – 90 phút. Nồng độ thuốc trong huyết tương bằng hoặc dưới 1 microgam/ml, 8 giờ sau khi tiêm bắp. Nồng độ điều trị trong huyết thanh thường nằm trong khoảng 4 – 6 microgam/ml. Nửa đời của thuốc trong huyết thanh ở người bình thường là 2 – 3 giờ, và có tới 93% liều được đào thải ra nước tiểu trong vòng 24 giờ dưới dạng không biến đổi.

Tobramycin thường được dùng dưới dạng sulfat, đặc biệt để điều trị nhiễm khuẩn do Pseudomonas. Thuốc không hấp thu qua đường uống, và thường được tiêm bắp hoặc tĩnh mạch. Không nên tiêm dưới da vì có thể gây đau.

2/Chỉ định

  • Thuốc Tobrex được chỉ định trong điều trị các bệnh nhiễm trùng ngoài nhãn cầu và các phần phụ của mắt gây ra bởi các vi khuẩn nhạy cảm với tobramycin. Khi sử dụng thuốc Tobrex nhỏ mắt, bạn nên theo dõi đáp ứng của vi khuẩn đối với liệu pháp kháng sinh tại chỗ này.
  • Các nghiên cứu lâm sàng đã cho thấy kháng sinh tobramycin an toàn và hiệu quả khi sử dụng cho trẻ em 3/Chống chỉ định

Người bị quá mẫn với tobramycin hay bất kỳ tá dược nào.

4/Cách dùng – Liều dùng

Liều dùng thuốc Tobrex nhỏ mắt cần tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ, liều khuyến cáo cho người lớn và trẻ em trên 1 tuổi như sau:

  • Đối với bệnh mức độ nhẹ đến trung bình, nhỏ 1 – 2 giọt thuốc vào túi kết mạc, mỗi 4 giờ 1 lần, điều trị liên tục trong 7 ngày.
  • Đối với trường hợp nhiễm khuẩn mức độ nặng, nhỏ 2 giọt thuốc vào mắt bị bệnh mỗi giờ. Sau khi bệnh cải thiện, có thể giảm liều thuốc Tobrex.

Dung dịch nhỏ mắt Tobrex có thể được sử dụng kết hợp với thuốc mỡ tra mắt Tobrex.

Cách dùng thuốc Tobrex nhỏ mắt:

  • Thuốc Tobrex dùng để nhỏ mắt.
  • Sau khi mở nắp lọ thuốc, nếu vòng gắn đảm bảo lọ thuốc bị rời ra, bạn cần bỏ nó đi trước khi dùng thuốc.
  • Để tránh tạp nhiễm vào đầu nhỏ thuốc và dung dịch thuốc, bạn cần thận trọng không để đầu nhỏ thuốc tiếp xúc với mí mắt, vùng xung quanh mắt hoặc bất cứ bề mặt nào. Vặn chặt nắp lọ thuốc sau khi sử dụng.
  • Khuyến cáo bạn nên thực hiện ấn ống dẫn lệ hoặc nhắm nhẹ mắt lại sau khi nhỏ thuốc Tobrex. Việc làm này sẽ hạn chế sự hấp thu thuốc toàn thân qua mắt, đồng thời giúp giảm các phản ứng bất lợi toàn thân.
  • Nếu bạn đang dùng nhiều hơn một loại thuốc nhỏ mắt, phải sử dụng các loại thuốc cách nhau ít nhất là 5 phút.
  • Thuốc tra mắt dạng mỡ cần dùng sau cùng.

Một số lưu ý khi sử dụng thuốc Tobrex:

  • Một số bệnh nhân có thể nhạy cảm với thuốc Tobrex dùng tại chỗ. Mức độ nghiêm trọng của phản ứng quá mẫn khác nhau ở mỗi người, từ ảnh hưởng tại chỗ cho đến các phản ứng toàn thân như ban đỏ, ngứa, mày đay, sốc phản vệ, phản ứng phản vệ, phát ban da hoặc phản ứng bóng nước.
  • Cũng giống như các kháng sinh khác, sử dụng kéo dài thuốc Tobrex nhỏ mắt có thể làm cho các chủng không nhạy cảm, bao gồm cả nấm phát triển quá mức. Nếu bị bội nhiễm, bạn cần điều trị thích hợp kịp thời.
  • Không khuyến cáo đeo kính áp tròng trong khi đang điều trị bằng thuốc Tobrex nhỏ mắt. Trong thuốc nhỏ mắt Tobrex có chứa benzalkonium clorid, chất này có thể gây kích ứng mắt và làm đổi màu kính áp tròng mềm. Vì vậy, cần tránh tiếp xúc với kính áp tròng mềm. Trong trường hợp bạn được bác sĩ cho phép đeo kính áp tròng, bạn cần phải được hướng tháo kính áp tròng trước khi nhỏ thuốc Tobrex và chờ ít nhất 15 phút sau mới được đeo lại. 5/Tác dụng phụ

Bạn cần đến ngay cơ sở y tế nếu có dấu hiệu của một phản ứng dị ứng bao gồm: Phát ban, khó thở, sưng mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng.

Ngoài ra, bạn cũng nên đến gặp bác sĩ ngay nếu bạn có các triệu chứng sau:

  • Nóng rát nghiêm trọng, cảm giác châm chích hoặc kích thích mắt sau khi sử dụng thuốc Tobrex
  • Sưng mắt, đỏ, khô mắt, cực kỳ khó chịu ở mắt.

Tác dụng phụ thường gặp của thuốc Tobrex có thể bao gồm:

  • Ngứa mắt hoặc đỏ mắt
  • Cảm giác nóng, châm chích hoặc kích thích ở mắt.
  • Mí mắt ngứa hoặc sưng húp.
  • Mờ mắt
  • Mắt có thể nhạy cảm hơn với ánh sáng. 6/Tương tác thuốc
  • Các nghiên cứu về tương tác vẫn chưa được tiến hành. Cũng không có các tương tác liên quan trên lâm sàng được mô tả với dạng thuốc nhỏ mắt tại chỗ
  • Nếu đang dùng nhiều hơn một loại thuốc nhỏ mắt, các loại thuốc phải dùng cách nhau ít nhất là 5 phút. Thuốc tra mắt dạng mỡ cần dùng sau cùng

Bệnh viện Lê Văn Thịnh với đội ngũ Y Bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, tận tâm và luôn lấy Người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động, nếu Người bệnh có vấn đề về sức khỏe, hay cần biết thêm thông tin hãy đến Bệnh viện Lê Văn Thịnh để được tư vấn, thăm khám và điều trị.

Thuốc nhỏ mắt Tobrex mở ra dụng trong bao lâu?

Tránh tiếp xúc với kính áp tròng mềm. Trong trường hợp bệnh nhân được phép đeo kính áp tròng, họ phải được hướng dẫn để tháo kính áp tròng trước khi nhỏ thuốc này và chờ ít nhất 15 phút sau mới được đeo lại. Không được dùng sau khi mở lọ 28 ngày.

Thuốc nhỏ mắt Tobrex dùng khi nào?

Thuốc nhỏ mắt Tobrex (Tobramycin) được chỉ định trong các trường hợp nhiễm trùng ở ngoài nhãn cầu và các phần phụ của mắt. Nguyên nhân do những vi khuẩn nhạy cảm với tobramycin. Khi sử dụng thuốc nhỏ mắt Tobrex, cần theo dõi đáp ứng, tình trạng viêm có giảm đối với liệu pháp kháng sinh tại chỗ hay không.

Dung dịch nhỏ mắt Tobrex có tác dụng gì?

Thuốc nhỏ mắt tobrex được các bác sĩ kê đơn để trị bệnh đau mắt đỏ, với hoạt chất chính là tobramycin – là một loại kháng sinh nhóm aminoglycoside, có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn. Do đó, thuốc nhỏ mắt tobrex được sử dụng để điều trị nhiễm trùng mắt do vi khuẩn gây ra.

Thuốc nhỏ mắt trị đau mắt đỏ Tobrex giá bao nhiêu?

Được biết, loại thuốc nhỏ mắt Tobrex có giá từ 52.000-55.000 đồng/lọ.