Hướng dẫn trò chơi đơn giản cho trẻ tiểu học

Cách chơi: Chọn một nhóm học sinh gồm 10 bạn (5 nam, 5 nữ).

Quy định cho các học sinh Nam ghi vào giấy bắt đầu bằng chữ “Nếu” – còn học sinh nữ thì bắt đầu bằng chữ “Thì”.

Sau 2 phút lần lượt mời 1 bạn Nam lên đọc câu của mình sau đó mời bạn Nữ tiếp tục đọc câu của mình…

Trò chơi tiếp tục, hướng dẫn làm sao tất cả lần lượt tự giác đứng lên đọc câu của mình (như 1 trò chơi hát đối đáp), câu nào có ý nghĩa thì vỗ tay tán thưởng.

Cách chơi: Quản trò giao việc: Em/bạn hãy tưởng tượng mình là một cái cây. Tất cả đứng giang tay ra để tạo hàng cây. Gió thổi bên nào các em/bạn nghiêng về bên đó. Cả lớp đứng rồi dang tay sang hai bên.

Quản trò: (Hô) Gió thổi, gió thổi.

Cả lớp: Về đâu, về đâu?

Quản trò: Bên trái, bên trái.

Cả lớp: Nghiêng người sang bên trái.

Quản trò: Gió thổi, gió thổi.

Cả lớp: Về đâu, về đâu?

Quản trò: Bên phải, bên phải.

Cả lớp: Nghiêng người sang bên phải.

Quản trò hô rồi làm tiếp với các vị trí: trước, sau.

Lưu ý: Quản trò lặp lại các vị trí cần luyện tập nhiều lần và tăng tố độ nói để học sinh luyện phản xạ nhanh.

13. Trò chơi “Cây sen”

Cách chơi: 

Người quản trò hô: “Nụ sen” – người chơi úp 2 lòng bàn tay lại tạo thành nụ sen. Người quản trò hô: “Hoa sen” – người chơi xòe 2 lòng bàn tay tạo dáng cong như bông hoa sen. Người quản trò hô: “Lá sen” – người chơi xòe thẳng bàn tay tạo thành lá sen. Người quản trò hô “Trái sen” – người chơi úp 2 bàn tay lại tạo thành trái …

Khi tất cả mọi người đã hiểu cách chơi, làm quen tay thì người quản trò quy định “làm theo lời nói của tôi chứ không làm theo hành động của tôi” – sau đó cuộc chơi diễn ra theo sự dẫn dắt của người quản trò (lời nói làm ngược động tác)

Chú ý: người quản trò tinh mắt bắt phạt những người làm sai động tác để tạo không khí hấp dẫn lôi cuốn. Tương tự có thể chuyển thành nụ hoa, thì thụt, nắm mở…

14. Trò chơi “Lời chào”

Cách chơi:

Chào anh: theo kiểu chào nghi thức Đội.

Chào thầy: khoanh hai tay trước ngực.

Chào bác: như chào thầy nhưng cúi xuống.

Chào em: tay đưa ra phía trước như động tác mời.

Quản trò hô các lời chào và làm các động tác. Người chơi hô to và làm theo.

Quản trò có thể hô một kiểu và làm một kiểu.

Ai làm khác với lời hô của quản trò là sai.

Làm không rõ động tác là sai.

Chú ý:

Tốc độ hô nhanh, chậm tùy thuộc vào đối tượng chơi.

Có thể thêm một, hai động tác chào nữa để tăng thêm mức độ khó của trò chơi.

15. Trò chơi “Hát đếm số”

Cách chơi: quản trò đưa 1 ngón tay lên thì người chơi bắt bàn hát theo số ngón quản trò đưa ra

Ví dụ: Quản trò đưa 1 ngón tay

Người chơi bắt bài hát: “Một ngón tay nhúc nhích nè (2 lần)

Một ngón tay nhúc nhích nhúc nhích cũng đủ làm ta vui rồi”

Quản trò đưa 2 ngón tay:

Người chơi: “2 con thằn lằn con rủ nhau cắn nhau đứt đuôi …”

Quản trò cứ tiếp tục đưa lần lượt các ngón tay nếu như nhóm nào không bắt được bài hát sẽ bị phạt.

16. Trò chơi “Ai làm đúng?”

Mục đích: Rèn luyện khả năng tập trung tư tưởng, tinh thần tập thể, phản xạ nhanh nhạy cho các em.

Cách chơi: Quản trò quy định một nhóm đóng giả gà con. Nhóm khác đóng giả gà mái, nhóm khác nữa đóng giả gà trống. Khi được đọc đến tên mình cùng động tác chỉ huy tay của quản trò, lập tức nhóm phải phát ra  tiếng kêu của gà. Ví dụ: Gà con kêu chíp chíp… Gà mái kêu cục tác… Gà trống kêu ò…ó…o…

Quản trò chỉ tay vào nhóm nào mà nhóm đó không đọc được hoặc đọc chậm, đọc sai quy định thì phạm luật.

Chú ý: Để xem nhóm nào phản xạ tốt nhất, quản trò vừa làm động tác chỉ vào nhóm đó nhưng lại gọi trên nhóm khác, các em sẽ dễ bị nhầm. Ai làm sai sẽ bị phạt.

16. Trò chơi “Trời mưa”

Cách chơi:Quản trò: (hô): Trời mưa, trời mưa
Cả lớp: Che ô, đội mũ (hai tay vòng lên phía trên đầu)
Quản trò: Mưa nhỏ
Cả lớp: Tí tách, tí tách (Vỗ nhẹ hai tay vào nhau)
Quản trò: Trời chuyển mưa rào
Cả lớp: Lộp độp, lộp độp (Vỗ tay to hơn)
Quản trò: Sấm nổ
Cả lớp: Đì đoàng, đì đoàng (nắm bàn tay phải, giờ lên cao hai lần)Quản trò: Đã 9 giờ tối
Cả lớp: Đi ngủ, đi ngủ (Hai tay úp vào nhau, đưa lên sát má, nghiêng đầu)
Quản trò: Trời đã sáng tỏ
Cả lớp: Gà gáy ò ó o (làm động tác gà gáy)
Quản trò: Rủ nhau tới trường
Cả lớp: Ngồi vào ngay ngắn (Ngồi xuống, vòng tay lên bàn)

(Nguồn: sưu tầm)

06-10-2022 18 257938 0 0 Báo lỗi

Để tạo hứng thú cho học sinh xuyên suốt trong một buổi học thì cách vào bài có lôi cuốn, hấp dẫn là điều vô cùng cần thiết. Thay vì vào bài trực tiếp thì các thầy cô hãy bắt đầu với một vấn đề mà có thể thu hút học sinh tham gia và đó cũng là cách hiệu quả nhất để học sinh nhanh chóng vào bài. Vậy bạn đã có ý tưởng gì cho trò chơi khởi động đầu tiết học hay và thú vị nhất? Nếu chưa hãy cùng toplist tham khảo bài viết sau nhé!

Trên đây là top 18 trò chơi khởi động đầu tiết học hay và thú vị nhất cho học sinh tiểu học mà toplist muốn giới thiệu đến bạn. Hi vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong việc khởi động tiết học hiệu quả nhất nhé.


Các bình luận

Click the image to close