Hướng dẫn viết báo cáo hội thảo

Nhằm mục đích hướng dẫn, hỗ trợ các nhóm công tác chuyên trách trong việc triển khai hoạt động tự đánh giá và chuẩn bị cho công tác đánh giá ngoài cơ sở giáo dục [chu kỳ 2] theo quy định tại Thông tư số 12/2017/TT-BGDĐT, trong hai ngày 28 và 29/6/2022, Trường Đại học Cần Thơ đã phối hợp với Trung tâm Kiểm định Chất lượng Giáo dục - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo tập huấn “Kỹ năng viết báo cáo tự đánh giá cơ sở giáo dục” cho 45 viên chức là thành viên Hội đồng Tự đánh giá Trường Đại học Cần Thơ. Báo cáo viên của hội thảo là TS. Nguyễn Hứa Phùng, một trong những chuyên gia giàu kinh nghiệm trong công tác bảo đảm và kiểm định chất lượng giáo dục.

Các đại biểu tham dự Hội thảo tập huấn “Kỹ năng viết báo cáo tự đánh giá cơ sở giáo dục”

Tại hội thảo tập huấn, các đại biểu tham dự được nghe trình bày về: [1] Ý nghĩa của hoạt động Kiểm định chất lượng giáo dục; [2] Quy trình Kiểm định chất lượng giáo dục; [3] Giới thiệu tổng quát Bộ tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục cấp cơ sở giáo dục; [4] Cách tìm thông tin - minh chứng và xử lý các minh chứng thứ cấp; [5] Các cách tiếp cận khi viết báo cáo tự đánh giá; [6] Vận dụng chu trình PDCA trong tự đánh giá cơ sở giáo dục; [7] Phương pháp viết phiếu đánh giá tiêu chí; và [8] Những lưu ý trong thu thập thông tin xây dựng cơ sở dữ liệu và các lỗi thường gặp trong báo cáo tự đánh giá. Ngoài các nội dung lý thuyết được truyền đạt, các đại biểu còn tham gia thực hành viết phiếu đánh giá và viết một vài tiêu chí cụ thể dưới sự hướng dẫn của ban giảng huấn.

TS. Nguyễn Hứa Phùng, Báo cáo viên của hội thảo

Đại biểu chia nhóm thực hành viết một số tiêu chí cụ thể của báo cáo tự đánh giá

Sau hai ngày tích cực tham dự khóa tập huấn, các đại biểu được cấp chứng nhận hoàn thành khóa bồi dưỡng. Như vậy, với các thông tin hữu ích thu được từ chia sẻ của báo cáo viên và các tài liệu hướng dẫn liên quan, với các kỹ năng thực hành ban đầu, các nhóm công tác chuyên trách của Trường Đại học Cần Thơ sẽ có thể triển khai có hiệu quả việc thực hiện báo cáo tự đánh giá Nhà trường trong thời gian tới.

Đại biểu nhận chứng nhận hoàn thành khoá tập huấn


[Ban Biên tập]

– Bài viết tham gia hội thảo phải là kết quả nghiên cứu mới, chưa từng được công bố trên các sách, tạp chí, hội thảo trong và ngoài nước.

– Bài viết toàn văn phải được viết bằng tiếng Anh [Mỹ]. Tác giả chịu trách nhiệm toàn bộ phần chỉnh sửa về mặt ngôn ngữ [nếu như phản biện yêu cầu].

– Bản toàn văn của bài viết gồm 4000 đến 7000 từ; và tuân thủ nghiêm ngặt các định dạng trong văn bản mẫu kèm theo. Nội dung bài viết cần có: tóm tắt, mở đầu, nội dung, kết luận, lời cảm ơn [nếu có], tài liệu tham khảo, giới thiệu tóm tắt về tác giả/nhóm tác giả. [Tải văn bản định dạng mẫu tại đây]

– Bài viết sử dụng font chữ Time New Roman, cỡ chữ 12, giãn cách dòng Single.

– Bài viết có thể dùng footnote để giải thích nội dung [nếu cần]

– Tài liệu tham khảo xếp theo thứ tự A,B,C theo họ đối với tác giả nước ngoài và tên đối với tác giả Việt Nam [theo định dạng của APA 6th edition]. Đối với các tài liệu phỏng vấn, đề nghị chú thích ở footnote ghi rõ địa điểm và thời gian thực hiện.

– Bài viết toàn văn được để ở file Word có định dạng .docx và xin gửi về địa chỉ email: , hoặc upload tại website [Mục Nộp báo cáo toàn văn]word có định dạng *.doc hoặc doc

– Các tác giả bài viết được tạp chí trong danh mục SCOPUS chấp nhận đăng phải chịu trách nhiệm biên tập/sửa chữa bài viết theo yêu cầu của tạp chí. Thời gian đăng tải công trình phụ thuộc vào Ban biên tập tạp chí.  

Thời gian gửi bài

– Gửi báo cáo toàn văn: trước ngày 30/08/2021

– Thông báo kết quả chọn đăng báo cáo toàn văn trong Kỷ yếu/tạp chí thuộc danh mục SCOPUS: 15/10/2021

– Gửi bản báo cáo toàn văn đã chỉnh sửa theo góp ý phản biện: trước ngày 1/11/2021

Chủ Đề