Hướng dẫn viết cv cho sinh viên mới ra trường
Hiện nay khi xã hội ngày càng phát triển cũng tạo được nhiều điều kiện tốt cho các bạn sinh viên vừa mới ra trường có thể liên hệ đến phỏng vấn tại các công ti chỉ thông qua CV xin việc. Nếu như trước đây thì các bạn cần chuẩn bị hồ sơ viết tay thì bây giờ không cần phải quá cầu kì bạn chỉ cần tìm hiểu và viết Cv xin việc cho sinh viên mới ra trường gửi tới nơi mình muốn ứng tuyển rất nhanh chóng và tiện lợi. Tuy nhiên khi kinh nghiệm còn non kém, chưa biêt cách viết CV sao cho đúng chuẩn và hay, các bạn cũng không cần quá lo lắng chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn viết CV xin việc cho sinh viên mới ra trường hay và đúng chuẩn nhất. Show CV xin việc của sinh viên mới ra trường cũng không được sơ sài Thông thường khi viết cv xin việc cho sinh viên mới ra trường chúng ta cần cung cấp đầy đủ thông tin cá nhân của chính mình, đặc biệt là thông tin liên hệ khi cần thiết nếu bạn quên để lại số điện thoại hoặc địa chỉ thì nhà tuyển dụng sẽ không biết liên hệ với bạn thế nào để hẹn phỏng vấn. Tùy thuộc vào yêu cầu của từng cơ quan mà bạn ứng tuyển bạn có thể viết cv mẫu bằng tiếng Việt hay những cv cho sinh viên mới ra trường bằng Tiếng anh theo yêu cầu đưa ra. Nếu các bạn vẫn băn khoăn không biết phải làm cách nào để hoàn thiện CV xin việc cho sinh viên mới ra trường thì hãy tải mẫu cv cho người chưa có kinh nghiệm, tùy thuộc cv cho sinh viên mới ra trường bằng tiếng Anh hay tiếng Việt. Chắc chắn những mẫu Cv xin việc này sẽ giúp bạn có được những hướng dẫn và tiến hành viết cv dễ dàng và đúng chuẩn hơn. Hãy cùng cố gắng tạo Cv xin việc tốt ngay từ ban đầu để không bỏ lỡ bất cứ những cơ hội công việc tốt nhất đến với bạn nhé. Chúc các bạn thành công! Gợi ý: Đại học Công nghiệp Hà Nội (2017 - 2021)
Phần học vấn viết như thế nào mới đúng chuẩn ở CV xin việc cho sinh viên mới ra trường? 4. Kinh nghiệm làm việc4.1. Với các bạn đã đi thực tập, đi làm thêm+) Có trải nghiệm liên quan tới vị trí ứng tuyển: Do là sinh viên mới ra trường nên chắc chắn các bạn ứng viên sẽ không có nhiều kinh nghiệm nhưng có thể liệt kê tới các công việc làm thêm, partime mà trước kia hoặc hiện tại đang làm. Ví dụ như ứng tuyển vào vị trí nhân viên kinh doanh thì CV xin việc chúng ta có thể liệt kê tới các công việc như bán hàng ở các siêu thị, trung tâm thương mại, kinh nghiệm làm PG. Hay nếu bạn xin việc làm giáo viên có thể liệt kê các công việc gia sư...Bên cạnh đó, ngoài công việc, nhiệm vụ chính, bạn hãy thêm vào gạch đầu dòng về việc bạn đã học được gì hoặc có thành tựu gì từ công việc làm thêm hoặc thực tập của mình nhé.
Vậy, trong trường hợp bạn đã từng đi làm part-time nhưng công việc kiếm thêm thu nhập đó lại không có chút nào liên quan đến việc làm bạn ứng tuyển hiện tại thì viết vào CV xin việc thế nào? Thực tế, dù không có mối liên hệ trực tiếp nhưng tất cả những trải nghiệm của bạn đều sẽ hữu ích theo một cách nhất định, đơn giản nhất là giúp bạn rèn luyện các kỹ năng chuyển đổi như thích nghi với môi trường làm việc, giao tiếp với nhiều người, kỹ năng lắng nghe hoặc sử dụng ngoại ngữ,... Lúc này, bạn vẫn có thể viết vào CV xin việc các trải nghiệm đó và bổ sung trong gạch đầu dòng về việc bạn đã học được từ công việc đó. *Lưu ý: Giả sử bạn đã đi làm rất nhiều thì vẫn chỉ nên viết vào CV khoảng 3 - 5 kinh nghiệm mà trong đó có thời gian làm lâu nhất, tốt nhất là từ 3 - 6 tháng trở lên.
Không phải tất cả sinh viên đều từng đi làm hay tham gia chương trình thực tập. Vì nhiều lý do như sức khỏe, nhà xa, muốn tập trung học... mà bỏ lỡ các cơ hội việc làm thêm có thể khiến bạn có một số khó khăn khi viết kinh nghiệm trong CV xin việc. Thế nhưng, đừng quá lo lắng vì bạn vẫn có thể giải thích với nhà tuyển dụng theo cách hợp lý và thuyết phục qua thông tin ngắn gọn như:
*Lưu ý: Rõ ràng, bạn thấy rằng có kinh nghiệm dù là đơn giản hay ít ỏi cũng sẽ dễ dàng hơn cho bạn khi tìm kiếm cơ hội lúc mới ra trường. Ngay từ khi còn trên ghế nhà trường, hãy cố gắng sắp xếp thời gian, thử sức mình trong các công việc làm thêm, tìm cơ hội xin việc thực tập sinh và nghiêm túc học hỏi. Bạn cũng đừng nghĩ mình có thể nói dối ở phần này vì cho dù sau đó được mời phỏng vấn, nhà tuyển dụng gần như có thể "đọc vị" bạn chỉ bằng vài câu hỏi đơn giản. Hướng dẫn cách đề cập kinh nghiệm làm việc trong CV xin việc cho sinh viên mới ra trường 5. Kỹ năngÍt kinh nghiệm, thậm chí chưa từng đi làm ở đâu, CV xin việc cho sinh viên mới ra trường sẽ rất sơ sài nếu chẳng có gì nổi bật trong phần kỹ năng. Cùng với học vấn, bằng cấp chuyên môn thì đây cũng là nội dung quan trọng không thể thiếu. Khi lựa chọn các kỹ năng để đưa vào CV, bạn hãy cân nhắc dựa trên các yếu tố sau:
Sau khi phân tích, có lẽ bạn đã hình dung được phải viết vào CV thế nào với phần kỹ năng. Nguyên tắc là kỹ năng bạn có - tất cả đều liên quan tới kỹ năng nhà tuyển dụng kỳ vọng thì tốt nhất còn nếu không thì vẫn không sao (trùng với 1, 2 yêu cầu cũng được) vì biết đâu, kỹ năng đó lại hữu ích cho các nhiệm vụ tương lai.
Gợi ý: (vị trí nhân viên marketing cho ứng viên mới tốt nghiệp).
6. Hoạt động/ActivitiesĐây là mục khá quan trọng đối với các bạn sinh viên mới tốt nghiệp ra trường, thông qua hoạt động ngoại khóa, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá được sự năng động và tài năng của ứng viên, dù mới chỉ là sinh viên nhưng nó thể hiện sự ham học hỏi, không ngừng hoàn thiện. Các bạn sinh viên mới ra trường hãy liệt kê các hoạt động ngoại khóa mình đã tham gia, tập trung vào hoạt động có liên quan tới vị trí mà mình ứng tuyển xin việc.Gợi ý:
Những hoạt động tình nguyện trong CV cũng sẽ giúp bạn chiếm ưu thế khi ứng tuyển 7. Sở thíchBạn vừa mới tốt nghiệp, bạn là người trẻ và những người tiên phong thế nhưng không có nghĩa tất cả sở thích bạn đề cập trong CV xin việc đều phải thật năng động hay mạo hiểm. Thực chất, phần này được viết tùy theo cá nhân bạn và đặc điểm nghề nghiệp. Một nhân viên kinh doanh có thể thích kết bạn, chơi thể thao, tập gym trong khi một người thủ thư có thể chỉ cần thích đọc sách, đan lát (cho thấy sự tỉ mỉ là đủ).8. Chứng chỉKhông hẳn là các chứng chỉ chuyên ngành mà hiện nay, cơ bản thì nhiều bạn đã thi lấy chứng chỉ ngoại ngữ, thiết kế hoặc marketing ngay từ khi còn ở trong trường. Nếu có, đây sẽ là phần giúp bạn khẳng định năng lực và gia tăng khả năng cạnh tranh nên đừng quên đưa vào CV xin việc. Nếu không, bạn có thể để ẩn phần này nhé.
Đọc thêm: Nên ghi phần chứng chỉ như thế nào trong CV xin việc? 9. Tham chiếuTham chiếu thông tin là phần người tham khảo. Vì là sinh viên mới tốt nghiệp nên trong CV xin việc cho sinh viên mới ra trường, phần này tốt nhất là đề cập đến giảng viên hướng dẫn của bạn. Một địa chỉ liên hệ là đủ, bao gồm họ tên, chức danh, số điện thoại và email. Trước đó, bạn cần xin ý kiến thầy/cô nhé. IV. Tiêu chuẩn tuyển dụng sinh viên mới ra trườngTuyển sinh viên mới ra trường, nhà tuyển dụng chắc chắn sẽ phải dành nguồn lực để đào tạo, cho các bạn thời gian thích nghi. Thế nhưng, điều đó không có nghĩa là họ dễ dàng hạ thấp tiêu chuẩn vì từ quan điểm của doanh nghiệp, chỉ người làm được việc mới có thể đóng góp, cống hiến. Dù cho mới tốt nghiệp, bạn cũng không thể thụ động và ỷ lại, thay vào đó, hãy năng động và cố gắng không ngừng, coi công việc là đam mê để thành công, tiến xa hơn trên con đường sự nghiệp.
Nhà tuyển dụng tuyển sinh viên mới ra trường dựa trên những yếu tố nào? V. Lỗi cần tránh khi viết CV xin việc mà sinh viên mới ra trường hay mắc phảiBởi vì vẫn còn khá "non nớt", chưa va vấp nhiều trong môi trường làm việc chuyên nghiệp nên khi viết CV xin việc, các bạn sinh viên mới ra trường rất dễ mắc lỗi. Để tránh được, hạn chế được sai sót thì bạn cần biết lỗi đó là gì và cách khắc phục.
Những cách viết CV xin việc cho sinh viên mới ra trường và phương pháp chọn mẫu CV, xác định nội dung cần thiết trong CV mà JOBOKO vừa chia sẻ đến bạn sẽ giúp bạn định hướng và sẵn sàng hơn khi bắt đầu gây dựng sự nghiệp. Đừng quên chỉ nên giới hạn CV trong 1 trang hoặc dài hơn không đáng kể nhé! MỤC LỤC: Đọc thêm: Mục tiêu nghề nghiệp là gì? Cách viết mục tiêu công việc Đọc thêm: Mẹo ghi sở thích trong CV xin việc |