Hướng dẫn wordpress và php

Nếu bạn đã yêu thích mã nguồn WordPress và muốn đi sâu hơn về nó, cụ thể là lập trình các tính năng trong WordPress, viết plugin hoặc làm theme thì bạn phải thành thạo rất nhiều kiến thức. Những kiến thức cần thiết để làm web thì mình không nói rồi nhé, nhưng một trong các kiến thức quan trọng nhất để có thể lập trình các tính năng trong mã nguồn WordPress là ngôn ngữ lập trình PHP. Bởi vì WordPress được viết bằng ngôn ngữ PHP để tương tác với cơ sở dữ liệu dùng hệ quản trị MySQL nên bạn muốn “giao tiếp” được với code trong WordPress thì phải biết PHP.

Thực ra mình đã viết xong một serie Học PHP dành cho nhu cầu làm việc trong WordPress, nhưng thật trớ trêu là đến khi viết xong thì đọc lại mình thấy là chuối quá và có khi là bạn sẽ càng khó hiểu PHP thêm. Nên mình quyết định là không đăng serie đó nhưng sẽ viết một bài guide là bài này để hướng dẫn bạn từng bước tìm hiểu PHP để có thể làm việc với WordPress.

PHP là gì và hoạt động ra sao?

PHP là một ngôn ngữ lập trình ứng dụng được thiết kế để phục vụ cho nhu cầu viết các ứng dụng phục vụ trên nền tảng website. Điều đó có nghĩa là chúng ta chỉ sử dụng PHP trong việc lập trình website, và những dữ liệu PHP sẽ được xuất ra dưới dạng HTML để trình duyệt hiển thị.

PHP không thể đơn phương hoạt động được nên nó sẽ cần một trình thông dịch [PHP interpreter] được hiểu như là một module của web server [ví dụ như module mod_php của Apache để thực thi mã PHP] hoặc thông qua một chương trình CGI để có thể thực thi được các mã PHP. Sẵn đây mình nói lái qua một xíu luôn là cái localhost mà bạn sử dụng để cài lên máy tính nhằm chạy được các mã nguồn PHP là một ứng dụng webserver đã được cài mod_php nên bạn mới chạy được các mã PHP đấy.

Nhiệm vụ của PHP là gì?

Trong một trang web, nhiệm vụ của PHP sẽ là xây dựng các kịch bản trong mã nguồn của website để nó thực thi nhằm làm các việc mà bạn không phải làm thủ công. Ví dụ, nó có thể hiển thị thời gian hiện tại trên webserver hoặc một múi giờ nào đó đã được định nghĩa sẵn trong ngôn ngữ PHP ra ngoài website, ví dụ như:

Mặc dù bây giờ bạn có thể chưa hiểu PHP nhưng bạn có thể mường tượng được là nó liên quan đến việc hiển thị thời gian. Nhưng mà PHP không chỉ làm việc với nhiêu đó, mà nếu mình kể ra thì không biết bao giờ cho hết được.

Ngoài ra một nhiệm vụ quan trọng nữa của PHP để có thể hình thành lên những trang web động đó là kết nối với một máy chủ chứa cơ sở dữ liệu để thao tác như nhập, xoá, sửa và lấy dữ liệu về website. Công việc này nó giống như kiểu bạn đi vào website, PHP tự hiểu bạn cần xem dữ liệu gì, rồi nó kêu kêu thằng cơ sở dữ liệu là cần lấy cái này, lấy cái kia để đưa ra cho bạn xem. Hoặc là ví dụ rõ ràng hơn trong WordPress, khi bạn đăng một Post thì cái post đó sẽ được lưu vào cơ sở dữ liệu.

PHP trong WordPress

Bây giờ bạn muốn biết PHP làm gì trong WordPress thì hãy xem mã nguồn của theme Twenty Fifteen, mở template content.php lên và xem. Trong đó là một cấu trúc của một bài viết, bạn có thể dễ dàng thấy là nó được lồng vào trong những thẻ HTML nhằm hiển thị ra bên ngoài, ví dụ như bạn có thể thấy đoạn này:

Chủ Đề