Huyện Hòn Đất có bao nhiêu xã?

Huyện Hòn Đất nằm trên quốc lộ 80, nối thành phố Rạch Giá với thị xã Hà Tiên. Không chỉ kết nối về các điều kiện giao thương kinh tế, mà huyện Hòn Đất còn là nơi liên kết để phát triển thuận lợi các tuyến, điểm du lịch về lịch sử - văn hoá và du lịch sinh thái, phục vụ thu hút đầu tư trên địa bàn. Qua một số di chỉ khảo cổ học được phát hiện như di chỉ Nền Chùa và di chỉ Óc Eo, các nhà khảo cổ đã xác định rằng, địa bàn huyện Hòn Đất ngày nay là một trong những cái nôi của nền văn hoá Óc Eo cổ. Hòn Đất là quê hương của nữ liệt sĩ Phan Thị Ràng, tức chị Sứ hay chị Tư Phùng. Địa danh này đã từng đi vào văn học với tác phẩm Hòn Đất của nhà văn Anh Đức.

Hòn Đất có khoảng 50 km bờ biển, được che chắn bởi hệ thống đê bao và rừng phòng hộ. Địa hình thấp, chỉ cao hơn mặt nước biển chưa tới 1 m và nằm trong khu vực tứ giác Long Xuyên - vùng trũng của đồng bằng Sông Cửu Long. Những năm gần đây, khí hậu trái đất ấm dần lên, các nhà khoa học từ Viện Khoa học kỹ thuật khí tượng thủy văn - môi trường cảnh báo nước biển đang dâng lên tại Việt Nam và đến năm 2010, mực nước biển sẽ tăng thêm 9 cm so với 3 năm trước đó. Nếu điều đó xảy ra, nghĩa là toàn bộ diện tích đất đai của huyện Hòn Đất sẽ bị nhấn chìm.

- Chùa Sóc Xoài: nằm trên quốc lộ 80, đường từ Hòn Đất đi Rạch Giá. Đây là một ngôi chùa Khmer được khởi công xây dựng năm 1885.

- Xóm lò Đầu Doi: thuộc ấp Đầu Doi, thị trấn Hòn Đất, là nơi có nghề truyền thống nặn lò đất trên 100 năm, chuyên sản xuất một số loại sản phẩm gia dụng bằng đất nung như: khuôn bánh, nồi, ống khói lò...

- Khu du lịch Ba Hòn

- Tháp truyền hình Hòn Me: ở xã Thổ Sơn, là tháp tiếp sóng truyền hình VTV được đặt trên đỉnh Hòn Me, cao nhất vùng đồng bằng Sông Cửu Long, phủ sóng cho vùng vịnh Thái Lan. Đứng trên đỉnh tháp du khách sẽ được ngắm nhìn trời biển bao la với đảo xa thấp thoáng, một bên là đồng ruộng với những con kinh đào thẳng tấp.

- Khu di tích Hòn Đất

- Suối Lươn: ở xã Thổ Sơn, là một hốc đá lớn ở lưng chừng Hòn Đất, nước ngầm từ lòng đất trào lên đầy ấp và trong lành quanh năm. Theo người dân địa phương có một con lươn trắng rất lớn sống trong suối thường nổi lên mặt nước. Người sống quanh vùng thường đến lấy nước về uống vì cho rằng nước suối có thể ngăn ngừa bệnh tật.

- Chùa Hòn Quéo: tọa lạc trên một ngọn đồi nhỏ nằm gần hòn Me, nửa trên cạn, nửa dưới biển. Đây một ngôi miếu nhỏ do người dân địa phương dựng để thờ Thủy long Thánh mẫu, đến năm 1938 được hoà thượng Nguyễn Văn Đồng xây dựng lại thành một ngôi chùa để làm cơ sở cách mạng. Chùa là một điểm du lịch thu hút nhiều khách đến tham qua.

Đầu thời Pháp thuộc, Hòn Đất thuộc phủ An Biên, tỉnh Hà Tiên. Lúc bấy giờ, cư dân vùng này chủ yếu là người Khmer và người Kinh ở Nam Bộ. Năm 1941, chính quyền Pháp mới chiêu mộ 750 hộ nông dân ở Thái Bình, Nam Định vào đây sinh sống, lập làng, mở ấp. Bên cạnh những mái nhà lợp lá dừa nước, những mái nhà tranh vách đất đặc trưng của nông thôn miền Bắc đã mọc lên trên mảnh đất này và dần dần tạo nên bản sắc quần cư mới. Thời Việt Nam Cộng Hoà, Hòn Đất thuộc quận Châu Thành của tỉnh Hà Tiên. Sau năm 1975, quận Châu Thành trở thành huyện của tỉnh Kiên Giang.
Huyện Hòn Đất được thành lập từ ngày 03-06-1978 trên cơ sở tách các xã Nam Thái Sơn, Mỹ Lâm, Sóc Sơn của huyện Châu Thành và xã Bình Sơn của huyện Hà Tiên. Ngày 17-02-1979, tách đất xã Nam Thái Sơn lập thêm 4 xã là: Hà Sơn, Thổ Sơn, Hải Sơn, Trung Sơn. Ngày 27-09-1983, tách đất xã Bình Sơn lập xã Bình Giang; tách đất xã Mỹ Lâm lập thêm 2 xã Mỹ Hiệp Sơn và Mỹ Phước; tách đất xã Sóc Sơn lập thêm 3 xã: Sơn Hưng, Sơn Kiên, Sơn Thái.

Ngày 24-05-1988, nhập xã Bình Giang vào xã Bình Sơn, nhập xã Hà Sơn vào xã Nam Thái Sơn, nhập xã Hải Sơn vào xã Thổ Sơn, nhập xã Mỹ Lâm vào xã Sóc Sơn, hợp nhất 2 xã Sơn Hưng và Mỹ Phước thành lập xã Mỹ Lâm mới, đồng thời lập thị trấn Hòn Đất trên cơ sở 4 ấp rưỡi của xã Thổ Sơn và 1 ấp của xã Nam Thái Sơn.
Ngày 18-03-1997, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định số 23 - CP, thành lập xã Bình Giang trên cơ sở 12.793 ha diện tích tự nhiên và 8.434 nhân khẩu của xã Bình Sơn. Xã Bình Sơn sau khi điều chỉnh địa giới hành chính có 20. 407 ha diện tích tự nhiên và 10.246 nhân khẩu.

Ngày 11-02-2003, Chính phủ Việt Nam lại ban hành Nghị định 10/2003/NĐ - CP, thành lập xã Mỹ Phước trên cơ sở 4.279,89 ha diện tích tự nhiên và 6.384 nhân khẩu của xã Mỹ Lâm. Sau khi thành lập xã Mỹ Phước, xã Mỹ Lâm còn lại 3.988,47 ha diện tích tự nhiên và 16.039 nhân khẩu.

Ngày 08-01-2004, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định 11/2004/NĐ - CP, thành lập thị trấn Sóc Sơn trên cơ sở 2.206,88 ha diện tích tự nhiên và 15.082 nhân khẩu của xã Sóc Sơn. Địa giới hành chính thị trấn Sóc Sơn: Đông giáp xã Mỹ Lâm; Tây giáp xã Sơn Kiên; Nam giáp xã Mỹ Lâm và biển Đông; Bắc giáp xã Sơn Kiên, Mỹ Thuận. Sau khi thành lập thị trấn Sóc Sơn, xã Sóc Sơn còn lại 3.762,25 ha diện tích tự nhiên và 7.320 nhân khẩu. Đổi tên xã Sóc Sơn thành xã Mỹ Thuận.

Ngày 07-02-2005, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định 15/2005/NĐ - CP, thành lập xã Lình Huỳnh trên cơ sở 2.174,83 ha diện tích tự nhiên và 6.999 nhân khẩu của xã Thổ Sơn; thành lập xã Mỹ Thái trên cơ sở 5.935 ha diện tích tự nhiên và 5.124 nhân khẩu của xã Nam Thái Sơn.  Sau khi thành lập xã Lình Huỳnh, xã Thổ Sơn còn lại 5.920,17 ha diện tích tự nhiên và 11.096 nhân khẩu. Sau khi thành lập xã Mỹ Thái, xã Nam Thái Sơn còn lại 18.175 ha diện tích tự nhiên và 7.103 nhân khẩu
Ngày 06-04-2007, Chính phủ Việt Nam ban hành Nghị định 58/2007/NĐ - CP, thành lập xã Sơn Bình trên cơ sở điều chỉnh 3.571,53 ha diện tích tự nhiên và 8.288 nhân khẩu của xã Sơn Kiên. Địa giới hành chính xã Sơn Bình: Đông giáp thị trấn Sóc Sơn; Tây giáp xã Thổ Sơn; Nam giáp biển Tây; Bắc giáp xã Sơn Kiên. Sau khi điều chỉnh, huyện Hòn Đất có 14 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các xã: Mỹ Thuận, Bình Giang, Mỹ Phước, Nam Thái Sơn, Mỹ Hiệp Sơn, Sơn Kiên, Sơn Bình, Thổ Sơn, Bình Sơn, Mỹ Lâm, Lình Huỳnh, Mỹ Thái và thị trấn Sóc Sơn, thị trấn Hòn Đất.

Thế mạnh kinh tế chủ yếu của huyện là Nông - Lâm - Ngư nghiệp. Công nghiệp và tiểu thủ công cũng đang được chú trọng phát triển. GDP năm 2001 chiếm 7,1% GDP toàn tỉnh. Qua 8 tháng đầu năm 2008, thu ngân sách Nhà nước huyện là 70,814 tỷ đồng, đạt 73% kế hoạch tỉnh giao và đạt 78,16% kế hoạch so với Nghị quyết HĐND huyện giao, trong đó thu ngân sách xã 16,684 tỷ đồng, đạt 110% kế hoạch tỉnh giao, và đạt 110,15% kế hoạch HĐND huyện giao. Chi ngân sách huyện 67,174 tỷ, đạt 67% kế hoạch tỉnh giao và đạt 74,14% kế hoạch HĐND huyện giao.

Tận dụng lợi thế ven biển, Hòn Đất đã phát triển đội tàu đánh bắt hải sản với gần 700 chiếc, sản lượng khai thác tăng hàng năm. Bên cạnh đó, nghề nuôi trồng thủy sản có hướng phát triển tích cực, đạt diện tích 4.230 ha mặt nước ven biển. Ngoài ra, huyện còn phát triển thêm các ngành nghề chủ lực ở địa phương như khai thác đá xây dựng, xay xát lúa gạo, chế biến, bảo quản hàng thủy sản và các ngành nghề truyền thống khác. Huyện cũng đã và đang chuyển dịch cơ cấu kinh tế có hiệu quả theo hướng Nông - Lâm - Ngư nghiệp; Công nghiệp - Xây dựng; Thương mại - Dịch vụ, đồng thời đẩy nhanh xây dựng kết cấu hạ tầng, tạo điều kiện thuận lợi khuyến khích phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, quy hoạch lại vùng nguyên liệu, tổ hợp sản xuất hàng tiêu dùng tiểu thủ công nghiệp và phát triển du lịch.

Năm 2007, huyện Hòn Đất sản xuất lương thực đạt thắng lợi toàn diện trên cả 3 mặt về diện tích, năng suất và sản lượng…Tổng diện tích trồng lúa cả năm là 122.388 ha, năng suất bình quân 5,32 tấn/ha. Tổng sản lượng lương thực cả năm đạt 651.536 tấn. Tính đến tháng 09-2008, huyện Hòn Đất đã thu hoạch trên 55.000/ 64.958 ha lúa hè thu, đạt 84,67% diện tích gieo sạ, năng suất ước bình quân đạt 4,76 tấn/ha, sản lượng ước đạt 305.302 tấn; còn lại gần 10.000 ha lúa hiện đang trong giai đoạn trổ đến chín, chủ yếu ở vùng phía Nam quốc lộ 80…Tổng sản lượng lương thực năm 2008 của huyện ước đạt 767.928 tấn, vượt 8,98% so với chỉ tiêu Nghị quyết HĐND huyện đề ra và tăng hơn so với năm 2007 là 116.900 tấn. Dự kiến trong vụ sản xuất lúa năm 2009 huyện sẽ phấn đấu đưa diện tích sản xuất lúa 02 vụ tăng lên 3.000 ha [chủ yếu là vụ đông xuân] và sản lượng sẽ tăng thêm 50.000 tấn so với năm 2008. Đồng thời, huyện đang kiến nghị UBND tỉnh bổ sung thêm nguồn vốn khoảng 10 tỷ đồng để đầu tư hệ thống thuỷ lợi phục vụ sản xuất.
Ngoài cây lúa, huyện Hòn Đất còn trồng nhiều khoai lang. Khoai lang Hòn Đất được thương lái ở thành phố Hồ Chí Minh bao tiêu sản phẩm từ trước với giá cao. Năm 2007, toàn huyện có khoảng 195 ha diện tích đất trồng khoai lang, tăng gần 5 lần và đạt sản lượng 4.485 tấn, gấp 3 lần cùng kỳ năm ngoái, bà con nông dân rất phấn khởi vì trồng khoai lang có lãi cao. Khả năng năm tới cây khoai lang sẽ phát triển mạnh ở Hòn Đất.


Năm 2007, toàn huyện có trên 720 cơ sở sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp [trong đó có 18 doanh nghiệp], tập trung chủ yếu ở các ngành sản xuất nước đá, khai thác đá xây dựng, chế biến các loại...Tổng giá trị sản xuất ước đạt 99 tỷ 898 triệu đồng, vượt 2,86% kế hoạch năm và tăng 15,21% so với năm 2006, trong đó, giá trị sản xuất quốc doanh là 21 tỷ 714 triệu, tăng 10,22%; ngoài quốc doanh là 78 tỷ 184 triệu đồng, tăng 16,68% so với cùng kỳ năm 2006.

Xã Nam Thái Sơn, huyện Hòn Đất có một làng nghề truyền thống, đó là nghề nắn nồi, chuyên tạo ra những sản phẩm bằng đất nung như cà ràng, nồi, om, ơ, soong, chảo… Xuất hiện vào cuối những năm 20 của thế kỷ XX, vị sư tổ của làng nghề là người Khmer, về sau người Việt đã học được nghề này. Nguyên liệu dùng để nắn nồi là đất sét, phải có đủ các tiêu chuẩn như dễ đánh bóng, chịu nhiệt cao, tính kết dính cao… mà loại đất này có sẵn trên địa bàn huyện. Để hoàn thành một sản phẩm bằng đất phải qua nhiều công đoạn, công đoạn đầu là nắn hay còn gọi là tạo hình vì tất cả các sản phẩm đều có khuôn [khung] bằng gỗ hoặc bằng đất nung, đến công đoạn vỗ, do đất ướt chứa nhiều nước nên sản phẩm mới đầu thường biến dạng, đòi hỏi người làm phải có kỹ thuật cao, sau đó là công đoạn làm bóng, tạo hoa văn để sản phẩm được nhẵn bóng hoàn chỉnh. Công đoạn cuối cùng là phơi khô và đưa vào nung, gọi theo ngôn ngữ nhà nghề là “đốt nồi”. Trước khi “nung” người thợ phải xếp mọi sản phẩm lên mặt đất, chèn rơm hoặc cỏ khô vào các sản phẩm, phía trên lớp rơm có một lớp củi tràm. Người ta thường tiến hành đốt vào ban đêm để dễ theo dõi lửa cháy cho đều. Thông thường, các loại sản phẩm “nặng lửa” được đặt ở trung tâm, loại “nhẹ lửa” xếp ở chung quanh để sản phẩm không bị sống hoặc chín quá.
Ngày này, mặc dù chịu sự cạnh tranh bởi các sản phẩm kim loại nhưng nghề nắn nồi ở Hòn Đất vẫn tồn tại và được nhiều người biết đến. Hình ảnh cái nồi đất không phai mờ trong sinh hoạt của con người, càng ngày càng được tái hiện sinh động và chân thực dưới bàn tay tài hoa của những nghệ nhân nắn nồi. Giờ đây nhắc đến nồi đất là người ta nhớ đến một làng nghề nắn nồi ở Hòn Đất, một làng nghề thủ công truyền thống nổi tiếng ở Kiên Giang.

Những năm gần đây, sự nghiệp giáo dục huyện Hòn Đất được quan tâm đúng mức. Cơ sở vật chất được tăng cường đầu tư, mạng lưới trường lớp phát triển đến vùng sâu, vùng đồng bào dân tộc đáp ứng được sự huy động học sinh trong độ tuổi đến trường...Đặc biệt phong trào xã hội hoá giáo dục tiếp tục được đẩy mạnh và ngày càng phát huy hiệu quả. Từ đầu năm học 2007 - 2008, huyện đã huy động nhân dân và các mạnh thường quân đóng góp 84 triệu đồng cất mới 12 phòng học và trên 300 triệu đồng làm sân chơi, bãi tập, đường đi, tu sửa phòng học. Năm học 2006 - 2007, toàn Ngành giáo dục có 15 chiến sỹ thi đua cấp tỉnh, 32 tập thể và 293 cá nhân được Ủy ban Nhân dân tỉnh tặng bằng khen [trong đó có 24 cá nhân là người ngoài ngành]; chiến sĩ thi đua cấp cơ sở 129 người; Ủy ban Nhân dân huyện khen 319 người [trong đó ngoài ngành 33 người]...

Trung tâm Y tế Huyện Hòn Đất được tỉnh Kiên Giang quy hoạch với diện tích 94.500 m2 vào năm 1984. Dự kiến, nơi đây sẽ có bệnh viện đa khoa, trại dưỡng lão, bệnh viện y học cổ truyền và một số dịch vụ y tế khác. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện dự án, một số cán bộ công nhân viên của Trung tâm mượn đất phía sau để sản xuất, còn phần đất phía trước cán bộ huyện chia chác cho nhau xây dựng nhà ở, trong đó có cả Bí thư huyện Hòn Đất. Việc tùng xẻo đất hoàn tất vào năm 1995. Đến năm 1998, khi Ủy ban Nhân dân tỉnh Kiên Giang ra quyết định giao đất cho Trung tâm thì diện tích chỉ còn 17.935,4 m2. Tỉnh đã có các văn bản thu hồi đất bị xà xẻo nhưng không thực hiện được vì phần lớn đất đai đã được Phòng Địa chính huyện hợp thức hoá thủ tục cấp cho cán bộ.

Hòn Đất có bao nhiêu huyện?

Hành chính. Huyện Hòn Đất có 14 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc,bao gồm 2 thị trấn: Hòn Đất [huyện lỵ], Sóc Sơn và 12 xã: Bình Giang, Bình Sơn, Lình Huỳnh, Mỹ Hiệp Sơn, Mỹ Lâm, Mỹ Phước, Mỹ Thái, Mỹ Thuận, Nam Thái Sơn, Sơn Bình, Sơn Kiên, Thổ Sơn.

Kiên Giang có bao nhiêu huyện xã?

Tỉnh có 15 đơn vị hành chính cấp huyện; trong đó có 01 thành phố thuộc tỉnh [Thành phố Rạch Giá], 01 thị xã [Thị xã Hà Tiên] và 13 huyện [trong có 02 huyện đảo là Phú Quốc và Kiên Hải] với tổng số 118 xã, phường, thị trấn.

Hòn Đất có nghĩa là gì?

Hòn Đất là nghĩa rộng là một huyện của tỉnh Kiên Giang, nghĩa hẹp là một trong 3 hòn núi nổi lên giữa đồng bằng cách thành phố Rạch Giá khoảng 30 km theo hướng Hà Tiên. Nên xứ Hòn Đất còn gọi là xứ Ba Hòn, gồm Hòn Sóc, Hòn Me và Hòn Đất.

Huyện Vĩnh Thuận có bao nhiêu xã?

Huyện Vĩnh Thuận có 07 đơn vị hành chính trực thuộc, gồm các xã: Vĩnh Thuận, Vĩnh Bình Bắc, Tân Thuận, Vĩnh Phong, Phong Đông, Vĩnh Bình Nam và thị trấn Vĩnh Thuận.

Chủ Đề