Huyết phủ trục ứ hoàn giá bao nhiêu

“Huyết phủ trục ứ thang” là bài thuốc cổ phương có nguồn gốc từ sách “Y lâm cải thác” của Vương Thanh Nhâm, một danh y Trung Quốc đời nhà Thanh chuyên điều trị chứng huyết ứ

Bài thuốc được nhiều tác giả nghiên cứu trên lâm sàng về tác dụng dược lý như: Nghiên cứu của Nguyễn Minh Hà, Nguyễn Công Thực [Viện Y học cổ truyền Quân đội]. Nghiên cứu của nhóm tác giả Lê Thị Bình, Lê Thanh Nhạn [Học viện Y Dược học cổ truyền Việt Nam] và Lê Thị Kim Oanh [Viện Y dược học dân tộc TP.HCM]. Các nghiên cứu cho thấy bài thuốc Huyết phủ trục ứ hoàn có tác dụng hoạt huyết tốt, ít tác dụng phụ.

Sản phẩm Huyết phủ trục ứ hoàn do Viện Y học cổ truyền Quân đội sản xuất được bào chế trên dây truyền hiện đại. Thuốc có chất lượng tốt, hiệu quả cao.

Huyết Phủ Trục Ứ Hoàn – Viện Y Học Cổ Truyền Quân Đội.

2. Thành phần Huyết Phủ Trục Ứ Hoàn – Viện Y Học Cổ Truyền Quân Đội.

Đào Nhân [0,72 gr] Sài hồ [0,72 gr]

Ngưu tất [0,72 gr] Sinh địa [0,72 gr]

Hồng hoa [0,72 gr] Chỉ xác [0,72 gr]

Cát cánh [0,72 gr] Xuyên khung [0,72 gr]

Đương quy [0,72 gr] Cam thảo [0,72 gr]

Xích thực [0,72 gr] Tá dược vừa đủ [0,72 gr]

Huyết Phủ Trục Ứ Hoàn – Viện Y Học Cổ Truyền Quân Đội.

3. Công dụng của Huyết Phủ Trục Ứ Hoàn – Viện Y Học Cổ Truyền Quân Đội.

– Hoạt huyết, trục ứ. Chữa các chứng đau đầu, mất ngủ, thiểu năng tuần hoàn não.

– Thiếu máu cơ tim, thoái hóa cột sống, đau khớp.

– Bế kinh, thống kinh, làm đẹp da.

4. Chống chỉ định và lưu ý của Huyết Phủ Trục Ứ Hoàn – Viện Y Học Cổ Truyền Quân Đội.

Huyết phủ trục ứ thang chống chỉ định trong thai kỳ, đang dùng thuốc chống đông [như aspirin, clopidogrel, warfarin, heparin…].

Chữa các chứng đau đầu, mất ngủ, thiểu năng tuần hoàn não. Thiếu máu cơ tim, thoái hóa cột sống, đau khớp. Bế kinh, thống kinh, làm đẹp da.

Thông tin sản phẩm

Tên gọi: Huyết phủ trục ứ hoàn

Đóng gói: Hộp 10 viên hoàn mềm x 8,5 g/viên

Đơn vị sản xuất: Viện YHCT Quân đội

Số 442, Kim Giang, Đại Kim, Hà Nội

Công dụng

– Hoạt huyết, trục ứ. Chữa các chứng đau đầu, mất ngủ, thiểu năng tuần hoàn não.

– Thiếu máu cơ tim, thoái hóa cột sống, đau khớp.

– Bế kinh, thống kinh, làm đẹp da.

Chống chỉ định và lưu ý

Huyết phủ trục ứ thang chống chỉ định trong thai kỳ, đang dùng thuốc chống đông [như aspirin, clopidogrel, warfarin, heparin…].

Người có tiền căn bệnh rối loạn đông máu.

Người đang bị xuất huyết dạ dày.

Liều dùng

Ngày uống 1 viên/ lần x 2 lần/ngày. Một hộp dùng được trong 5 ngày.

Thành phần Huyết phủ trục ứ hoàn viện y học cổ truyền Quân đội

Đào Nhân [0,72 gr] Sài hồ [0,72 gr]

Ngưu tất [0,72 gr] Sinh địa [0,72 gr]

Hồng hoa [0,72 gr] Chỉ xác [0,72 gr]

Cát cánh [0,72 gr] Xuyên khung [0,72 gr]

Đương quy [0,72 gr] Cam thảo [0,72 gr]

Xích thực [0,72 gr] Tá dược vừa đủ [0,72 gr]

Tác dụng của một số thành phần:

Đào Nhân

Đào nhân rất giàu chất dinh dưỡng có tới 50% là dầu béo, gần 0,7% tinh dầu, 3,5% amygdalin, cholin, men emulsion, axit prusic. Các axit béo thiết yếu bao gồm oleic, linoleic, arachidic, palmitic, gadoleic…

Tác dụng Dược lý – Theo Trung Dược Học

Theo Trung Dược Học, dược liệu có tác dụng đối với huyết mạch trong cơ thể: cồn được chiết xuất từ đào nhân có tác dụng trong chống đông máu nhưng yếu, giãn mạch, tăng cường lưu lượng máu, ức chế sự ngưng tụ trong máu, co hồi tử cung, có tác dụng rất tốt trong cầm máu đối với sản phụ sinh con đầu.

Đào nhân có tác dụng nhuận tràng do thành phần dầu lipid có trong đào nhân chiếm đến 45%

Thực nghiệm cho thấy nước sắc từ hạt đào nhân có tác dụng kháng viêm ở giai đoạn đầu đối với động vật.

Nước sắc từ đào nhân cũng có tác dụng giảm ho khá rõ rệt

Glycosid có trong đào nhân có tác dụng ức chế tế bào ung thư một cách có chọn lọc.

Sài hồ

Theo YHCT, vị thuốc này có tác dụng:

– Chữa chứng cảm mạo với biểu hiện lúc nóng lúc rét, ngực sườn đầy tức, miệng đắng.

– Chữa sốt rét.

– Điều trị sơ can giải uất, do uất thường gây ra chứng bệnh: suy nhược thần kinh, rối loạn kinh nguyệt, hysteria…

– Chữa các bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, tiêu chảy do thần kinh.

– Chữa viêm màng tiếp hợp cấp.

– Điều trị chứng bệnh sa trực tràng, sa dạ dày…

Theo Y học hiện đại

Y học hiện đại cũng đã nghiên cứu và thực nghiệm lâm sàng cho tác dụng:

– Tác dụng giảm đau, hạ sốt

– Nghiên cứu khoa học đã xác nhận tác dụng an thần của dược liệu, trong đó hoạt chất saikosaponin và saikogenin A có tác dụng an thần rõ rệt nhất. Nghiên cứu này đã được thử nghiệm thành công trên chuột.

– Trong Sài hồ có saikosaponin – hoạt chất chống viêm hiệu quả. Nghiên cứu khoa học cũng đã chứng minh tác dụng hiệu quả của hoạt chất này.

– Điều hòa và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể

– Bảo vệ gan, tăng cường chức năng gan

Ngưu tất

Theo Đông y:

Ngưu tất có vị chua, đắng, tính bình, không độc, vào hai kinh Can và Thận. Dùng sống có tác dụng thông huyết mạch, làm tan máu ứ, giải nhiệt, tiêu ung thũng, sưng tấy. Dùng chữa đau bụng, bị ngã có thương tích, bí đái, phụ nữ tắc kinh, đẻ khó, sót nhau, đẻ xong máu hôi không ra, đau bụng, đái ra máu, hoa mắt.

Dùng chế với rượu có tác dụng bổ Can Thận, khoẻ gân cốt. Dùng chữa lưng đau, gối mỏi, nhức xương chân tay co quắp tê bại.

Theo y học hiện đại:

Ngưu tất có tác dụng hạ cholesterol máu và tác dụng hạ huyết áp.

Ngưu tất có tác dụng ức chế sự co bóp của tá tràng.

Ngưu tất hơi có tác dụng làm lợi tiểu.

Ngưu tất có tác dụng kích thích sự vận động của tử cung.

Cao lỏng ngưu tất có tác dụng làm dịu sức căng của tử cung chuột bạch.

Đối với động vật đã gây mê, ngưu tất có thể gây giảm huyết áp tạm thời, sau vài phút trở lại bình thường nhưng sau lại hơi tăng.

Sinh địa

Theo y học cổ truyền:

Sinh địa sở hữu vị ngọt và tính hàn. Tác dụng nổi bật nhất của loại thảo dược này bao gồm:

Bồi bổ gan thận, bổ máu, kích thích hoạt động lưu thông khí huyết.

Trị ho dài ngày, ho lao mạn tính.

Trị cảm sốt cao kéo dài dẫn đến mất nước.

Hỗ trợ thanh lọc cơ thể, loại bỏ mụn nhọt ngoài da

Trị các chứng rối loạn tiêu chảy.

Hỗ trợ cầm máu khi cơ thể bị nhiễm trùng [đi ngoài ra máu, chảy máu mũi, nôn ra máu].

Trong Đông y, người ta chủ yếu dùng sinh địa sắc lấy nước hoặc tán thành bột, vo viên. Liều lượng sử dụng trong ngày không quá 20 gam, thay đổi tùy thuộc vào từng bài thuốc cụ thể.

Trong y học hiện đại:

Theo phân tích trong y học hiện đại, sinh địa chứa nhiều glucozit, glucoza cùng carotene. Những loại thuốc chứa thành phần sinh địa sẽ đem đến các tác dụng như:

Chủ Đề