Kể tên một tác phẩm viết về đề tài người lính đã học trong chương trình Ngữ văn 9 kèm tên tác giả

Đáp án và lời giải chi tiết Đề số 5 - Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) - Ngữ văn 9

Đề bài

PHẦN I (4.5 điểm)

Cho câu sau:

Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật trích từ tập thơ Việt Bắc được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Pháp

Câu 1: Sửa lỗi kiến thức trong câu trên

Câu 2: Giải thích nhan đề

Câu 3: Trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính có câu thơ “Bắt tay nhau qua cửa kính vỡ rồi”. Hình ảnh bắt tay qua cửa kính vỡ gợi cho em nhớ đến câu thơ nào trong chương trình Ngữ văn 9 viết về đề tài người lính. Chép lại chính xác câu thơ đó, nêu rõ tên tác phẩm, tác giả.

Câu 4: Hãy chỉ ra điểm giống và khác nhau trong cách miêu tả cảm xúc của lính. Miêu tả hành động ấy, tác giả muốn nói gì về tình đồng chí, đồng đội

PHẦN II (5.5 điểm)

Hồi chưa vào nghề, những đêm bầu trời đen kịt, nhìn kĩ mới thấy một ngôi sao xa, cháu nghĩ ngay ngôi sao lẻ loi kia một mình. Bây giờ làm nghề này cháy không nghĩ như vậy nữ. Và khi ta làm việc, ta với công việc là đôi, sao gọi là một mình được. Huống chi việc của cháu gắn liền với việc của bao an hem, đồng chí dưới kia. Công việc của cháu gian khổ thế đấy, chứ cất nó đ, cháu buồn đến chết mất. Còn người thì ai chả “them” ở bác? Minh sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc? Đấy, cháu tự nói với cháu thế đấy.

(Trích Ngữ văn 9,  tập một, NXB Giáo dục)

Câu 1. Đoạn văn trên là lời của ai nói với ai? Lời nói đó được nói trong hoàn cảnh nào. Hình thức ngôn ngữ nào được sử dụng trong đoạn trích? Dấu hiệu giúp em nhận ra điều ấy?

Câu 2. Câu văn: “Mình sinh ra là gì, mình đẻ ở đâu, mình vì ai mà làm việc” giúp em hiểu gì về nhân vật trong truyện

Câu 3. Trình bày cảm nhận của em về nhân vật “cháu” được nói đến bằng một đoạn văn diễn dịch khoảng 10 câu, trong đó có sử dụng một câu ghép.

Lời giải chi tiết

PHẦN I:

Câu 1.

Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật trích từ tập thơ Vầng trăng quầng lửa được sáng tác trong thời kì kháng chiến chống Mỹ.

Câu 2.

- “Bài thơ”: chất thơ toát lên từ hiện thực cuộc sống và chiến đấu của người lính lái xe Trường Sơn.

- “Tiểu đội xe không kính”:

+ Là một hiện tượng phổ biến trên tuyến đường Trường Sơn.

+ Gợi hiện thực chiến tranh ác liệt và vẻ đẹp của người lính dũng cảm, giàu ý chí.

⟹ Vừa thể hiện được hiện thực nóng hổi nơi chiến trường, vừa tô đậm chất thơ của cuộc đời người lính.

Câu 3.

- Câu thơ: Thương nhau tay nắm lấy bàn tay

- Tác phẩm: Đồng chí

- Tác giả: Chính Hữu

Câu 4.

- Giống nhau: cái bắt tay tiếp thêm sức mạnh, tinh thần chiến đấu

- Khác nhau:

+ Cái nắm tay trong bài Đồng chí là của những người nông dân áo lính, cùng nắm tay nhau vượt qua mọi khó khăn, thiếu thốn về vật chất

+ Cái bắt tay của người lính trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính thể hiện sự ung dung, lạc quan,…

⟹ Qua đó khẳng định tình đồng chí, đồng đội thắm thiết, sâu nặng

PHẦN II:

Câu 1.

- Lời của anh thanh niên nói với bác họa sĩ

- Hoàn cảnh: cuộc trò chuyện của anh thanh niên với bác họa sĩ khi bác lên thăm nhà của anh trên đỉnh Yên Sơn

- Hình thức ngôn ngữ: Đối thoại

- Dấu hiệu: Bắt đầu bằng gạch đầu dòng, báo hiệu lời nói đối thoại trong cuộc giao tiếp.

Câu 2.

- Anh thanh niên là người: Anh đã có những suy nghĩ thật đúng, thật giản dị mà sâu sắc về công việc, về cuộc sống. Có lẽ đây là những tâm sự chân thành và sâu sắc nhất của anh: “…mình vì ai mà làm việc”. Dù đang một mình nhưng anh tự hiểu mình đang cùng với bao nhiêu người khác làm việc, làm việc vì con người, vì cuộc sống, nên không còn thấy cô đơn nữa.

Câu 3.

Yêu cầu:

- Đoạn văn khoảng 10 câu

- Trong đoạn văn sử dụng câu ghép

- Không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt

Yêu cầu nội dung:

Đoạn văn cần đảm bảo các ý

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, nhân vật anh thanh niên

- Cảm nhận về vẻ đẹp nhân vật:

+ Hoàn cảnh sống, làm việc

+ Phẩm chất tốt đẹp:

./ Có tinh thần trách nhiệm với công việc. Yêu công việc

./ Lý tưởng sống cao đẹp

./ Xây dựng cho bản thân cuộc sống văn minh, làm giàu tri thức cho mình

./ Là con người cởi mở, khiêm tốn luôn biết quan tâm đến những người xung quanh.

- Tổng kết.

Xem thêm: Lời giải chi tiết Đề kiểm tra học kì 1 (Đề thi học kì 1) môn Ngữ văn 9 tại Tuyensinh247.com

Loigiaihay.com

Luyện Bài Tập Trắc nghiệm Văn 9 - Xem ngay

C. Hoạt động luyện tập

1. Luyện tập về thơ

Lập bảng thống kê các tác phẩm thơ hiện đại Việt Nam đã học trong sách hướng dẫn học Ngữ Văn 9 (tập một, tập hai) theo mẫu dưới đây:

STT

Tên bài thơ

Tác giả

Năm sáng tác

Thể thơ

Tóm tắt nội dung

Đặc sắc nghệ thuật


STT

Tên bài thơ

Tác giả

Năm sáng tác

Thể thơ

Tóm tắt nội dung

Đặc sắc nghệ thuật

1

Đồng chí

Chính Hữu

1948

Tự do

Bài thơ ca ngợi tình đồng chí, đồng đội sâu sắc, thiêng liêng của những người lính trong thời kì đầu cuộc kháng chiến chống Pháp.

Sự kết hợp hài hòa giữa yếu tổ hiện thực và lãng mạn.

Hình ảnh thơ giản dị mà giàu sức khái quát.

Ngôn ngữ thơ hàm súc, cô đọng, giàu sức biểu cảm.

2

Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Phạm Tiến Duật

1969

Tự do

Khắc họa hình ảnh của những người lính lái xe ở Trường Sơn với tư thế ung dung hiên ngang, tinh thần dũng cảm, bất chấp khó khăn cùng niềm lạc quan của tuổi trẻ và ý chí chiến đấu giải phóng miền Nam.

Giọng thơ ngang tàn, nghịch ngợm, rất gần với lời văn xuôi, lời đối thoại, lời nói thường ngày nhưng vẫn thú vị và giàu chất thơ.

Hình ảnh thơ độc đáo, đặc sắc.

3

Đoàn thuyền đánh cá

Huy Cận

1958

7 chữ

Khắc họa nhiều hình ảnh đẹp tráng lệ thể hiện sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người lao động, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của nhà thơ trước đất nước và cuộc sống.

Cảm hứng vũ trụ, cảm hứng lãng mạn.

Bài thơ có nhiều sáng tạo trong việc xây dựng hình ảnh bằng liên tưởng, tưởng tượng phong phú, độc đáo; có âm hưởng khỏe khoắn, hào hùng, lạc quan.

4

Bếp lửa

Bằng Việt

1963

Tự do

Bài thơ là những hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, nhớ lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu. Qua đó, bộc lộ những tình cảm sâu nặng đối với gia đình, quê hương, đất nước.

Kết hợp nhuần nhuyễn giữa biểu cảm và miêu tả, tự sự và bình luận.

Giọng điệu tâm tình, thiết tha, tự nhiên, chân thành.

Sáng tạo hình ảnh bếp lửa – hình ảnh vừa thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng.

5

Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ

Nguyễn Khoa Điềm

1971

Tự do

Bài thơ bộc lộ tình yêu thương đằm thắm của người mẹ đối với con, tình cảm gắn bó với quê hương, với cuộc sống lao động và chiến đấu nơi núi rừng chiến khu, dù còn gian nan vất vả; đồng thời gửi gắm ước vọng con mau lớn khôn, khỏe mạnh, trở thành công dân của một đất nước tự do.

Cấu trúc lặp đi lặp lại của lời ru vừa tạo giọng điệu trữ tình, tha thiết, vừa mở rộng và xoáy sâu vào lòng người đọc sự ngọt ngào, trìu mến.

6

Ánh trăng

Nguyễn Duy

1978

5 chữ

Bài thơ là một lời tự nhắc nhở của tác giả về những năm tháng gian lao của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu. Qua đó, gợi nhắc, củng cố ở người đọc thái độ sống “uống nước nhớ nguồn”, ân nghĩa thủy chung cùng quá khứ.

Giọng thơ mang tính tự bạch, tâm tình, nhỏ nhẹ và chân thành sâu sắc.

Hình ảnh vầng trăng – “ánh trăng” mang nhiều tầng ý nghĩa.

Ngôn ngữ thơ giản dị nhưng vô cùng hàn sức và mang ý nghĩa sâu xa.

7

 Con cò

Chế Lan Viên

1962

Tự do

Từ hình tượng con cò trong những lời hát ru, ngợi ca tình mẹ và ý nghĩa của lời ru đối với cuộc đời mỗi con người.

Bài thơ đậm đà chất liệu dân ca. Vận dụng sáng tạo hình ảnh và giọng điệu lời ru của ca dao.

Hình ảnh, biểu tượng hàm chứa ý nghĩa mới, có giá trị biểu cảm, giàu tính triết lí.

8

Mùa xuân nho nhỏ

Thanh Hải

1980

5 chữ

Bài thơ là tiếng lòng tha thiết yêu mến và gắn bó với đất nước, với cuộc đời; thể hiện ước nguyện chân thành của nhà thơ được cống hiến cho đất nước; góp một “mùa xuân nho nhỏ” của mình vào mùa xuân lớn của dân tộc.

Thể thơ năm chữ, gần với các làn điệu dân ca.

Bài thơ giàu nhạc điệu, với âm hưởng nhẹ nhàng, tha thiết.

Kết hợp những hình ảnh tự nhiên, giản dị, từ thiên nhiên với những hình ảnh giàu ý nghĩa biểu tượng, khái quát.

Cấu tứ chặt chẽ, sự phát triển tự nhiên của hình ảnh mùa xuân với các phép tu từ đặc sắc.

9

Viếng lăng Bác

Viễn Phương

1976

8 chữ

Niềm xúc động thiêng liêng, thành kính, lòng biết ơn, niềm tự hào pha lẫn đau xót của nhà thơ khi vào lăng viếng Bác.

Giọng điệu trang trọng, thành kính, tha thiết.

Hình ảnh thơ có nhiều sáng tạo, kết hợp hình ảnh thực với hình ảnh ẩn dụ, biểu tượng có ý nghĩa sâu sắc.

10

Sang thu

Hữu Thỉnh

1977

5 chữ

Những cảm nhận tinh tế về sự chuyển giao nhẹ nhàng mà rõ rệt của đất trời từ cuối hạ sang thu, qua đó thể hiện tình yêu quê hương đất nước và suy ngẫm về cuộc đời. 

Hình ảnh thơ tự nhiên, không trau chuốt mà giàu sức gợi cảm.

11

Nói với con

Y Phương

In trong tập “Thơ Việt Nam 1945 – 1985”

Tự do

Bài thơ thể hiện tình cảm gia đình ấm cúng, ca ngợi truyền thống cần cù, sức sống mạnh mẽ của quê hương và dân tộc. 

Bài thơ giản dị, với những hình ảnh vừa cụ thể vừa mang ý nghĩa biểu tượng, giàu sắc thái biểu đạt và biểu cảm.

Cách nói giàu bản sắc của người miền núi tạo nên một giọng điệu riêng cho lời tâm tình mộc mạc mà sâu sắc của người cha đối với đứa con.


Từ khóa tìm kiếm Google: giải bài 25 mây và sóng, mây và sóng trang 57, mây và sóng – nói với con sách ngữ văn 9, giải ngữ văn 9 sách vnen chi tiết dễ hiểu.