Kế toán trưởng của công ty tư nhân làm sai lệch hóa đơn, chứng từ để rút tiền của công ty là hành vi

Bằng cách sửa chữa, nâng khống, làm giả, ghi tăng tiền dịch vụ trong chứng từ thanh toán, giấy báo trả tiền với mục đích nâng giá trị tiền thanh toán các dịch vụ xuất nhập khẩu rồi chiếm đoạt khoản tiền chênh lệch, từ tháng 1/2016 đến tháng 5/2020, Vũ Thị Thùy Dương và Nguyễn Hoàng Giang đã rút ruột của Công ty AEV hơn 13 tỷ đồng.

Văn phòng cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hải Dương vừa ra quyết định khởi tố vụ án hình sự Lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty TNHH Arion Electric Việt Nam (Công ty AEV), trụ sở tại KCN Phúc Điền, xã Cẩm Phúc, huyện Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dương.

Kế toán trưởng của công ty tư nhân làm sai lệch hóa đơn, chứng từ để rút tiền của công ty là hành vi
Vũ Thị Thùy Dương và Nguyễn Hoàng Giang.

Trước đó, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hải Dương nhận được đơn của ông Nakaune Isamu - Tổng giám đốc Công ty AEV tố cáo về việc nhân viên Công ty AEV đã câu kết với một số đối tượng bên ngoài thực hiện các hành vi lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của Công ty AEV. Cụ thể, từ tháng 1/2016 đến tháng 5/2020, các đối tượng đã nhiều lần sửa chữa, nâng khống, làm giả, ghi tăng tiền dịch vụ trong chứng từ thanh toán, giấy báo trả tiền với mục đích nâng giá trị tiền thanh toán các dịch vụ xuất nhập khẩu rồi chiếm đoạt khoản tiền chênh lệch. 

Từ nguồn tin tố giác tội phạm, Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hải Dương đã nhanh chóng tiến hành điều tra, xác minh vụ việc. Kết quả bước đầu xác định 2 đối tượng chính của vụ án là Vũ Thị Thùy Dương - Trưởng phòng xuất nhập khẩu hàng hóa Công ty AEV, là người được giao phụ trách các giao dịch liên quan đến dịch vụ hàng hóa xuất nhập khẩu của Công ty AEV với Công ty MLC và Nguyễn Hoàng Giang, nhân viên phòng kế toán tổng hợp Công ty TNHH Logistics MLC ITL (Công ty MLC) chi nhánh Hà Nội, người được Giám đốc chi nhánh ủy quyền ký hóa đơn GTGT và trực tiếp giao dịch tiền qua tài khoản ngân hàng của Công ty MLC . 

Khoảng đầu tháng 1/2016, Vũ Thị Thùy Dương và Nguyễn Hoàng Giang có gọi điện thoại trao đổi với nhau về việc sửa, tăng dịch vụ và tăng tiền trong các giấy báo trả tiền hàng tháng giữa Công ty AEV và Công ty MLC để  “ăn” chênh lệch.

Theo thỏa thuận, từ mùng 1 đến mùng 7 hàng tháng, sau khi nhận được giấy báo trả tiền từ nhân viên thuộc phòng Chứng từ Công ty MLC, Giang và Dương sẽ thống nhất các nội dung dịch vụ sửa đổi về tiền cũng như ghi thêm nội dung dịch vụ và tiền thanh toán vào từng tờ giấy bảo trả tiền gốc.

Các nội dung ghi thêm, tăng tiền trong các giấy báo trả tiền mà các đối tượng điều chỉnh bao gồm phí vận chuyển bằng xe tải, phí địa phương, phí nâng, phí hạ container, phí kẹp chì, phí kiểm định, phí lệnh giao hàng,... Dương là người phân bổ, ghi số tiền tăng thêm của các dịch vụ hoặc ghi thêm dịch vụ và tiền tăng vào chứng từ gốc. Giang có trách nhiệm hợp thức hóa chứng từ cho phần dịch vụ và số tiền tăng thêm.

Từ mùng 8 đến ngày 12 hàng tháng, Công ty MLC gửi các bản giấy báo trả tiền kèm các dịch vụ đã thực hiện trong tháng (theo bản giấy báo trả tiền đã được thống nhất chỉnh sửa trước đó) đến email nội bộ của phòng xuất nhập khẩu Công ty AEV. Dương và nhân viên phòng xuất nhập khẩu sẽ nhập dữ liệu vào máy tính của phòng, lập giấy thanh toán gửi các bộ phận và lãnh đạo trong công ty, đồng thời làm thủ tục thanh toán qua ngân hàng. Khi tiền được chuyển khoản đến Công ty MLC, Giang trực tiếp ra ngân hàng, giả chữ ký của Giám đốc Công ty MLC rút số tiền chênh lệch. 

Theo thỏa thuận giữa Dương và Giang, sau khi trừ đi chi phí mua hóa đơn và thuế thu nhập doanh nghiệp của phần dịch vụ, lợi nhuận của tiền chênh lệch, số tiền còn lại các đối tượng sẽ chia nhau sử dụng cho mục đích cá nhân. Bằng thủ đoạn nói trên, từ tháng 1/2016 đến tháng 5/2020, các đối tượng đã rút ruột của Công ty AEV hơn 13 tỷ đồng. 

Sau khi xác định có dấu hiệu tội phạm, theo điểm a, khoản 4, Điều 174 Bộ  luật Hình sự năm 2015; Căn cứ Điều 36, Điều 143, khoản 1 Điều 153, Điều 154 Bộ luật Tố tụng hình sự, Văn phòng cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hải Dương đã ra quyết định khởi tố vụ án hình sự Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, tạm giam đối với Nguyễn Hoàng Giang để phục vụ công tác điều tra. Riêng Vũ Thị Thùy Dương đang có thai nên được tại ngoại. Hiện vụ việc đang được Công an tỉnh Hải Dương tiếp tục điều tra để xử lý theo quy định của pháp luật.

Vũ Oanh

Xin hỏi Luật Dương Gia vấn đề sau: Kế toán và Thủ quỹ lập chứng từ khống rút quỹ ngân sách 10,5 triệu đồng. Xin hỏi hành vi này có nghiêm trọng không?

Kế toán trưởng của công ty tư nhân làm sai lệch hóa đơn, chứng từ để rút tiền của công ty là hành vi
Tóm tắt câu hỏi:

Xin hỏi Luật Dương Gia vấn đề sau: Kế toán và Thủ quỹ lập chứng từ khống rút quỹ ngân sách 10,5 triệu đồng. Xin hỏi hành vi này có nghiêm trọng không? Trân trọng cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:

Theo quy định của pháp luật, hành vi lập chứng từ, khai khống trong quá trình thực hiện nhiệm vụ nhằm chiếm đoạt tài sản làm của riêng của cơ quan, tổ chức là hành vi tham ô.

Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổi sung năm 2009 có điều chỉnh hành vi tham ô, cụ thể là tại điều 278, quy định Tội tham ô tài sản. Theo đó:

“1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới hai triệu đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Gây hậu quả nghiêm trọng;

b) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;

c) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục A Chương này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm.

Xem thêm: Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản tại Điều 175 bộ luật hình sự

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

c) Phạm tội nhiều lần;

d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

đ)  Gây hậu quả nghiêm trọng khác.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười lăm năm đến hai mươi năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

Xem thêm: Ký và ghi thông tin trên chứng từ, phiếu chi

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng khác.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù hai mươi năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng khác.

5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

Đối với trường hợp của bạn, hành vi dựa vào quyền hạn được giao mà tiến hành khai khống chứng từ sổ sách để chiếm đoạt 10,5 triệu đồng từ ngân quỹ là hành vi tham ô. Tuy nhiên, hành vi này có cấu thành Tội tham ô tài sản hay không thì phải xem xét đến yếu tố Chủ thể.

Kế toán trưởng của công ty tư nhân làm sai lệch hóa đơn, chứng từ để rút tiền của công ty là hành vi

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

Xem thêm: Mẫu đơn tố cáo, trình báo lừa đảo chiếm đoạt tài sản mới nhất 2022

Điều 277 Bộ luật hình sự 1999 qui định: “Người có chức vụ, quyền hạn là người do bổ nhiệm, do bầu cử, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương hoặc không hưởng lương, được giao thực hiện một công vụ nhất định và có quyền hạn nhất định trong khi thực hiện công vụ” . Theo qui định này thì người có chức vụ quyền hạn phải thỏa mãn những điều kiện sau:

Thứ nhất, phải là người có chức vụ, quyền hạn thông qua bầu cử, được bổ nhiệm, được tuyển dụng hoặc được giao nhiệm vụ thường xuyên trong các cơ quan, tổ chức trong hệ thống chính trị.

Thứ hai, người có chức vụ, quyền hạn phải được giao thực hiện một nhiệm vụ nhất định.

Tóm lại, chủ thể của Tội tham ô tài sản do người có chức vụ quyền hạn thực hiện phải là người có chức vụ, quyền hạn do được bầu, tuyển dụng, bổ nhiệm, được giao nhiệm vụ thường xuyên, được phân loại theo trình độ đào tạo, ngành chuyên môn, được xếp vào một ngạch hành chính, sự nghiệp trong các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội và họ phải được giao thực hiện nhiệm vụ đồng thời có hành vi chiếm đoạt tài sản khi thi hành công vụ.

Như vậy, nếu như người có hành vi tham ô không thỏa mãn về mặt chủ thể ở trên thì sẽ không bị truy cứu trách nhiệm hình sự mà sẽ bị xử lí kỷ luật lao động theo hợp đồng lao động, Nội quy lao động và theo quy định của pháp luật về lao động.

Theo quy định tại điều 126 “Bộ luật lao động 2019” về áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải thì:

“Hình thức xử lý kỷ luật sa thải được người sử dụng lao động áp dụng trong những trường hợp sau đây:

1. Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe doạ gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lợi ích của người sử dụng lao động;…”

Xem thêm: Cấu thành tội phạm, mức phạt tù đối với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Căn cứ vào quy định trên thì người lao động có chức danh Kế toán và Thủ quỹ sẽ bị sa thải theo trình tự, thủ tục xử lí kỉ luật lao động luật định.

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 1900.6568 để được giải đáp.