Kể về một tấm gương hiếu học mà em biết

Hiếu học là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Từ xưa đến nay có rất nhiều tấm gương hiếu học được lan truyền trong nước, một trong những người biết khắc phục khó khăn để học thành tài đó là Mạc Đĩnh Chi.

Mạc Đĩnh Chi con nhà nghèo, người đen đủi, xấu xỉ. Tuy còn nhỏ, nhưng ngày nào cậu bé cũng vào rùng kiếm củi giúp đỡ cha mẹ.

Gần nhà Mạc Đĩnh Chi có một trường học, các bạn trong làng đến học đông vui. Không có tiền ăn học nhưng cậu bé rất thèm được hộc. Mỗi lần gánh cửi qua trường, cậu lại ngấp nghé học lỏm.

Nhiều ngày như vậy, thầy thấy cậu bé nhà nghèo mà hiếu học, thầy cho phép cậu bé vào trường. Nhờ có trí thông minh, Mạc Đĩnh Chi nhanh chóng trở thành học trò giỏi nhất trường. Buổi tối, Mạc Đĩnh Chi mới có thì giờ đọc sách vì ban ngày cậu phải làm việc khác. Nhưng lại không có đèn dầu thắp, cậu bé đã nghĩ ra cách bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng lấy ánh sáng làm đèn.

Miệt mài học tập với ngọn đèn đom đóm ấy, chẳng bao lâu, Mạc Đĩnh Chi trở thành người học rộng, tài cao, thi đỗ trạng nguyên [khoa thi năm 1304]. Nhưng vì nhà vua thấy ông nhà nghèo lại xấu xí, có ý không muốn cho ông đỗ đầu, buộc ông phải làm một bài văn để thử tài.

Xem thêm:  Viết một đoạn văn tả cảnh biển – Văn mẫu lớp 2

Mạc Đĩnh Chi làm ngay bài phú lấy tên là “Bông sen trong giếng ngọc” để -tỏ rõ chí hướng và tài năng của mình. Bài phú rất hay, hay đến nỗi vua Trần phải phong cho ông một chức quan trong triều. Với lòng yêu nước thương dân, ông đã làm nhiều việc lớn cho đất nước.

Câu chuyện tôi vừa kể nhằm ca ngợi gương hiếu học của Mạc Đĩnh Chi, danh nhân nểi tiếng nước ta đời Trần, quê ở Nam Sách, Hải Dương, người biết khắc phục mọi khó khăn để học và đã học thành tài.

Kể lại một câu chuyện về gương hiếu học mà em biết – Bài làm 2

Ở lớp 5A, em thân nhất với Khoa. Bạn ấy là học sinh giỏi và ngoan nên được nhiều người quý mến.

Hàng ngày đến lớp Khoa thường mặc bộ đồng phục quy định của trường: Chiếc quần tây xanh đậm và chiếc áo sơ mi trắng. Khoa có làn da hơi ngăm đen, dáng người cao thon thả, khuôn mặt hình trái xoan với chiếc mũi hếch ngộ nghĩnh và đôi mắt lúc nào cũng như cười.

Khoa là người vui tính và hay nói chuyện vui đùa suốt ngày, với bạn bè thì luôn nhiệt tình giúp đỡ. Điểm số các môn học, các bài kiểm tra thường kỳ của bạn ấy lúc nào cũng cao. Học giỏi như vậy nhưng chẳng bao giờ thấy cậu có một hành vi nhỏ nào biểu hiện của tính kênh kiệu. Bạn bè kể cả nam lẫn nữ đều mến và quý Khoa. Cô giáo thường khen Khoa có tính tự lực cao và đó cũng là tính cách đẹp của Khoa mà chúng em cần học hỏi.

Xem thêm:  Thuyết minh về chiếc xe đạp

Khoa không chỉ là một học sinh giỏi mà cũng là một người chăm làm. Việc gì đến tay Khoa cũng được bạn làm chu đáo và cẩn thận. Ở nhà Khoa là một đứa ngoan. Ngoài việc học, Khoa còn giúp cha mẹ làm một số việc vặt để cha mẹ có thời gian nghỉ ngơi. Góc học tập của Khoa cũng rất gọn gàng và ngăn nắp. Sách vở đồ dùng học tập thứ nào ra thứ nấy…

Khoa là một người bạn tốt, một tấm gương sáng, xứng đáng là hội viên Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.

Kể lại một câu chuyện về gương hiếu học mà em biết – Bài làm 3

Là một thương binh nặng được gia đình đón về chăm sóc, anh Quang đã phấn đấu trở thành một kĩ sư nông nghiệp của xã An Bình.

Anh bị thương tại chiến trường biên giới Tây Nam, mất hẳn một chân phải và tay phải; ngực, bụng, lưng còn nhiều mảnh đạn. Năm đó, anh mới 18 tuổi, đang học dở lớp 10 cấp Ba phổ thông.

Anh nói: “Có thời kì nằm ở trại thương binh, mấy lần anh định tự tử vì thấy buồn và thất vọng quá.'”. Nhưng rồi, các bạn thương binh cùng cảnh ngộ, một số bác sĩ ân cần chăm sóc, an ủi động viên, cuối cùng anh đã tìm ra ánh sáng cuộc đời mình. “Tàn mà không phế”, anh nhớ nhất lời dạy của Bác Hồ.

Trở về quê, anh vẫn buồn, nhất là những khi bạn bè cũ đi công tác xa trở về thăm gia đình, đến thăm anh. Nhiều đêm cứ thao thức trằn trọc mãi. Thầy giáo cũ năm học lớp 10 đã đến thăm anh. Rồi được lắp thêm chân giả. Anh chủ động đi lại dễ dàng hơn. Thầy giáo cũ đã giúp anh ôn tập, anh đã thi đỗ bằng Trung học Bổ túc văn hóa.

Xem thêm:  Bình giảng khổ thơ đầu bài Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải

Đọc báo, Quang biết trường Đại học Tại chức tỉnh đang chiêu sinh lớp đào tạo kĩ sư Nông nghiệp. Anh viết thư cho Ban Giám hiệu nhà trường nói rõ hoàn cảnh và nguyện vọng tha thiết của một thương binh. Chỉ 5 ngày sau, một cán bộ của trường đã đến tận gia đình giúp Quang hoàn chỉnh hồ sơ. Và anh đã xin theo học khoa Chăn nuôi.

Với chiếc túi vải khoác vai đựng sách vở, tài liệu, có mũ tai bèo Giải phóng quân, dù mưa hay nắng, Quang cũng lặn lội đến trường học tập. Anh vẫn tham gia đầy đủ các đợt thực tập. Có những ngày tháng mùa đông rét buốt, những vết thương cũ đau nhức nhối ê ẩm, nhưng quyển sách, cây bút không rời tay. Đúng là “Không có việc gì khó – Chỉ sợ lòng không bền”, sau 6 năm học tập, Quang đã tốt nghiệp loại Khá, trở thành kĩ sư chăn nuôi duy nhất của xã nhà.

Xã An Bình phát triển nghề chăn nuôi đứng đầu huyện. Nhiều trại chăn nuôi lợn quy mô trăm con, nhiều hộ nuôi gà đến mấy trăm con. Mọi việc như chọn giống, kĩ thuật, chăn nuôi, phòng dịch… chỉ một mình anh lo toan tất cả. Danh tiếng “Anh kĩ sư chân gỗ” nức tiếng gần xa. Anh được bầu là Chiến sĩ thi đua toàn tỉnh. Gương sáng học tập và vươn lên sống đẹp của anh Quang thương binh được nhiều người nhắc đến với bao cảm phục, tự hào.

Là một thương binh nặng được gia đình đón về chăm sóc, anh Quang đã phấn đấu trở thành một kĩ sư nông nghiệp của xã An Bình. Anh bị thương tại chiến trường biên giới Tây Nam, mất hẳn một chân phải và tay phải; ngực, bụng, lưng còn nhiều mảnh đạn. Năm đó, anh mới 18 tuổi, đang học dở lớp 10 cấp Ba phổ thông.

Anh nói: "Có thời kì nằm ở trại thương binh, mấy lần anh định tự tử vì thấy buồn và thất vọng quá.'". Nhưng rồi, các bạn thương binh cùng cảnh ngộ, một số bác sĩ ân cần chăm sóc, an ủi động viên, cuối cùng anh đã tìm ra ánh sáng cuộc đời mình. "Tàn mà không phế", anh nhớ nhất lời dạy của Bác Hồ.

Trở về quê, anh vẫn buồn, nhất là những khi bạn bè cũ đi công tác xa trở về thăm gia đình, đến thăm anh. Nhiều đêm cứ thao thức trằn trọc mãi. Thầy giáo cũ năm học lớp 10 đã đến thăm anh. Rồi được lắp thêm chân giả. Anh chủ động đi lại dễ dàng hơn. Thầy giáo cũ đã giúp anh ôn tập, anh đã thi đỗ bằng Trung học Bổ túc văn hóa.

Đọc báo, Quang biết trường Đại học Tại chức tỉnh đang chiêu sinh lớp đào tạo kĩ sư Nông nghiệp. Anh viết thư cho Ban Giám hiệu nhà trường nói rõ hoàn cảnh và nguyện vọng tha thiết của một thương binh. Chỉ 5 ngày sau, một cán bộ của trường đã đến tận gia đình giúp Quang hoàn chỉnh hồ sơ. Và anh đã xin theo học khoa Chăn nuôi.

Với chiếc túi vải khoác vai đựng sách vở, tài liệu, có mũ tai bèo Giải phóng quân, dù mưa hay nắng, Quang cũng lặn lội đến trường học tập. Anh vẫn tham gia đầy đủ các đợt thực tập. Có những ngày tháng mùa đông rét buốt, những vết thương cũ đau nhức nhối ê ẩm, nhưng quyển sách, cây bút không rời tay. Đúng là "Không có việc gì khó – Chỉ sợ lòng không bền", sau 6 năm học tập, Quang đã tốt nghiệp loại Khá, trở thành kĩ sư chăn nuôi duy nhất của xã nhà. Xã An Bình phát triển nghề chăn nuôi đứng đầu huyện. Nhiều trại chăn nuôi lợn quy mô trăm con, nhiều hộ nuôi gà đến mấy trăm con. Mọi việc như chọn giống, kĩ thuật, chăn nuôi, phòng dịch… chỉ một mình anh lo toan tất cả. Danh tiếng "Anh kĩ sư chân gỗ" nức tiếng gần xa. Anh được bầu là Chiến sĩ thi đua toàn tỉnh.

Gương sáng học tập và vươn lên sống đẹp của anh Quang thương binh được nhiều người nhắc đến với bao cảm phục, tự hào.

Xem thêm:  Soạn văn bài Ôn tập giữa kì I - Tiết 2

Kể lại một câu chuyện về gương hiếu học mà em biết – Bài số 2

Ở lớp 5A, em thân nhất với Khoa. Bạn ấy là học sinh giỏi và ngoan nên được nhiều người quý mến. Hàng ngày đến lớp Khoa thường mặc bộ đồng phục quy định của trường: Chiếc quần tây xanh đậm và chiếc áo sơ mi trắng. Khoa có làn da hơi ngăm đen, dáng người cao thon thả, khuôn mặt hình trái xoan với chiếc mũi hếch ngộ nghĩnh và đôi mắt lúc nào cũng như cười.

Khoa là người vui tính và hay nói chuyện vui đùa suốt ngày, với bạn bè thì luôn nhiệt tình giúp đỡ. Điểm số các môn học, các bài kiểm tra thường kỳ của bạn ấy lúc nào cũng cao. Học giỏi như vậy nhưng chẳng bao giờ thấy cậu có một hành vi nhỏ nào biểu hiện của tính kênh kiệu. Bạn bè kể cả nam lẫn nữ đều mến và quý Khoa. Cô giáo thường khen Khoa có tính tự lực cao và đó cũng là tính cách đẹp của Khoa mà chúng em cần học hỏi.

Khoa không chỉ là một học sinh giỏi mà cũng là một người chăm làm. Việc gì đến tay Khoa cũng được bạn làm chu đáo và cẩn thận. Ở nhà Khoa là một đứa ngoan. Ngoài việc học, Khoa còn giúp cha mẹ làm một số việc vặt để cha mẹ có thời gian nghỉ ngơi. Góc học tập của Khoa cũng rất gọn gàng và ngăn nắp. Sách vở đồ dùng học tập thứ nào ra thứ nấy…

Khoa là một người bạn tốt, một tấm gương sáng, xứng đáng là hội viên Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh.

Kể lại một câu chuyện về gương hiếu học mà em biết – Bài số 3

Hiếu học là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta. Từ xưa đến nay có rất nhiều tấm gương hiếu học được lan truyền trong nước, một trong những người biết khắc phục khó khăn để học thành tài đó là Mạc Đĩnh Chi.

Mạc Đĩnh Chi con nhà nghèo, người đen đủi, xấu xỉ. Tuy còn nhỏ, nhưng ngày nào cậu bé cũng vào rùng kiếm củi giúp đỡ cha mẹ. Gần nhà Mạc Đĩnh Chi có một trường học, các bạn trong làng đến học đông vui. Không có tiền ăn học nhưng cậu bé rất thèm được hộc. Mỗi lần gánh củi qua trường, cậu lại ngấp nghé học lỏm.

Nhiều ngày như vậy, thầy thấy cậu bé nhà nghèo mà hiếu học, thầy cho phép cậu bé vào trường. Nhờ có trí thông minh, Mạc Đĩnh Chi nhanh chóng trở thành học trò giỏi nhất trường. Buổi tối, Mạc Đĩnh Chi mới có thì giờ đọc sách vì ban ngày cậu phải làm việc khác. Nhưng lại không có đèn dầu thắp, cậu bé đã nghĩ ra cách bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng lấy ánh sáng làm đèn.

Miệt mài học tập với ngọn đèn đom đóm ấy, chẳng bao lâu, Mạc Đĩnh Chi trở thành người học rộng, tài cao, thi đỗ trạng nguyên [khoa thi năm 1304]. Nhưng vì nhà vua thấy ông nhà nghèo lại xấu xí, có ý không muốn cho ông đỗ đầu, buộc ông phải làm một bài văn để thử tài. Mạc Đĩnh Chi làm ngay bài phú lấy tên là "Bông sen trong giếng ngọc" để tỏ rõ chí hướng và tài năng của mình. Bài phú rất hay, hay đến nỗi vua Trần phải phong cho ông một chức quan trong triều. Với lòng yêu nước thương dân, ông đã làm nhiều việc lớn cho đất nước.

Xem thêm:  Giải bài tập Tiếng Anh 8 Unit 12: A Vacation Abroad

Câu chuyện tôi vừa kể nhằm ca ngợi gương hiếu học của Mạc Đĩnh Chi, danh nhân nểi tiếng nước ta đời Trần, quê ở Nam Sách, Hải Dương, người biết khắc phục mọi khó khăn để học và đã học thành tài.

Kể lại một câu chuyện về gương hiếu học mà em biết – Bài số 4

Trong cuộc sống quanh ta, có rất nhiều gương sáng về ý chí, nghị lực vượt khó để vươn lên, chiến thắng hoàn cảnh, chiến thắng số phận bất hạnh. Không ít gương sáng của tuổi thiếu niên, thanh niên nghèo mà hiếu học và học giỏi. Có những người được ca ngợi trên báo chí, được cả nước biết đến, nhưng cũng có những người âm thầm vật lộn với cuộc sống đói nghèo để nuôi dưỡng và thực hiện bằng được ước mơ, khát vọng cháy bỏng của mình.

Người thầy giáo đầu tiên ở Việt Nam soạn bài, chấm bài, viết văn bằng chân đó là thầy Nguyễn Ngọc Ký, một tấm gương nghị lực phi thường về ý chí mạnh mẽ vượt lên số phận bất hạnh để trở thành một “Nhà giáo ưu tú”. Xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo, bản thân lại bị liệt cả hai tay sau một cơn sốt kéo dài từ lúc còn nhỏ tuổi, Nguyễn Ngọc Ký rơi vào hoàn cảnh thật đáng thương. Ngày ngày, thấy bạn bè cùng lứa tuổi tung tăng cắp sách đến trường, Ký thèm lắm. Thấy con ham học, năm Ký lên sáu tuổi, bố mẹ dẫn cậu đến trường. Cô giáo thương Ký lắm nhưng đành lắc đầu. Không được học ở trường, Ký tự học ở nhà. Niềm khao khát được biết chữ đã khiến Nguyễn Ngọc Ký nghĩ ra nhiều cách để tập viết. Thoạt đầu, cậu viết bằng miệng, nhưng không thành công. Một lần tình cờ nhìn thấy đàn gà bới đất bằng chân, Nguyễn Ngọc Ký loé lên ý nghĩ là có thể dùng chân để viết. Sau đó, Nguyễn Ngọc Ký đã kiên trì tập viết bằng chân… Kết quả, Nguyễn Ngọc Ký không những viết thành thạo mà còn viết rất đẹp và trở thành học sinh giỏi trong nhiều năm liền, hai lần được Bác Hồ tặng huy hiệu… Vượt qua tất cả rào cản, giờ đây cậu bé Nguyễn Ngọc Ký ngày nào đã trở thành một “Nhá giáo ưu tú” với những đóng góp đáng kể cho ngành giáo dục…

Tấm gương thứ hai là chị Trần Bình Gấm, “cô bé bán khoai thi đậu ba trường Đại học”, chắc nhiều người còn nhớ cách nay vài năm, báo chí đã viết nhiều về chị. Chị Gấm là con gái lớn trong một gia đình lao động nghèo. Ba chị làm nghề đạp xích lô. Mẹ chị bán khoai luộc, bắp luộc… mỗi ngày chỉ kiếm được vài chục ngàn. Số tiền ít ỏi đó chỉ dùng cho một gia đình năm sáu miệng ăn. Không có nhà riêng, ba mẹ chị phải ở nhờ nhà bà ngoại ven kênh Nhiêu Lộc. Dưới chị còn có mấy đứa em nhỏ.

Xem thêm:  Soạn văn bài: Tiểu sử tóm tắt

Thương ba mẹ, chị Gấm sớm biết lo toan. Nửa ngày đi học, nửa ngày bán vé số. Có những bữa gặp trời mưa, xấp vé số bán hoài không hết, chị vẫn lầm lũi ghé vào từng quán, năn nỉ khách mua giùm. Tấm thân gầy run rẩy trong làn áo ướt. Nhìn cô gái gầy guộc, xanh xao, mắt lại bị cận thị nặng, không ai ngờ đó là con người có ý chí và nghị lực phi thường.

Rồi ba chị mất vì lao lực. Gánh nặng mưu sinh dồn cả lên đôi vai của mẹ. Chị Gấm thương mẹ lắm nên tìm mọi cách để san sẻ với mẹ gánh nặng ấy. Tan học là chị về nhà ngay, bưng rổ khoai luộc đi bán rong khắp các con hẻm nhò. Khách mua khoai phần lớn là những người lao động nghèo quanh khu ga xe lửa.

Có điều lạ là nghèo khổ như vậy mà chị Gấm vẫn học rất giỏi, nhất lầ các môn tự nhiên. Cái tin "cô bé bán khoai thi đậu ba trường Đại học liền” không chỉ làm chấn động xóm nghèo mà còn chấn động khắp thành phố và cả nươc, Rất nhiều người đã xúc động, khâm phục trước tấm gương vượt khó của chị Gấm và lấy chị làm gương để dạy dỗ, động viên con cái. Chị Gấm đã chọn vào trường Đại học Y Dược để thoả mân ước mơ trở thành một bác sĩ chữa bệnh cho người nghèo. Hiện giờ chị đã tốt nghiệp và là bác sỹ chuyên ngành Lão khoa. Trên đây chỉ là hai trong rất nhiều gương sáng hiếu học của cả nước. Hiện nay, không ít bạn con nhà giàu sang, khá giả, đầy đủ mọi điều kiện nhưng lại không chịu nghiêm túc học hành, thường tụ tập rù rê nhau ăn chơi, quay phá gia đình, xã hội. Nhìn vão những gương sáng như thầy Kỷ, chị Gấm hoặc một số bạn là nạn nhân của chất độc màu da cam mà vẫn kiên trì phấn đấu để vượt lên hoàn cảnh, vượt lên số phận, họ sẽ nghĩ gì?

Riêng em, em thấy mình cần phải cố gắng nhiều hơn nữa. Em học được từ những gương sáng ấy rất nhiều điều bổ ích và điều thấm thía nhất là: Kiên trì, nhẫn nại sẽ dẫn đến thành công trên đường đời.

Nguyễn Tuyến tổng hợp

Video liên quan

Chủ Đề