Kết quả test covid có giá trị bao lâu

Sau khi có xét nghiệm âm tính, người dân không thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, vẫn có khả năng nhiễm SARS-CoV-2 như bình thường.

Giấy xét nghiệm COVID-19 âm tính có giá trị chứng nhận, tại thời điểm thực hiện xét nghiệm, người được xét nghiệm cơ bản không nhiễm SARS-CoV-2. Đồng thời còn khẳng định, họ không phải là nguồn bệnh lây sang người khác. Nói là cơ bản xác định bởi, với trường hợp mới mắc COVID-19 trong 1-2 ngày đầu, việc xét nghiệm chưa thể phát hiện ra ngay. Chưa kể những trường hợp làm giả giấy xét nghiệm.

Theo PGS.TS Trần Đắc Phu, Giấy xét nghiệm này chỉ có giá trị về mặt thời điểm, bởi sau khi xét nghiệm, người dân không thực hiện nghiêm các biện pháp phòng, chống dịch, vẫn có khả năng nhiễm SARS-CoV-2 như bình thường và trở thành nguồn lây lan dịch bệnh cho cộng đồng. Do vậy, dù có kết quả xét nghiệm âm tính, điều quan trọng nhất, người dân vẫn phải thực hiện nghiêm mọi biện pháp phòng bệnh.

Đặc biệt, với hoạt động đi lại, lưu thông đường dài, dù có giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2, người dân vẫn phải thực hiện nghiêm thông điệp 5K. Trong đó, các biện pháp quan trọng nhất là thường xuyên đeo khẩu trang, không tụ tập đông người và chủ động khai báo y tế. Đến nay, khi dịch đã lây lan trong cộng đồng, bất kỳ ai cũng có thể là F0.

Do vậy, trước nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh, việc hạn chế tiếp xúc đông người không chỉ góp phần bảo vệ sức khỏe bản thân mà còn hạn chế lây nhiễm ra cộng đồng. Đối với việc khai báo y tế, trong trường hợp người dân có tiếp xúc với F0, các lực lượng sẽ ngay lập tức truy vết, khoanh vùng, dập dịch kịp thời.

Trong bối cảnh giãn cách xã hội mà vẫn tập trung đông người khi tiêm chủng hay lấy mẫu xét nghiệm là không ổn. Trên thực tế, hiện đã có tình trạng người lái xe xếp hàng, tập trung đông người để lấy mẫu xét nghiệm, khai báo y tế...; tạo thành nguy cơ lây nhiễm giữa lái xe này với lái xe khác nếu chẳng may có ca F0.

Để đảm bảo an toàn trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, cần sự vào cuộc, kiểm tra và giám sát của chính quyền, các lực lượng chức năng để tổ chức đúng kỹ thuật, đúng quy định phòng, chống dịch. Các lực lượng chức năng không nên vì giấy xét nghiệm âm tính mà chủ quan, lơ là trong việc thực hiện các biện pháp giám sát y tế.

"Theo tôi, giấy xét nghiệm COVID-19 chỉ có tác dụng chứng nhận ở thời điểm đó, bạn có mắc COVID-19 hay không, như đã trao đổi. Tuy nhiên, nếu người dân không thực hiện biện pháp phòng dịch tốt, nguy cơ trở thành F0 luôn thường trực"- PGS.TS Trần Đắc Phu nói

Trong 72 giờ sau khi có giấy xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2, trong hành trình di chuyển, người có giấy chứng nhận tham gia các phương tiện giao thông vẫn phải thực hiện nghiêm thông điệp 5K của Bộ Y tế: Khẩu trang - Khử khuẩn - Khoảng cách - Không tập trung - Khai báo y tế, để hạn chế lây nhiễm.

Nguồn: suckhoedoisong.vn

Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật TP.HCM [lược trích]

Cần bao lâu để test có kết quả chính xác sau khi tiếp xúc F0

[ĐCSVN] - Ban đọc Mai Hoa [Thanh Xuân – Hà Nội] hỏi: “Hiện nay tại Hà Nội các ca F0 đang tăng mạnh khiến tôi rất lo lắng. Đến nay để phát hiện mình có bị F0 hay không nhanh nhất chỉ có thể sử dụng phương pháp test nhanh. Vậy thời điểm nào nên thực hiện test nhanh COVID-19 sau khi tiếp xúc F0 để cho kết quả chính xác nhất?”

Cần bao lâu để test có kết quả chính xác sau khi tiếp xúc F0. Ảnh CTV

Trả lời:

Khi tiếp xúc với F0 các chuyên gia khuyến cáo người tiếp xúc nên xét nghiệm COVID-19 bằng phương pháp thuận tiện và dễ tiếp cận nhất như test nhanh hoặc xét nghiệm PCR. Tuy nhiên, thời điểm xét nghiệm để có kết quả chính xác tùy thuộc vào việc người đó đã tiêm vắc xin hay chưa.

Các trường hợp sau khi tiếp xúc với mầm bệnh nếu đã tiêm vaccine thì cần tiến hành test nhanh hoặc làm xét nghiệm PCR trong khoảng 5-7 ngày, trường hợp chưa tiêm vaccine thì thời gian sớm nhất có thể cho ra kết quả dương tính là từ 24 đến 48 giờ.

Các chuyên gia cho rằng sở dĩ cần khoảng thời gian này là vì virus SARS-CoV-2 khi xâm nhập vào cơ thể sẽ cần thời gian để sinh sôi và phát triển đến mức mà các xét nghiệm có thể phát hiện.

Do đó, người nhiễm dù có triệu chứng hay không có triệu chứng đều có nguy cơ lây cho người khác. Hơn nữa, hiện tại dù vaccine đều cho kết quả cao nhưng không loại trừ 100% nguy cơ lây nhiễm.

Các nghiên cứu cho thấy, khoảng gần 60% số người nhiễm bị lây từ F0 không triệu chứng. Với những người có triệu chứng, nếu xét nghiệm với bộ test nhanh kháng nguyên mà cho kết quả âm tính thì cần phải xét nghiệm lần 2 vào khoảng 24 đến 36 giờ sau đó. Nếu tiếp tục cho kết quả âm tính thì cần phải xét nghiệm PCR.

Như vậy để bảo vệ tốt bản thân và người khác thì tiêm vaccine phòng COVID-19 vẫn là phương pháp tối ưu nhất. Các chuyên gia chỉ rõ thêm, mọi người nên thực hiện tốt khuyến cáo “5K”; thường xuyên mở cửa nơi ở, nơi làm việc để không khí thoáng mát. /.

HC

Các F0 điều trị tại nhà phải "có thuốc đúng và uống đúng thời điểm" mới là tốt chứ không phải thuốc gì cũng uống, cứ uống thuốc là tốt, là yên tâm.

Hiện nay số ca mắc COVID-19 liên tục tăng cao, quá lo lắng, một số người dân ngày nào cũng mua kit-test nhanh COVID-19 để xét nghiệm hoặc không tin kết quả test nhanh lại làm xét nghiệm RT-PCR.

Về vấn đề này, trên báo Sức khỏe và Đời sống, PGS.TS. Hồ Thị Kim Thanh, Giám đốc Trung tâm Y Học gia đình và Chăm sóc sức khỏe cộng đồng, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cho biết: "Khi xét nghiệm test nhanh dương tính hay âm tính cũng không nhất thiết phải làm RT-PCR".

Ngày nào cũng test nhanh: Không cần thiết và lãng phí

Có người quá lo lắng, sốt ruột, mua cùng lúc nhiều kit xét nghiệm nhanh về để ngày nào cũng tự test.

Các chuyên gia khẳng định việc này không cần thiết và gây lãng phí bởi sau khi tiếp xúc với F0 phải có thời gian nhất định để virus nhân lên, xét nghiệm ngay không có giá trị, ít nhất phải 3-4 ngày sau hãy test.

Nếu vừa tiếp xúc với nguồn lây hoặc ở giai đoạn ủ bệnh, có thể đã nhiễm COVID-19 song tải lượng virus thấp… 

Chuyên gia cho rằng, nếu test cũng không chính xác vì khả năng âm tính cao bởi virus chưa nhân lên đủ số lượng để phát hiện bằng test nhanh. Do đó, nếu không có triệu chứng thì có thể test vào ngày thứ 5 và ngày thứ 7 sau tiếp xúc F0.

Trong trường hợp gia đình có người mang thai, người mắc bệnh lý nền, nếu lo lắng quá thì trước hết cần tuân thủ biện pháp 5K theo khuyến cáo của Bộ Y tế và đợi đến ngày thứ 4 mới nên test, nếu âm tính thì ngày thứ 7 test lại để hoàn toàn yên tâm.

Còn các trường hợp khác chỉ nên test khi có các biểu hiện nghi ngờ như: Chảy nước mũi, ho, sốt, đau nhức mình mẩy

Vạch mờ hay đậm không nói lên được bệnh nặng, nhẹ, nhiều hay ít virus SARS-CoV-2. Ngoài ra, khi có xét nghiệm test nhanh dương tính cũng không nhất thiết phải làm xét nghiệm RT-PCR khẳng định.

Vạch mờ hay đậm không nói lên bênh nặng hay nhẹ

Trên kết quả test, vạch mờ hay đậm không nói lên được bệnh nặng, nhẹ, nhiều hay ít virus như nhiều người suy diễn. Ngoài ra, khi có xét nghiệm test nhanh dương tính, bạn cũng không nhất thiết phải làm xét nghiệm RT-PCR khẳng định.

Kết quả test nhanh âm tính là khỏi bệnh?

Nhiều bạn đọc thắc mắc vậy test nhanh âm tính là khỏi bệnh đúng không? Các chuyên gia cho rằng điều này không chính xác.

Test nhanh âm tính chỉ có nghĩa là nguy cơ lây thấp vì còn ít hoặc không còn virus ở đường hô hấp trên. Do đó vẫn phải tiếp tục theo dõi. Ví dụ ngày thứ 5 test nhanh âm tính thì không được chủ quan mà vẫn phải theo dõi SP02 đủ 10 ngày.

Theo các chuyên gia, với F0 điều trị tại nhà "có thuốc đúng và uống đúng thời điểm" mới là tốt chứ không phải thuốc gì cũng uống, cứ uống thuốc là tốt, là yên tâm.

Đối với thuốc chữa triệu chứng như paracetamol để hạ sốt, oresol bù điện giải cũng cần đọc hướng dẫn để dùng đúng liều lượng phù hợp với cân nặng, số tuổi của người bệnh. Oresol bù điện giải dùng cho bệnh nhân sốt cần pha đúng liều lượng.

Các thuốc có thể dùng ở cộng đồng, cần theo đúng khuyến cáo hoặc có ý kiến của nhân viên y tế. Ví dụ: 

Thuốc Corticoid được dùng khi bắt đầu có dấu hiệu tụt SpO2. Lý do cần đúng thời điểm:

Nếu dùng sớm quá lúc virus đang nhân chia nguy cơ gây bùng phát nặng hơn;

Dùng muộn quá [do chủ quan không theo dõi SpO2] thì lỡ thời cơ ngăn chặn tổn thương phổi tiến triển.

Sau khi dùng 01 liều, người bệnh cần vào viện để được các bác sĩ theo dõi và điều trị tiếp.

Đối với thuốc molnupiravir có nguồn gốc tin cậy:

Thời điểm đúng là trước ngày thứ 5 của triệu chứng. Lưu ý là sau khi dùng thuốc nếu test nhanh âm tính với SARS-CoV-2 rồi vẫn phải theo dõi đủ 10 ngày.

Không dùng thuốc cho phụ nữ có thai, một số ý kiến khuyên nếu người bệnh là nam nữ trẻ tuổi cũng không nên dùng molnupiravir.

Các chuyên gia cho biết, nhiều thuốc đã được chứng minh không có tác dụng với COVID-19 và thậm chí có hại, trong đó phải kể đến là thuốc aspirin, hydroxychloroquine, ivermectin, azithromycin, "thuốc xanh đỏ" được cho là hàng xách tay từ Nga,...

Hiện tại nhiều người bệnh COVID-19 rất quan tâm đến thuốc bổ để giúp người bệnh nhanh khỏi, tăng sức đề kháng tại thời kỳ dịch bệnh. Theo PGS.TS. Hồ Thị Kim Thanh, việc dùng bổ sung các vitamin, thuốc bổ trong đó có cả vitamin C để nâng cao sức khỏe là dùng hàng ngày để giúp cơ thể có sức đề kháng chống chọi với bệnh truyền nhiễm. Điều này không có nghĩa là khi mắc mới dùng cấp tập các loại thuốc bổ và vitamin. Còn nếu khi đã mắc COVID-19 thì cần uống bổ sung vitamin D và kẽm theo chỉ định.

Các bác sĩ khuyến cáo, trong bối cảnh dịch diễn biến như hiện nay, việc trang bị kiến thức cho cá nhân để tự quản lý và điều trị COVID-19 tại nhà là điều cần thiết.

Bênh cạnh việc uống thuốc đầy đủ và tập một số bài tập để cơ thể khỏe mạnh hơn thì việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho người bệnh là rất quan trọng. F0 điều trị tại nhà có thể tự điều trị nâng đỡ bằng cách nghỉ ngơi tại giường, phòng bệnh thông thoáng, vệ sinh mũi họng, giữ ấm, uống đủ nước, đảm bảo dinh dưỡng, bổ sung vitamin, hạ sốt bằng paracetamol, tập thở, tư thế nằm sấp, theo dõi sát lâm sàng để xem bệnh có trở nặng hay không để được tư vấn bởi nhân viên y tế và cấp cứu kịp thời.

Liên quan đến việc điều trị cho F0 tại nhà, các phương tiện cần có khi cách ly gồm: Nhiệt kế, máy đo độ bão hòa oxy đầu ngón tay [SpO2], máy đo huyết áp.

Đặc biệt, F0 khi cách ly, điều trị tại nhà phải thực hiện tốt các các bước như: Khai báo y tế, thực hiện nghiêm 5K; Chấp hành nghiêm các quy định về thời gian cách ly y tế tại nhà; Không dùng chung đồ dùng, vật dụng cá nhân; Tự khử khuẩn nơi ở; Để riêng rác vào thùng có nắp đậy, loại bỏ rác thải riêng.

F0 cần chủ động theo dõi sức khỏe, triệu chứng sinh tồn [mạch, huyết áp [nếu có máy đo], nhịp thở, nhiệt độ, SpO2]; các triệu chứng [mệt mỏi, ớn lạnh, ho, mất mùi, đỏ mắt, tiêu chảy]…

Khi phát hiện bất cứ một trong các dấu hiệu dưới đây, người bệnh cần phải báo cáo ngay với cơ sở quản lý người nhiễm COVID-19 tại nhà; trạm y tế xã, phường; hoặc trạm y tế lưu động, Trung tâm vận chuyển cấp cứu…

1. Khó thở, thở hụt hơi, hoặc ở trẻ em có dấu hiệu thở bất thường: thở rên, rút lõm lồng ngực, phập phồng cánh mũi, khò khè, thở rít thì hít vào.

2. Nhịp thở

+ Người lớn: nhịp thở ≥ 21 lần/phút.

+ Trẻ từ một đến dưới 5 tuổi: nhịp thở: ≥ 40 lần/phút.

+ Trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi: nhịp thở: ≥ 30 lần/phút.

Lưu ý ở trẻ em: đếm đủ nhịp thở trong một phút khi trẻ nằm yên không khóc.

3. SpO2 ≤ 95% [nếu có thể đo], khi phát hiện bất thường đo lại lần 2 sau 30 giây đến một phút, khi đo yêu cầu giữ yên vị trí đo.

4. Mạch nhanh > 120 nhịp/phút hoặc dưới 50 lần/phút.

5. Huyết áp thấp: huyết áp tối đa < 90 mmHg, huyết áp tối thiểu < 60 mmHg [nếu có thể đo]

6. Đau tức ngực thường xuyên, cảm giác bó thắt ngực, đau tăng khi hít sâu.

7. Thay đổi ý thức: lú lẫn, ngủ rũ, lơ mơ, rất mệt/mệt lả, trẻ quấy khóc, li bì khó đánh thức, co giật.

8. Tím môi, tím đầu móng tay, móng chân, da xanh, môi nhợt, lạnh đầu ngón tay, ngón chân.

9. Không thể uống hoặc bú kém/giảm, ăn kém, nôn [ở trẻ em]. Trẻ có biểu hiện hội chứng viêm đa hệ thống: sốt cao, đỏ mắt, môi đỏ, lưỡi dâu tây, ngón tay chân sưng phù nổi hồng ban...

10. Mắc thêm bệnh cấp tính: sốt xuất huyết, tay chân miệng...

11. Bất kỳ tình trạng bất ổn nào của người nhiễm COVID-19 mà thấy cần báo cơ sở y tế.

Những trường hợp sau sẽ được dỡ bỏ cách ly, điều trị tại nhà khi:

- Thời gian cách ly, điều trị đủ 7 ngày và kết quả xét nghiệm nhanh kháng nguyên âm tính virus SARS-CoV-2 do nhân viên y tế thực hiện hoặc người bệnh tự thực hiện dưới sự giám sát của nhân viên y tế bằng ít nhất một trong các hình thức trực tiếp hoặc gián tiếp qua các phương tiện từ xa.

- Trong trường hợp sau 7 ngày kết quả xét nghiệm còn dương tính thì tiếp tục cách ly đủ 10 ngày đối với người đã tiêm đủ liều vaccine theo quy định và 14 ngày đối với người chưa tiêm đủ liều vaccine theo quy định.

- Trạm Y tế nơi quản lý người bệnh chịu trách nhiệm xác nhận khỏi bệnh cho người bệnh.

Theo quy định cũ, bệnh nhân COVID-19 tại nhà được dỡ bỏ cách ly khi đủ 10 ngày điều trị và xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2.

Trên báo Sức khỏe và Đời sống, PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hương, Trường Đại học Dược Hà Nội cho biết, các thuốc kháng viêm nhóm corticoid [dexamethason, prednison, methylprednisolon, hydrocortison…], bản chất thuộc nhóm hormon, với đặc tính sinh học rất mạnh ở ngay mức liều rất nhỏ và có khả năng tác động đến rất nhiều cơ quan, tổ chức trong cơ thể.

Corticoid là nhóm thuốc kháng viêm rất quen thuộc được sử dụng trong điều trị nhiều bệnh: Ức chế rối loạn viêm, chống dị ứng và ức chế hệ thống miễn dịch. Tuy nhiên, các thuốc này chỉ sử dụng sau khi cân nhắc rất kỹ lợi ích/nguy cơ và chỉ sử dụng khi thật cần thiết.

Người bệnh chỉ dùng các thuốc corticoid khi được bác sĩ kê đơn và phải dùng đúng liều lượng, thời gian do bác sĩ kê.

Cần đặc biệt lưu ý là, các thuốc corticoid có rất nhiều tác dụng phụ khác kể cả khi dùng trong thời gian ngắn như gây tăng đường huyết, tăng nhãn áp, loạn thần, loét tiêu hóa… dùng dài có thể gây ức chế trục dưới đồi - tuyến yên - tuyến thượng thận, gây suy thượng thận cấp, gây loãng xương, rối loạn nội tiết… và nhiều tác dụng phụ nguy hiểm khác.

PGS.TS. Nguyễn Thị Liên Hương cho biết, để điều trị COVID-19 một cách hiệu quả, cần phải hiểu rõ cả về bệnh và về thuốc. Người mắc bệnhCOVID-19 có thể ở các mức độ khác nhau, từ không có triệu chứng, triệu chứng nhẹ, trung bình, nặng và nguy kịch.

Với mỗi mức độ bệnh, cơ chế bệnh sinh rất khác nhau, thậm chí đối nghịch nhau, đòi hỏi phải lựa chọn thuốc thật cẩn thận. Nếu thuốc dùng cho mức độ bệnh này bị nhầm sang mức độ bệnh khác, không những không có lợi mà còn gây hại, thậm chí ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh.

Đơn cử với trường hợp thuốc nhóm corrticoid, với hai thuốc hay được nhắc đến trong điều trị COVID-19 là dexamethason và methylprednisolon [medrol]. Nhóm thuốc này chỉ được dùng cho người bệnh từ mức độ trung bình trở lên, chủ yếu do trên những người bệnh này, hệ miễn dịch có thể đang hoạt động quá mức và gây ra tổn thương các cơ quan khác nhau trong cơ thể.

Dexamethason hay methylprednisolon được chỉ định do thuốc có tác dụng ức chế miễn dịch, vào cơ thể sẽ tác động "kìm hãm" ảnh hưởng của quá mức của hệ thống miễn dịch đang tấn công và gây tổn thương cơ quan. Thử nghiệm lâm sàng đã chứng minh với những trường hợp này, dùng corticoid đã làm giảm được thời gian nằm viện và cải thiện tỷ lệ tử vong.

Tuy nhiên, chỉ một tỷ lệ rất nhỏ người bệnh COVID-19 rơi vào tình trạng hệ thống miễn dịch hoạt động quá mức như trên. Phần lớn các trường hợp, hệ thống miễn dịch chỉ kích hoạt ở mức độ vừa đủ để làm đúng chức năng của nó khi cơ thể nhiễm virus. Hệ thống miễn dịch chính là "sức đề kháng" tự nhiên của cơ thể, giúp chiến đấu và loại bỏ virus.

Do vậy, trong những trường hợp này, nếu tự ý dùng corticoid điều trị COVID-19, hệ miễn dịch của người bệnh sẽ bị ức chế, vô hình lại tiếp sức cho virus nhân lên và làm bệnh lý nặng nề hơn.

Cùng với đó, khi hệ thống miễn dịch của cơ thể bị yếu đi, còn có nguy cơ gia tăng bội nhiễm các tác nhân gây bệnh khác như vi khuẩn, nấm… làm tình trạng người bệnh càng phức tạp.

Coi chừng bão cytokin, tác hại khôn lường Hội chứng cơn bão cytokine hay còn gọi là hội chứng giải phóng cytokine, thực chất là tình trạng hệ miễn dịch của cơ thể phản ứng quá mức với các tác nhân xâm nhập như virus gây bệnh và dẫn đến phản ứng viêm toàn hệ thống.

Hiện nay, trên mạng nhiều người đã chia sẻ cách điều trị COVID-19, trong đó khuyên: Nên dùng các thuốc corticoid sớm để tránh gặp bão cytokin, được cho là nguyên nhân gây COVID-19 nghiêm trọng.

Tuy nhiên, đây là những thông tin sai lệch. BS. Nguyễn Huy Hoàng [Trung tâm oxy cao áp Việt-Nga] cho hay, không dùng corticoid để dự phòng bão cytokin ở bệnh nhân COVID-19. Corticoid chống được bão cytokin nhưng phải được bác sĩ phải chỉ định và theo dõi sát sao.

Đến nay, các nghiên cứu cho thấy, việc dùng corticoid sớm [khi chưa phải thở oxy, khi SpO2 còn trên 95%] đều làm cho tỷ lệ trở nặng và tỷ lệ tử vong do COVID-19 cao hơn so với không dùng corticoid].

Việc sử dụng corticoid với mục đích để ức chế các cytokine sẽ có thể có nhiều tác dụng phụ. Nếu dùng các thuốc corticoid liều cao và kéo dài có thể gặp tác dụng phụ nguy hiểm: Làm giảm miễn dịch quá mức gây bùng phát các bệnh nhiễm trùng cơ hội và làm nặng thêm bệnh đái tháo đường.

Vì các lý do này, khi dùng corticoid trong điều trị nói chung và trong điều trị COVID-19 nói riêng cần rất thận trọng, cân nhắc kỹ lợi ích và nguy cơ.

Theo đúng hướng dẫn điều trị của Bộ Y tế, corticoid KHÔNG được phép dùng cho người bệnh COVID-19 không triệu chứng hoặc triệu chứng mới chỉ ở mức độ nhẹ. Việc chỉ định thuốc này vào phác đồ điều trị COVID-19 phải do bác sĩ quyết định sau khi đã đánh giá hết sức cẩn thận tình trạng của người bệnh./.


Video liên quan

Chủ Đề