Khát vọng vpbank đến 2023

Khát vọng vpbank đến 2023

VPBank tiếp tục duy trì đà tăng trưởng bền vững - Ảnh: VPBANK

Do chuyển đổi thành công và luôn dẫn đầu về tăng trưởng, VPBank ngày càng lớn mạnh và thực sự bứt phá trong 10 năm trở lại đây. 

Năm 2020, đại dịch COVID-19 đã tàn phá sức khỏe của nhiều doanh nghiệp nhưng, nhờ linh hoạt ứng phó, VPBank vẫn hoàn thành được mục tiêu kinh doanh, vừa đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động, vừa tạo ra nguồn thu cho ngân sách nhà nước. 

Lợi nhuận sau 10 năm tăng 20 lần

Cụ thể tổng tài sản năm 2010 của VPBank đạt 59.807 tỉ đồng thì vào năm 2020 đã tăng lên 419.027 tỉ đồng, tăng hơn 7 lần. Năm 2020, dư nợ cấp tín dụng đạt 322.881 tỉ đồng, gấp 10 năm trước hơn 11 lần.

Huy động khách hàng và giấy tờ có giá đạt 296.273 tỉ đồng, tăng gấp gần 9 lần so với năm 2010.

Đặc biệt quy mô tổng thu nhập hoạt động tăng gấp gần 30 lần, từ 1.309 tỉ đồng năm 2010 đã đạt 39.033 tỉ đồng 10 năm sau đó. Lợi nhuận trước thuế tăng 20 lần lên 13.019 tỉ vào năm 2020.

Tỷ lệ nợ xấu hợp nhất của VPBank được giữ dưới mức 3% theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước và tại ngân hàng riêng lẻ là 1,98%.

Nằm trong danh sách nộp thuế lớn nhất cả nước

Nhờ kinh doanh hiệu quả, nhiều năm liền, VPBank luôn nằm trong top các doanh nghiệp dẫn đầu về nộp ngân sách. Theo số liệu của Tổng cục thuế, trong danh sách 1.000 người nộp thuế lớn nhất cả nước năm 2019 thì VPBank (công ty mẹ) xếp thứ tự 18, đứng thứ 3 trong số các doanh nghiệp có vốn tư nhân. Trong khi đó, Công ty tài chính VPBank với thương hiệu FE Credit (công ty con của VPBank) cũng được xếp thứ tự 24.

Chỉ tính trong vòng 5 năm qua, VPBank đã nộp thuế gần 12.000 tỉ đồng cho ngân sách, trong đó riêng ngân hàng mẹ nộp thuế gần 6.200 tỉ đồng.

Có được kết quả này là nhờ vào sự kiên định theo chiến lược kinh doanh, nâng cao năng suất lao động, hiệu quả vận hành và giảm thấp chi phí do ứng dụng số hóa với 96% lượng giao dịch diễn ra qua kênh ngân hàng số và ngân hàng tự động.

Từ năm 2015, VPBank liên tục giữ vững vị thế là ngân hàng dẫn đầu ở khối ngân hàng TMCP tư nhân về doanh thu, đồng thời thu hẹp dần khoảng cách về lợi nhuận so với các ngân hàng có vốn nhà nước. Bất chấp tác động của đại dịch COVID-19, năm 2020, lợi nhuận của VPBank đạt 13 nghìn tỉ đồng.

Khát vọng vpbank đến 2023

Đại diện VPBank nhận giải thưởng Quản trị rủi ro thanh khoản tốt nhất - Ảnh: VPBANK

Thành công nhờ chuyển đổi số

Những năm qua, VPBank tập trung ưu tiên đầu tư vào chuyển đổi số, tạo ra hệ sinh thái dịch vụ tài chính thông qua nền tảng công nghệ và các đối tác phát triển. Thông qua việc gắn kết các hoạt động kinh doanh với trí tuệ nhân tạo và dữ liệu lớn, đồng thời ứng dụng công nghệ vào nhiều lĩnh vực hoạt động, hàng loạt tác nghiệp tại VPBank hiện nay có thể triển khai hoàn toàn tự động mà không cần sự tham gia của con người.

Các chương trình số hóa của VPBank tạo ra sự thân thiện, kết nối tốt hơn với khách hàng và cũng mang lại nhiều cơ hội tiếp cận khách hàng mới.

Ghi nhận những nỗ lực của VPBank, ngân hàng đã được Tập đoàn Dữ liệu Quốc tế (IDG) ba lần liên tiếp trao tặng giải thưởng Ngân hàng Chuyển đổi số tiêu biểu trong khuôn khổ Giải thưởng Ngân hàng Việt Nam tiêu biểu 2020 khi đứng đầu về đầu tư hạ tầng công nghệ; mức độ an toàn, an ninh; tốc độ tăng trưởng khách hàng, số lượng máy ATM/CDM, tổng số tiền giao dịch bình quân cũng như chất lượng dịch vụ chăm sóc khách hàng.

Việc kiểm soát tối đa chi phí kết hợp với áp dụng số hóa đã giúp chi phí hoạt động hợp nhất được kiểm soát giảm 7,7% so với 2019. Tỷ lệ chi phí trên thu nhập hợp nhất giảm mạnh còn 29,2% so với 33,9% cuối 2019, ở nhóm tốt nhất trong hệ thống các ngân hàng thương mại Việt Nam tại thời điểm 31-12-2020.

Trong phần trình bày về chiến lược 2022-2026, Phó Tổng Giám đốc thường trực VPBank Lưu Thị Thảo nêu rõ: “Tầm nhìn của VPBank trong 5 năm tới sẽ là tổ chức tài chính tin cậy hàng đầu, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững và thịnh vượng của quốc gia và cộng đồng. Để hiện thực hóa tầm nhìn này, VPBank cần tiên phong đổi mới, nâng tầm chất lượng dịch vụ tài chính vượt trội, phát triển hiệu quả mang lại các giá trị thịnh vượng bền vững.

Về chiến lược mới, VPBank đặt mục tiêu trở thành ngân hàng đa năng, dẫn đầu về năng lực triển khai, sáng tạo và các giải pháp tài chính toàn diện với sức mạnh của hệ sinh thái và ứng dụng công nghệ tiên tiến”

Khát vọng vpbank đến 2023

Phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị, Chủ tịch HĐQT VPBank Ngô Chí Dũng cũng khẳng định, tăng trưởng tín dụng từ 309 nghìn tỷ sẽ lên đến hơn 1,3 triệu tỷ vào năm 2026 hay lợi nhuận của ngân hàng riêng lẻ lên tới 83 nghìn tỷ – được trình bày trong mục tiêu chiến lược là những con số rất tham vọng nhưng hoàn toàn có cơ sở.

Người đứng đầu VPBank đưa ra 5 cơ sở quan trọng để hiện thực tham vọng này. Theo đó, cơ sở đầu tiên là sự khác biệt trong xây dựng chiến lược. Nếu 5 năm trước, Mckinsey xây dựng chiến lược và giao VPBank thực hiện thì lần này, các Khối kinh doanh của VPBank tham gia xây dựng một kế hoạch tham vọng nhưng rất thực tiễn, trên cơ sở những con số thực tế hàng ngày.

“Cơ sở thứ hai là ở VPBank, chúng ta đang xây dựng một hệ sinh thái rộng lớn. VPBank có hệ sinh thái lớn hàng đầu thị trường. Chỉ VPBank mới có liên kết rất chặt chẽ với các đối tác về vận tải như Be, Grab, và các đối tác thương mại điện tử, và VPBank xây dựng cho mình những công ty thành viên như Opes. Hay sự trở lại của công ty chứng khoán VPBankS nơi chúng ta phấn đấu tăng vốn lên 20.000 tỷ cuối năm 2022 – nghĩa là chỉ sau 1 năm, đã đứng hàng đầu trong khối các công ty chứng khoán về vốn. Với hệ sinh thái như vậy sẽ tạo cơ sở để chúng ta khai thác dữ liệu, hệ thống khách hàng tiềm năng rất lớn”, chủ tịch nhấn mạnh.

Khát vọng vpbank đến 2023

Yếu tố thứ ba mà VPBank tin rằng sẽ xảy ra trong tương lai gần: đó là ngân hàng có đối tác chiến lược - một đối tác chiến lược mạnh, một định chế tài chính lớn, có bề dày lịch sử. Đây sẽ là cú huých với VPBank, đưa vốn của VPBank lên hàng đầu về mặt vốn chủ sở hữu.

Yếu tố thứ tư là tốc độ tăng trưởng. Tốc độ tăng trưởng của ngân hàng đặt mục tiêu trong 5 năm tới là 34%, gấp đôi so với 5 năm trước. Và để đạt được tốc độ tăng trưởng đó thì Ban lãnh đạo ngân hàng quyết định tham gia tái cơ cấu một ngân hàng thuộc diện chuyển giao bắt buộc, qua đó nhận thêm hạn mức tăng trưởng tín dụng cao hơn trung bình ngành.

Cuối cùng, yếu tố thứ năm là VPBank thuộc nhóm 25% các ngân hàng trên thế giới có chỉ số sức khỏe tổ chức OHI tốt nhất toàn cầu. Kết quả này vừa được McKinsey trong năm 2022 khảo sát. Đây là điểm rất quan trọng, chứng tỏ ngân hàng có một tổ chức mạnh, một đội ngũ lãnh đạo mạnh, và một đội ngũ cán bộ nhân viên nhiệt huyết.

“Với 5 cơ sở rất quan trọng kể trên, cá nhân tôi hoàn toàn tin tưởng và hy vọng mọi người cũng nhìn thấy cơ sở để thực hiện thành công chiến lược 5 năm tiếp theo. Điểm nhấn của chiến lược 5 năm tới chính là tăng quy mô. Với quy mô hơn 1,3 triệu tỷ sau 5 năm, chúng ta sẽ gần đuổi kịp các ngân hàng quốc doanh. Nếu năm 2021 chúng ta đã đứng top 3, top 4 về lợi nhuận, song dư nợ chỉ bằng 1/3 ngân hàng quốc doanh. Vậy khi chúng ta đuổi kịp họ về mặt dư nợ, tôi tin rằng lợi nhuận của chúng ta sẽ vượt xa”, chủ tịch Ngô Chí Dũng chia sẻ.

Khát vọng vpbank đến 2023

Cũng tại Lễ sơ kết 6 tháng đầu năm 2022 và tầm nhìn chiến lược 2022 – 2026, lần đầu tiên VPBank tổ chức chuyên đề riêng về văn hóa doanh nghiệp (VHDN), thể hiện sự quyết tâm xây dựng bản sắc văn hoá doanh nghiệp riêng của VPBank trong giai đoạn chiến lược mới. Chương trình có sự tham gia của các diễn giả đến từ Deloitte, với những chủ đề đáng chú ý như Hiểu về Văn hóa Doanh nghiệp và Tầm quan trọng của VHDN vào sự thành công của tổ chức; Vai trò của lãnh đạo, quản lý trong việc tạo dựng và phát triển VHDN; Các câu chuyện, minh họa về VHDN tại các ngân hàng, tổ chức.