Khỏi covid bao lâu thì tiêm mũi 3

Cơ quan y tế của các nước đang khuyến khích tất cả người lớn nên tiêm mũi 3 ngay khi đủ điều kiện.

Các nghiên cứu cho thấy khả năng miễn dịch từ vắc xin đáng tin cậy hơn và có thể tồn tại lâu hơn so với khả năng miễn dịch có được sau khi chữa khỏi Covid-19, theo Newsnation.

Miễn dịch Covid-19 rất phức tạp, đặc biệt là đối với những người có cả miễn dịch do nhiễm Covid-19 và miễn dịch do vắc xin. Vẫn chưa có câu trả lời để hiểu rõ về cách thức hai loại miễn dịch này hoạt động cùng nhau và liệu khả năng bảo vệ có được gia tăng lên hay không.

Tiến sĩ H. Dirk Sostman, Giám đốc học thuật của Bệnh viện Houston Methodist (Mỹ), cho biết: Nhiễm Covid-19 có thể tạo ra kháng thể bảo vệ người bệnh khỏi bị tái nhiễm, vì vậy khả năng miễn dịch tự nhiên có thể hoạt động như một mũi tiêm thứ 3 trong một thời gian nhất định. Nhưng, không biết điều này có thể kéo dài bao lâu, vì vậy cuối cùng người bệnh vẫn sẽ cần mũi tiêm thứ 3.

Ngoài ra, có một số dữ liệu mới cho thấy nhiễm Covid-19 sau khi tiêm chủng (nhiễm Covid-19 đột phá) có thể cung cấp khả năng miễn dịch cực kỳ mạnh, với kháng thể ở người nhiễm đột phá có thể hiệu quả hơn 1.000% so với người đã tiêm đầy đủ nhưng không bị nhiễm bệnh.

Bên cạnh đó, một nghiên cứu mới đây, đang chờ duyệt, cũng nhận thấy, người nhiễm Covid-19 trước khi tiêm 1 mũi vắc xin tạo ra mức độ kháng thể cao hơn và khả năng miễn dịch tương đương với người đã tiêm 2 mũi nhưng chưa nhiễm bệnh, đồng thời, khả năng miễn dịch ở người nhiễm Covid-19 trước khi tiêm 1 mũi - kéo dài trong ít nhất 1 năm.

Nhưng thực sự vẫn chưa có đủ dữ liệu chắc chắn để biết liệu điều này có thể thay thế cho mũi thứ 3 hay không.

Chính vì vậy, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC Mỹ) vẫn khuyến nghị những người đủ điều kiện nên tiêm mũi 3, ngay cả khi họ nhiễm bệnh sau khi đã tiêm 2 mũi. Tuy nhiên, những người đã nhiễm Covid-19 nên đợi cho đến khi khỏe lại và tiêm mũi 3 (theo Tiến sĩ David Dowdy - Giáo sư về dịch tễ học tại Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg - Mỹ). 

Bên cạnh đó, các đối tượng sau cần đợi một thời gian và tham vấn ý kiến bác sĩ trước khi tiêm mũi 3 (theo CDC Mỹ)

  • Người đã điều trị bằng kháng thể đơn dòng hoặc huyết tương dưỡng bệnh trong quá trình điều trị Covid-19, nên đợi 90 ngày trước khi tiêm mũi 3.
  • Người mắc hội chứng viêm đa hệ (MIS-C) cũng nên đợi 90 ngày và hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiêm mũi 3.

Nguồn:  Newsnation, Houstonmethodist, Báo Thanh niên 

Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn tiêm ngừa hoặc các triệu chứng bất thường sau khi nhiễm Covid-19, vui lòng liên hệ đặt hẹn với các bác sĩ của CarePlus tại website www.careplusvn.com hoặc gọi free hotline 18006116. 

HỆ THỐNG PHÒNG KHÁM QUỐC TẾ CAREPLUS 
Thành viên của Singapore Medical Group

  • Chi nhánh 1: Tòa nhà Savico, 66-68 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, P. Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP. HCM
  • Chi nhánh 2: Lầu 2, Crescent Plaza, 105 Tôn Dật Tiên, P. Tân Phú, Quận 7, TP. HCM
  • Chi nhánh 3: 107 Tân Hải, P. 13, Q. Tân Bình, TP. HCM 

Hãy chia sẻ cùng chúng tôi

Bộ Y tế đã ban hành Công văn 10722/BYT-DP hướng dẫn tiêm vắc xin phòng Covid-19 liều bổ sung và liều nhắc lại. Theo đó, mũi 3 vắc xin Covid-19 được chỉ định tiêm cho đối tượng:

- Liều bổ sung: Người từ 18 tuổi trở lên, gồm người có tình trạng suy giảm miễn dịch vừa, nặng (người cấy ghép tạng, ung thư, HIV...), người đã tiêm đủ liều cơ bản bằng vắc xin VeroCell/Sputnik V.

- Liều nhắc lại: Người từ 18 tuổi trở lên đã tiêm đủ liều cơ bản/liều bổ sung, đảm bảo bao phủ toàn bộ người có bệnh nền, người từ 50 tuổi trở lên, người chăm sóc, điều trị bệnh nhân Covid-19, nhân viên y tế...

Theo quy định này, người đã mắc Covid-19 và đã khỏi bệnh không thuộc đối tượng không được phép tiêm mũi 3. Đồng thời, điểm e mục 1 của Công văn này còn nêu rõ, người đã mắc Covid-19 thì tiêm ngay sau khi hồi phục và hoàn thành việc cách ly y tế.

Đồng nghĩa, F0 đã khỏi bệnh sẽ tiêm mũi 3 ngay sau khi hết thời gian cách ly theo yêu cầu. Do đó, người mắc Covid-19 đã khỏi bệnh vẫn thuộc đối tượng được tiêm mũi 3 vắc xin phòng Covid-19 và thời điểm người này tiêm là ngay sau khi hồi phục và hoàn thành việc cách ly theo quy định hiện hành.


Cần lưu ý gì khi tiêm mũi 3 vắc xin phòng Covid-19?

Theo phân tích ở trên, do mũi 3 có thể là mũi bổ sung hoặc mũi nhắc lại nên với từng trường hợp sẽ có lưu ý khác nhau. Cụ thể:

- Về loại vắc xin, khoảng cách tiêm giữa mũi 3 so với mũi trước đó (mũi 2)

Liều

Loại vắc xin

Khoảng cách

Tiêm bổ sung

- Cùng loại liều cơ bản

- Vắc xin mRNA

- Cùng loại vắc xin đã tiêm 2 mũi trước/mRNA

- Vắc xin mRNA nếu 2 mũi trước tiêm 2 loại khác nhau

- Vắc xin VeroCell/mRNA/AstraZeneca nếu đã tiêm VeroCell

Tiêm nhắc lại

Sau 28 ngày - 3 tháng so với mũi 2

- Ít nhất 3 tháng sau mũi 2

- Ngay sau khi hồi phục/hoàn thành cách ly nếu đã mắc Covid-19

- Về hiệu quả phòng chống SARS-CoV-2:

Theo ý kiến của chuyên gia, mặc dù mũi 3 có thể tạo ra kháng thể bảo vệ cao hơn sau khi tiêm hai liều cơ bản nhưng không đồng nghĩa, mũi 3 có thể bảo vệ cơ thể 100% trước việc nhiễm Covid-19, đặc biệt khi chủng mới của SARS-CoV-2 không ngừng sinh ra.

Đáng nói, Giấy xác nhận đã tiêm vắc xin Covid-19 đã được thay thế bằng mẫu mới tại Quyết định 43/QĐ-BYT. Theo đó, mục liều nhắc lại không chỉ có 01 mũi mà còn có mũi 2 và mũi 3.

Hiện nay, người dân cả nước đã và đang tiêm 01 mũi nhắc lại (hoặc mũi bổ sung). Theo mẫu mới này, tương lai người dân có thể sẽ tiêm mũi nhắc lại thứ hai hoặc thứ ba theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

Điều đó đồng nghĩa, việc tiêm vắc xin Covid-19 có thể không dừng lại ở ba mũi như hiện nay.

- Về lưu ý sau khi tiêm xong: Hiện Quyết định 3588 hướng dẫn tổ chức buổi tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 vẫn đang có hiệu lực. Do đó, khi tiêm mũi 3 người dân cũng cần lưu ý tương tự như khi tiêm mũi 1 và mũi 2. Cụ thể:

+ Luôn phải có người hỗ trợ bên cạnh 24/24 giờ và đặc biệt trong 03 ngày đầu sau khi tiêm.

+ Không nên uống rượu, bia, chất kích thích ít nhất trong 03 ngày đầu tiên sau khi tiêm mũi 3.

+ Đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, thường xuyên đo thân nhiệt: Nếu sốt dưới 38,5 độ C thì nới lỏng quần áo, chườm bằng khăn ấm, uống đủ nước và không để nhiệm lạnh, sau mỗi 30 phút cần phải đo lại nhiệt độ; Nếu sốt từ 38,5 độ C trở lên thì dùng thuốc hạ sốt, trong 02 tiếng mà không hạ sốt hoặc sốt lại thì cần báo cho nhân viên y tế.

- Về việc cập nhật mũi tiêm số 3: Do quy trình cũng tương tự như khi đã tiêm mũi số 2 nên sau khi tiêm xong, thông tin về mũi số 3 cũng sẽ được cập nhật lên hệ thống của PC Covid.

Ảnh chụp màn hình phần mềm PC Covid đã cập nhật tiêm mũi 3 


Nếu mũi 3 chưa được cập nhật trên phần mềm thì người dân có thể thực hiện các cách sau:

+ Truy cập vào địa chỉ https://www.tiemchungcovid19.gov.vn/ để gửi phản án gồm: Thông tin, ảnh chụp giấy xác nhận tiêm vắc xin Covid-19. Tuy nhiên, hiện Cổng thông tin chưa tiếp nhận phản ánh về tiêm mũi 3.

+ Gọi điện đến tổng đài 19009095 của Cổng thông tin tiêm chủng Covid-19 để phản ánh - nhấn phím 5 để gặp trực tiếp tổng đài viên.

+ Ngay trên phần mềm PC Covid trong mục thông tin vắc xin có đề cập "Nếu dữ liệu chưa đúng, bạn có thể tự khai các mũi tiêm của mình, kèm theo minh chứng là ảnh chụp của Giấy chứng nhận tiêm vaccine bằng cách sử dụng tiện ích lưu trữ giấy tờ, gọi là Ví giấy tờ".

Ảnh chụp giao diện trong PC Covid (Ảnh chụp màn hình)

+ Người dân có thể đến trực tiếp cơ sở tiêm chủng, mang theo giấy xác nhận đã tiêm vắc xin để cán bộ y tế kiểm tra, cập nhật thông tin về mũi tiêm 3 cho người dân lên hệ thống.

Trên đây là thông tin về việc Người đã khỏi Covid-19 có phải tiêm mũi 3 không? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 1900.6199 để được hỗ trợ, giải đáp.

>> Có đúng 1 người phải tiêm đủ 7 mũi vắc xin phòng Covid-19?

Khỏi covid bao lâu thì tiêm mũi 3

Nhân viên y tế tại TP.HCM chuẩn bị tiêm vắc xin ngừa COVID-19 cho người dân - Ảnh: THU HIẾN

TS.BS Phạm Quang Thái - trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng miền Bắc (Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương) - cho biết sau khi khỏi COVID-19 có thể tiêm vắc xin được ngay. Tuy nhiên cần lưu ý là bệnh nhân phải khỏi hẳn, không còn các triệu chứng, chứ không phải chỉ xét nghiệm âm tính.

Trường hợp còn triệu chứng, có nguy cơ trùng hợp giữa phản ứng do vắc xin hay triệu chứng của bệnh và có thể dẫn tới xử lý sai với phản ứng sau tiêm. Như vậy, khi đã khỏi hẳn COVID-19 thì tiêm theo lịch như bình thường và không cần phải chờ thêm.

Những kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy, kháng thể sau nhiễm tự nhiên sẽ không hiệu quả bằng việc có tiêm vắc xin. Đặc biệt, nhiễm trước hoặc sau tiêm cho kết quả kháng thể được tăng cường cao hơn rất nhiều so với việc đơn thuần nhiễm tự nhiên hoặc đơn thuần chỉ tiêm vắc xin.

TS Thái cho biết thêm, đối với những người có bệnh lý liên quan đến miễn dịch hoặc sử dụng các thuốc gây ức chế miễn dịch, hay bệnh lý làm đáp ứng miễn dịch yếu đều phải tiêm mũi vắc xin bổ sung và tiêm nhắc lại theo đúng lịch.

Như vậy, ngoài mũi cơ bản (2 hoặc 3 mũi tùy đối tượng) còn có mũi nhắc lại, hiện Việt Nam mũi nhắc lại tiêm cách 3 tháng so với mũi cuối cùng của liều cơ bản.

Trường hợp người nhiễm COVID-19 nhưng không biết tình trạng bản thân mà vẫn tiêm vắc xin, thì cũng không làm tăng nguy cơ đến sức khỏe. Mọi người vẫn cần tiếp tục thực hành tốt 5K để hạn chế sự lây nhiễm, điều có thể giúp virus tiếp tục lan tràn và biến đổi tạo ra những biến chủng mới khó lường.

Bà Dương Thị Hồng - phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ trung ương, trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng quốc gia - cho biết từ tháng 12-2021, Bộ Y tế hướng dẫn người dân sau khi khỏi COVID-19 và hoàn thành việc cách ly y tế theo quy định, hồi phục sức khỏe sẽ được tiêm vắc xin COVID-19 (bao gồm các liều vắc xin cơ bản và mũi tiêm nhắc lại).

Việc tiêm nhắc lại vào thời gian nào sau khi khỏi COVID-19 phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của người dân.

Theo hướng dẫn, có thể tiêm sau khi khỏi bệnh và hoàn thành cách ly y tế. Tuy nhiên, thực tế người bệnh sau khi khỏi không thể hồi phục sức khỏe ngay chỉ sau 1 - 2 tuần. Thông thường thời gian để sức khỏe hồi phục phải mất từ 2 tuần đến 1 tháng tùy thể trạng của mỗi người.

"Khi tiêm vắc xin COVID-19 sẽ có phản ứng thông thường, có thể gây mệt mỏi, đau nhức, sốt… Nếu sức khỏe chưa phục hồi, lại thêm những phản ứng sau tiêm sẽ khiến cơ thể mệt mỏi hơn. Bởi vậy, người dân cần theo dõi sức khỏe, khi cảm thấy sức khỏe đã phục hồi mới tiếp tục tiêm vắc xin", bà Hồng khuyến nghị.

Theo hướng dẫn của Bộ Y tế, những đối tượng trì hoãn tiêm vắc xin COVID-19 là những người đang mắc bệnh cấp tính và phụ nữ mang thai dưới 13 tuần; chống chỉ định với những người có tiền sử rõ ràng phản vệ với vắc xin phòng COVID-19 cùng loại (lần trước) và có bất cứ chống chỉ định nào theo công bố của nhà sản xuất.

Bà Dương Thị Hồng cho biết đối với trẻ mắc COVID-19, cũng giống người lớn, nên để sức khỏe phục hồi hoàn toàn mới tiêm vắc xin.

"Kế hoạch sắp tới nước ta sẽ tiêm vắc xin COVID-19 cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi", bà Hồng cho hay.

THU HIẾN