Không có giấy phép lái xe a3phat bao nhiêu tiền năm 2024

Theo quy định của pháp luật, khi điều khiển ô tô, xe máy, phương tiện giao thông nói chung tham gia giao thông, người điều khiển xe ngoài đủ độ tuổi, sức khỏe; còn phải mang theo các loại giấy tờ chứng nhận, giấy phép lái xe - GPLX [bằng lái xe] hợp pháp, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Người điều khiển xe tham gia giao thông phải mang theo và xuất trình được Giấy phép lái xe khi lực lượng chức năng kiểm tra

Trong trường hợp không có hoặc có nhưng quên không mang theo trên đường, khi bị lực lượng chức năng dừng và kiểm tra, tài xế sẽ bị xử lý theo quy định. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng, không có và không mang theo giấy phép lái xe [bằng lái xe] là hai lỗi khác nhau. Vì vậy, mức phạt cũng hoàn toàn khác nhau.

Không có Giấy phép lái xe phạt ra sao?

- Đối với ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô

Theo Nghị định 123/2021 mới nhất, bổ sung và sửa đổi của Nghị định 100/2019 NĐ-CP, người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô nhưng không có Giấy phép lái xe, sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm cấp hoặc sử dụng Giấy phép lái xe bị tẩy xóa, sẽ bị phạt tiền từ 10 - 12 triệu đồng.

Với Nghị định 123/2021 mới nhất, mức phạt hành chính đối với lỗi không có giấy phép lái xe được điều chỉnh tăng khá cao

- Đối với xe máy và các loại xe tương tự xe gắn máy

Cũng theo Nghị định 123/2021 mới nhất, người điều khiển xe gắn máy có dung tích dưới 175 cc sẽ bị phạt tiền từ 1 - 2 triệu đồng với hành vi không có Giấy phép lái xe.

Đối với xe trên 175 cc và xe mô tô 3 bánh, mức phạt tiền từ 4 - 5 triệu đồng.

Không mang Giấy phép lái xe phạt ra sao?

Như đã đề cập, không mang theo Giấy phép lái xe cũng vi phạm luật giao thông. Tuy nhiên, lỗi này không nghiêm trọng bằng, vì vậy mức phạt cũng nhẹ hơn so với lỗi không có Giấy phép lái xe. Cụ thể như sau:

- Đối với người điều khiển ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô

Nghị định 123/2021 mới nhất quy định, người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy phép lái xe, khi bị phát hiện sẽ bị phạt tiền từ 200.000 - 400.000 đồng.

- Đối với xe máy và các loại xe tương tự xe gắn máy

Người điều khiển xe mô tô [xe máy] và các loại xe tương tự xe máy không mang theo bằng lái xe khi bị phát hiện sẽ bị phạt tiền từ 100.000 - 200.000 đồng.

Không có hoặc không mang Giấy phép lái xe có bị giam xe?

Bên cạnh mức xử phạt hành chính, khi kiểm tra và phát hiện người điều khiển các loại xe nói trên tham gia giao thông mà không có Giấy phép lái xe, lực lượng chức năng hoàn toàn có quyền tạm giữ xe trước khi ra quyết định xử phạt để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm. Thời gian tạm giữ phương tiện không quá 7 ngày, kể từ ngày tạm giữ; nếu có tình tiết phức tạp hơn có thể giữ tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ.

Không chỉ bị phạt hành chính, người vi phạm lỗi không có hoặc không mang Giấy phép lái xe còn bị tạm giữ phương tiện

Đối với trường hợp không mang theo Giấy phép lái xe, khi bị CSGT kiểm tra và không xuất trình được trước tiên sẽ áp dụng xử phạt như lỗi không có Giấy phép lái xe, bị giữ phương tiện và có phiếu hẹn. Trong thời gian hẹn, nếu người vi phạm xuất trình được Giấy phép lái xe, sẽ được hạ mức phạt xuống thành lỗi "không mang theo Giấy phép lái xe".

Tại khoản 5, khoản 7 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP có quy định mức phạt không bằng lái như sau:

Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới
...
5. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe mô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a] Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;
b] Có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp [trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp] nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia;
c] Sử dụng Giấy phép lái xe không hợp lệ [Giấy phép lái xe có số phôi ghi ở mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản lý Giấy phép lái xe].
6. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe ô tô, máy kéo, các loại xe tương tự xe ô tô.
7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe mô tô ba bánh thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a] Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển;
b] Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa;
c] Có Giấy phép lái xe quốc tế do các nước tham gia Công ước về Giao thông đường bộ năm 1968 cấp [trừ Giấy phép lái xe quốc tế do Việt Nam cấp] nhưng không mang theo Giấy phép lái xe quốc gia;
d] Sử dụng Giấy phép lái xe không hợp lệ [Giấy phép lái xe có số phôi ghi ở mặt sau không trùng với số phôi được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản lý Giấy phép lái xe].
...
10. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a] Thực hiện hành vi quy định tại điểm a, điểm c khoản 5; điểm b, điểm d khoản 7; điểm c khoản 8; điểm b khoản 9 Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa, Giấy phép lái xe không hợp lệ;
b] Thực hiện hành vi quy định tại điểm c khoản 5, điểm d khoản 7, điểm c khoản 8 bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe được cấp mới nhất trong hệ thống thông tin quản lý Giấy phép lái xe từ 01 tháng đến 03 tháng.

Tại khoản 2 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP có quy định mức phạt không mang bằng lái xe như sau:

Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới
...
2. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a] Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;
b] Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không mang theo Giấy đăng ký xe;
c] Người điều khiển xe mô tô và các loại xe tương tự xe mô tô không mang theo Giấy phép lái xe, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 5, điểm c khoản 7 Điều này.

Như vậy, mức phạt không bằng lái xe máy 2023 đối với từng trường hợp và từng loại xe máy như sau:

Trường hợp 1: Không có bằng lái xe máy

- Đối với người điều khiển xe máy hai bánh có dung tích xi lanh dưới 175 cm3 và các loại xe tương tự xe máy không bằng lái thì phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

- Đối với người điều khiển xe máy hai bánh có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe máy ba bánh không bằng lái thì phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Trường hợp 2: Không mang bằng lái xe máy

Người điều khiển xe mô tô [xe máy] và các loại xe tương tự xe mô tô không mang theo bằng lái xe thì bị phạt phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng, trừ hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 5, điểm c khoản 7 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP.

Mức phạt không bằng lái xe máy 2023 là bao nhiêu? [Hình từ Internet]

Bằng lái xe máy có thời hạn sử dụng bao nhiêu năm?

Tại Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT được bổ sung bởi khoản 3 Điều 2 Thông tư 01/2021/TT-BGTVT có quy định về thời hạn của giấy phép lái xe như sau:

Thời hạn của giấy phép lái xe
1. Giấy phép lái xe hạng A1, A2, A3 không có thời hạn.
2. Giấy phép lái xe hạng B1 có thời hạn đến khi người lái xe đủ 55 tuổi đối với nữ và đủ 60 tuổi đối với nam; trường hợp người lái xe trên 45 tuổi đối với nữ và trên 50 tuổi đối với nam thì giấy phép lái xe được cấp có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
3. Giấy phép lái xe hạng A4, B2 có thời hạn 10 năm, kể từ ngày cấp.
4. Giấy phép lái xe hạng C, D, E, FB2, FC, FD, FE có thời hạn 05 năm, kể từ ngày cấp.
5. Thời hạn của giấy phép lái xe được ghi trên giấy phép lái xe.

Hiện nay, để có thể điều khiển xe máy, người tham gia giao thông cần phải có giấy phép lái xe hạng A1, A2. Căn cứ theo quy định trên bằng lái xe máy sẽ không có thời hạn, nghĩa là sử dụng vĩnh viễn.

Bằng lái xe máy hạng A1, A2 được cấp cho đối tượng nào?

Tại Điều 16 Thông tư 12/2017/TT-BGTVT có quy định về phân hạng giấy phép lái xe như sau:

Phân hạng giấy phép lái xe
1. Hạng A1 cấp cho:
a] Người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 50 cm3 đến dưới 175 cm3;
b] Người khuyết tật điều khiển xe mô tô ba bánh dùng cho người khuyết tật.
2. Hạng A2 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1.
3. Hạng A3 cấp cho người lái xe để điều khiển xe mô tô ba bánh, các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 và các xe tương tự.
4. Hạng A4 cấp cho người lái xe để điều khiển các loại máy kéo nhỏ có trọng tải đến 1.000 kg.
5. Hạng B1 số tự động cấp cho người không hành nghề lái xe để điều khiển các loại xe sau đây:
a] Ô tô số tự động chở người đến 9 chỗ ngồi, kể cả chỗ ngồi cho người lái xe;
b] Ô tô tải, kể cả ô tô tải chuyên dùng số tự động có trọng tải thiết kế dưới 3.500 kg;
c] Ô tô dùng cho người khuyết tật.
...

Như vậy, bằng lái xe máy hạng A1, A2 được cấp cho đối tượng sau:

- Người lái xe để điều khiển xe mô tô hai bánh có dung tích xy lanh từ 175 cm3 trở lên và các loại xe quy định cho giấy phép lái xe hạng A1 được cấp cho bằng lái hạng A2.

Lái xe máy không có bằng lái bị phạt bao nhiêu?

Như vậy, người chưa có giấy phép lái xe điều khiển xe máy sẽ bị xử phạt 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng và bị tạm giữ phương tiện, giấy tờ có liên quan đến người điều khiển và phương tiện vi phạm.

Không có giấy phép lái xe ô tô phạt bao nhiêu?

Không bằng lái xe phạt bao nhiêu tiền là thắc mắc của nhiều người khi tham gia giao thông. Theo Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, trong trường hợp không có bằng lái xe, người điều khiển xe ô tô sẽ bị phạt từ 10.000.000 - 12.000.000 đồng. Đối với xe máy, người điều khiển sẽ bị phạt từ 1.000.000 - 2.000.000 đồng.

Quên mang bằng lái xe ô tô phạt bao nhiêu tiền?

Mức phạt lỗi không mang bằng lái xe với xe ô tô: Căn cứ Điểm a khoản 3 Điều 21 Nghị định 100/2019/NĐ-CP, được sửa đổi bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP thì người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không mang theo Giấy phép lái xe thì bị phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng.

Mất giấy phép lái xe bị phạt bao nhiêu?

Vậy nên, người lái xe vẫn bị xử phạt tương tự như không có giấy phép lái xe. Mức phạt từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng căn cứ tại điểm a khoản 5 Điều 21 Nghị định 100/2019 [sửa đổi bởi Nghị định 123/2021].

Chủ Đề