Khớp giữa các thân đốt sống là khớp gì

Hai hoặc nhiều xương liên kết với nhau tại các khớp. Dựa vào cấu tạo, khớp sẽ được chia làm khớp sợi, khớp sụn và khớp hoạt dịch. Nếu dựa vào mức độ hoạt động, các khớp lại được chia thành khớp bất động, khớp bán động và khớp động. Trong bài này, chúng ta sẽ tìm hiểu theo cách phân loại các khớp dựa vào cấu tạo

1 Khớp sợi

Loại khớp này thường không có hoặc có ít cử động giữa các xương tiếp khớp. Các xương được giữ rất chặt với nhau bằng các mô liên kết. Khớp này có ba loại là đường khớp, khớp chằng và khớp răng – huyệt răng.

Đường khớp là kiểu liên kết điển hình giữa các xương sọ với nhau. Các xương sọ nằm rất sát nhau và chỉ có một lớp mô mỏng để liên kết xương.

Khớp chằng có ở xương cẳng tay [liên kết giữa xương trụ và xương quay], xương cẳng chân [liên kết giữa xương chày và xương mác]. So với đường khớp, các xương này có khoảng cách rộng hơn và có thể có một màng giữa hai xương [màng gian cốt] hoặc dây chằng.

Khớp răng – huyệt răng là khớp sợi giữa chân răng với huyệt răng. Trong ổ khớp này các các dây chằng quanh răng để giữ chặt răng ở trong huyệt.

2. Khớp sụn

Sụn trong hoặc sụn – sợi liên kết các xương với nhau tạo thành khớp sụn. Khớp này gần giống với khớp sợi khi không có ổ khớp. Cử động loại khớp này là hạn chế hoặc không có cử động.

Khớp sụn trong chỉ có ở bộ xương của trẻ, tức là chỉ ở các bộ xương chưa trưởng thành. Khớp này có thể là sụn nối xương sườn thứ nhất với xương ức, cũng có thể là xương ngồi với xương mu… Khi xương ngừng phát triển, sụn được thay thế bằng xương và khớp sụn trở thành một liên kết xương.

Khớp sụn – sợi là một khớp sụn trong nhưng hai đầu phủ sụn lại được kết nốt bằng các mô sợi liên kết. Nếu có một đường giữa chia cơ thể thành 2 nửa trái phải bằng nhau thì tất cả các khớp sụn sợi nằm trên đường này. Đó là khớp giữa thân với cán xương ức, khớp giữa các thân đốt sống.

3. Khớp hoạt dịch

Đây là loại khớp có mặt phổ biến ở các chi. Khớp hoạt dịch có một khoang gọi là ổ khớp ở giữa các xương tiếp khớp. Ổ khớp chứa chất hoạt dịch làm trơn khớp, cho phép các khớp cử động tự do. Tất cả các khớp hoạt dịch là những khớp động.

Khớp hoạt dịch có các cử động sau:

Gấp và duỗi là là cử động đối nhau. Gấp làm giảm góc giữa các xương tiếp khớp, duỗi thì ngược lại

Giạng là chuyển động của một xương ra xa đường giữa. Khép là chuyển động ngược lại. Đối với bàn tay và bàn chân thì đó là chuyển động ra xa hoặc lại gần ngón giữa.

Phía sau thân đốt sống có một cung xương tạo ra một ống để tủy sống chui qua. Hai bên cung đốt sống mỗi bên có một mấu xương, mặt trên và mặt dưới của mấu xương là diện khớp. Mỗi đốt sống có bốn diện khớp, hai diện khớp trên và hai diện khớp dưới để tiếp khớp với các diện khớp của đốt sống phía trên và đốt sống phía dưới. Như vậy mỗi một cung đốt sống có 4 diện khớp, hai diện khớp trên khớp với 2 diện khớp dưới của đốt sống phía trên tạo nên 2 khớp liên mấu ở hai bên. Nếu tính cả các khớp giữa đốt L1 với đốt ngực T12 và giữa đốt L5 với đốt cùng S1 thì cột sống thắt lưng có tất cả 12 khớp liên mấu. Cột sống lưng có 26 khớp liên mấu. Cột sống cổ có 16 khớp liên mấu.

Các khớp liên mấu nằm ở phía sau của cột sống. Trong mỗi đoạn vận động của cột sống có hai khớp liên mấu ở hai bên đóng vai trò như một bản lề của đoạn vận động. Mặc dù những khớp này thường được gọi là khớp liên mấu hay khớp mặt [facet], gọi đúng hơn phải gọi là khớp zygapophyseal [viết tắt là khớp Z], một thuật ngữ có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp là zygos, có nghĩa là cái ách hoặc cây cầu, hoặc là sự phát triển vượt bậc. Khớp này đôi khi còn được gọi là khớp liên đốt sống hoặc khớp đĩa đệm sau.

- Ở cột sống cổ:

Khác với đoạn cột sống thắt lưng, các khớp liên mấu của cột sống cổ nằm trên mặt phẳng trán và chếch theo chiều từ trên xuống dưới và từ trước ra sau, tạo với mặt phẳng ngang một góc xấp xỉ 45 độ [ngoại trừ các khớp giữa xương chẩm và C1 và giữa C1 và C2 là nằm ngang]. Vì vậy khớp liên mấu ở cột sống cổ cũng chịu lực một phần.

Diện khớp liên mấu nghiêng gần 45 độ, chếch từ trên xuống dưới và từ trước ra sau có tác dụng ngăn không cho đốt sống cổ trượt ra trước. Khi vận động cột sống cổ, hai diện khớp trượt trên nhau. Đây là khớp động thực thụ, có đầy đủ các thành phần: diện khớp được phủ bởi sụn, có bao khớp, màng hoạt dịch và chất hoạt dịch. Viền khớp phía trước là thành sau, ½ trên của lỗ ghép và nằm cao hơn rễ thần kinh, sát với động mạch đốt sống hơn, vì vậy khi khớp bị thoái hóa, gai xương ở rìa khớp phát triển về phía lỗ ghép sẽ gây hẹp lỗ ghép và chèn ép trực tiếp vào động mạch đốt sống, cũng có thể gây chèn ép rễ thần kinh.

- Ở cột sống thắt lưng:

Diện khớp nằm trên mặt phẳng đứng trước sau và phía trước hướng chếch về phía trung tâm thân đốt. Cấu trúc hai diện khớp tạo thành hình chữ V mở góc ra sau có tác dụng ngăn không cho thân đốt phía trên trượt ra trước, trừ khi có dị tật hở eo đốt sống [phần cung sau nối giữa gai ngang và gai sau của đốt sống]. Khi cột sống cử động cúi và ưỡn, hai diện khớp trượt trên nhau theo chiều lên xuống. Các khớp liên mấu có đầy đủ thành phần cấu trúc của một khớp động, gồm diện khớp là hai đầu của mấu xương có sụn, bao khớp, màng hoạt dịch và chất hoạt dịch.

- Ở cột sống lưng:

Các khớp liên mấu ở cột sống lưng ít được nhắc tới vì thực tế ít xảy ra bệnh lý gây ra triệu chứng như là đau ở đoạn cột sống này vì cột sống lưng được gắn với khung xương sườn làm cho nó được bảo vệ tốt hơn. Tuy nhiên hay xảy ra đau ở vùng tương ứng với T3-T4 thường là một bên khu trú và không lan xuyên, điểm đau tương ứng với huyệt phế du, vùng này là vùng chuyển tiếp của đường cong cột sống cổ ưỡn ra trước và đường cong của cột sống lưng ưỡn ra sau vì vậy khớp liên mấu chịu tác động của lực cơ học nhiều hơn các vùng khác của cùng đoạn cột sống.

Chủ Đề