Khu hạ tầng kỹ thuật là gì?

Căn cứ pháp lý: Điều 3 Luật Xây dựng 2014

Hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật gồm công trình giao thông, thông tin liên lạc, cung cấp năng lượng, chiếu sáng công cộng, cấp nước, thu gom và xử lý nước thải, chất thải rắn, nghĩa trang và công trình khác.

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email .

Trong công cuộc xã hội hóa, hiện đại hóa đất nước như hiện nay, việc phát triển công trình hạ tầng kỹ thuật được coi là một trong những hạng mục quan trọng cần thực hiện. Vậy thực sự những công trình hạ tầng này là gì và có tầm quan trọng ra sao? Hôm nay, Cẩm nang Mua Bán sẽ cùng các bạn tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Công trình hạ tầng kỹ thuật là gì?

Thứ nhất, công trình hạ tầng kỹ thuật hay kết cấu hạ tầng kỹ thuật là gì? Theo định nghĩa, công trình hạ tầng kỹ thuật hay kết cấu hạ tầng bao gồm tất cả những công trình được gây dựng nên nhằm mục đích phục vụ các dịch vụ công cộng xã hội, các nhu cầu thiết yếu của người dân.

Có thể nói công trình hạ tầng kỹ thuật là những cấu trúc cơ bản, hệ thống và dịch vụ cần thiết cho hoạt động sinh hoạt hằng ngày của mỗi người dân như điện, đường, trường, trạm,…Đó chính là nền móng cho những hoạt động khác xây dựng và phát triển. Nhóm công trình hạ tầng kỹ thuật có thể là các hạng mục như giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, mạng lưới cấp thoát nước hoặc hệ thống cung cấp điện…

Công trình hạ tầng kỹ thuật là gì?

Một số ví dụ cụ thể về việc xây dựng các công trình hạ tầng kỹ thuật như xây dựng đường cao tốc, lắp đặt mạng lưới đường điện quốc gia hay sửa chữa, thay thế hệ thống đường ống nước sinh hoạt,…

>>> Xem thêm: Bản đồ quy hoạch có tác dụng gì khi chuẩn bị mua nhà đất?

Công trình hạ tầng kỹ thuật bao gồm những thành phần gì?

Vậy công trình hạ tầng kỹ thuật thực chất là những công trình gì? Tại Việt Nam cũng như các nước trên thế giới sẽ, cơ sở hạ tầng sẽ thường bao gồm một số hệ thống cơ bản như sau:

  • Hệ thống thông tin liên lạc, truyền thông: mạng Internet, điện thoại, truyền hình cáp, kỹ thuật số,…
  • Hệ thống cung cấp nước sạch
  • Hệ thống xử lý rác, nước thải trong sinh hoạt hằng ngày và trong lĩnh vực công nghiệp
  • Hệ thống đường xá giao thông
  • Hệ thống đèn điện chiếu sáng trên toàn quốc
Thành phần của công trình hạ tầng kỹ thuật như đường giao thông, hệ thống điện nước,….

Hạ tầng kỹ thuật đô thị bao gồm những gì?

Tốc độ phát triển đô thị tại Việt Nam được đánh giá là khá cao. Điều đó chứng tỏ rằng nền kinh tế nước nhà đang phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên như vậy cũng đòi hỏi sự phát triển của hạ tầng kỹ thuật đô thị để đáp ứng được với nhu cầu sinh hoạt của người dân. Điều nhận thấy rõ ràng nhất hiện nay đó là những căn nhà hay căn chung cưgần bệnh viện, trường học,…thường thu hút người dân đến sinh sống và đầu tư nhiều hơn. Bởi những tiện ích về hạ tầng kỹ thuật giúp cư dân nơi đó thuận tiện để phát triển trong công việc và cuộc sống.

>>> Xem thêm: [Top 10 đô thị đáng sống nhất Việt Nam] – [Phần 6]: Sunrise City

Dựa vào quy chuẩn kỹ thuật quốc gia các công trình hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng kỹ thuật đô thị bao gồm những hạng mục cụ thể sau:

Tóm Tắt Nội Dung

  • Công trình cấp nước
  • Các công trình thoát nước đô thị
  • Hệ thống chiếu sáng đô thị
  • Hệ thống cấp điện đô thị
  • Công trình thu gom và xử lý rác thải
  • Nghĩa trang, nhà tang lễ
  • Ban hành quy định kỹ thuật về các công trình hạ tầng kỹ thuật
  • Quy định về nguyên tắc quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung

Công trình cấp nước

  • Mạng lưới đường ống cấp nước
  • Trạm bơm
  • Trạm xử lý cấp nước như các loại bể lọc, lắng, bể chứa, đài chứa nước,…
  • Công trình khai thác nước thô gồm nước ngầm và nước mặt đất
Trạm bơm – hệ thống cấp nước trong công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị

Các công trình thoát nước đô thị

  • Công trình xử lý nước thải bao gồm bể lắng, bể lọc, hồ sinh học, công trình xử lý bùn hay hồ tự hoại
  • Các loại giếng thăm, giếng chứa nước mưa hay giếng chuyển bậc
  • Trạm bơm thoát nước mưa và nước thải sinh hoạt của người dân
  • Mạng lưới đường ống thu gom và vận chuyển nước thải, nước mưa trong đô thị
  • Một số các công trình khác như hồ điều hòa, bể chứa nước thải, cống thoát, cửa xả nước thải đã qua xử lý
Công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị: hệ thống thoát nước

Hệ thống chiếu sáng đô thị

  • Chiếu sáng không gian công cộng như công viên, quảng trường, khu vực vui chơi công cộng, bãi đỗ xe, công trình thể thao,…
  • Chiếu sáng giao thông đô thị trên đường phố, cầu, hầm,…
  • Một số loại chiếu sáng khác như trang trí, quảng cáo, phục vụ hoạt động giải trí, nghệ thuật, văn hóa,…

Hệ thống cấp điện đô thị

  • Trạm biến áp đô thị
  • Mạng hạ áp: đường dây điện

Công trình thu gom và xử lý rác thải

  • Trạm trung chuyển rác thải
  • Công trình xử lý rác thải như nhà máy xử lý, trạm xử lý chế biến thành phân vi sinh, bãi chôn lấp, khu liên hợp xử lý,…
Hệ thống xử lý rác thải rắn trong công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị

Nghĩa trang, nhà tang lễ

  • Nhà tang lễ
  • Đài hóa thân
  • Nghĩa trang của quốc gia và nhân dân

>>> Xem thêm: Luật quy hoạch đô thị đổi mới 2020

Giám sát công trình hạ tầng kỹ thuật bao gồm những công việc gì?

Công trình hạ tầng kỹ thuật chỉ đảm bảo chất lượng khi các yếu tố cấu thành nên nó có chất lượng. Để đảm bảo được điều đó thì cần có vật tư tốt, quá trình thi công, kỹ thuật thi công hoàn chỉnh. Vì vậy, giám sát công trình hạ tầng kỹ thuật là một việc vô cùng quan trọng và có ý nghĩa lớn trong việc quyết định đến chất lượng công trình.
Công việc giám sát các công trình hạ tầng bao gồm những hạng mục sau:

  • Giám sát về khối lượng: xác nhận, nắm rõ khối lượng công việc mà đơn vị đang thi công, trên cơ sở đó để nghiệm thu khối lượng.
  • Giám sát về tiến độ thi công: theo sát tiến độ của đối tác, đối chiếu với tiến độ mà đơn vị thi công đã dự trù. Từ đó đề nghị hoặc yêu cầu có biện pháp điều chỉnh từ đơn vị thi công.
  • Giám sát về an toàn lao động: đảm bảo cho người lao động cũng như công trình an toàn, không xảy ra các sự cố lao động nào.
  • Giám sát vệ sinh – môi trường: đảm bảo không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh trong lúc thi công như việc mất vệ sinh, ô nhiễm môi trường do khói bụi,…
Cần giám sát công trình hạ tầng kỹ thuật nghiêm ngặt để đảm bảo chất lượng

Công trình hạ tầng kỹ thuật có ý nghĩa gì?

Các công trình hạ tầng kỹ thuật có một vai trò vô cùng lớn đối với sự phát triển của xã hội cũng như cuộc sống của người dân.

Cơ sở hạ tầng được tạo ra nhằm mục đích phục vụ những như cầu sinh hoạt của người dân, đem đến một cuộc sống tiện nghi, hiện đại và đảm bảo an ninh hơn. Đó chính là ý nghĩa đảm bảo các quyền lợi và lợi ích chính đáng của nhân dân.

Ngoài ra, đối với lĩnh vực mua bán nhà ở thì cần đặc biệt ưu tiên phát triển hệ thống công trình hạ tầng kỹ thuật này. Các công trình phụ trợ như giao thông, hệ thống cấp thoát nước,…sẽ giúp gia tăng các dịch vụ, tạo ra điểm tựa làm tăng giá trị của bất động sản.

Các công trình hạ tầng kỹ thuật có ý nghĩa to lớn trong xã hội ngày nay

Hiện nay các phương án đầu tư bao gồm các hình thức chính sau:

  • Công tư hợp công
  • Xây dựng, chuyển giao
  • Xây dựng, chuyển giao, kinh doanh

Công trình hạ tầng kỹ thuật có những quy định gì?

Ban hành quy định kỹ thuật về các công trình hạ tầng kỹ thuật

Theo thông tư số 01/2016/TT-BXD của Bộ Xây dựng về ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình hạ tầng kỹ thuật bao gồm 10 phần như sau:

  • Công trình cấp nước [QCVN 07-1: 2016/BXD]
  • Công trình thoát nước [QCVN 07-2: 2016/BXD]
  • Công trình tuy nen kỹ thuật và hào [QCVN 07-3: 2016/BXD]
  • Công trình giao thông [QCVN 07-4: 2016/BXD]
  • Công trình cấp điện [QCVN 07-5: 2016/BXD]
  • Công trình cung cấp khí đốt và xăng dầu [QCVN 07-6: 2016/BXD]
  • Công trình chiếu sáng [QCVN 07-7: 2016/BXD]
  • Công trình viễn thông [QCVN 07-8: 2016/BXD]
  • Công trình quản lý, xử lý rác thải và nhà vệ sinh công cộng [QCVN 07-9: 2016/BXD]
  • Công trình nghĩa trang [QCVN 07-10: 2016/BXD]
Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về công trình hạ tầng kỹ thuật

Quy định về nguyên tắc quản lý công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung

Theo nghị định 72/2012/NĐ-CP về nguyên tắc quản lý sử dụng chung công trình hạ tầng kỹ thuật đã ghi rõ các điều sau:

  • Công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung được xác định trong quy hoạch, đầu tư hay xây dựng theo quy hoạch để đảm bảo tính đồng bộ nhằm đẩy mạnh hiệu quả sử dụng tài nguyên đất. Ngoài ra còn giúp tiết kiệm chi phí đầu tư cho xây dựng, đặc biệt giúp đảm bảo cảnh quan môi trường.
  • Đối với các tổ chức, cá nhân mà sở hữu công trình hạ tầng kỹ thuật cần có trách nhiệm tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức khác có đường dây, cáp, đường ống bố trí vào công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung theo quy định của pháp luật.
  • Các tổ chức, cá nhân có đường dây, cáp và đường ống lắp đặt mới cần có trách nhiệm bố trí vào công trình hạ tầng kỹ thuật chung đã được xây dựng.
  • Phải có các giải pháp bảo đảm sự hoạt động bình thường của hệ thống khi bố trí hoặc lắp đặt các đường dây cáp mới vào công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung.
  • Các loại đường dây cáp, đường ống bố trí lắp đặt vào công trình hạ tầng kỹ thuật phải có dấu hiệu nhận biết theo quy định tại điều 11 của Nghị định.
Nguyên tắc sử dụng, quản lý các công trình hạ tầng kỹ thuật sử dụng chung

>>> Xem thêm: Các loại quy hoạch phổ biến hiện nay bao gồm những gì?

Các đường dây cáp, đường ống bố trí được nhận biết bằng ký hiệu, màu sắc theo quy định, phân biệt được từng loại dây, cáp lắp đặt vào công trình hạ tầng kỹ thuật. Các thông tin cơ bản của dấu hiệu nhận biết gồm có chủ sở hữu, tính chất và chủng loại đường dây, cáp và đường ống.

Trên đây là những thông tin quan trọng về công trình hạ tầng kỹ thuậtmà Mua bán mang đến với các bạn. Mong rằng bài viết trên sẽ hữu ích và cung cấp thêm những hiểu biết nhất định về lĩnh vực này cho các bạn. Nếu bạn muốn tìm kiếm một căn nhà để đầu tư hay làm nơi sinh sống, với những tiện ích tốt nhất hãy truy cập ngay mua bán nhà đất để tham khảo nhé!

Hoàng Vân

Xin chào, mình là Hải Vân - Content Writer chuyên nghiệp tại Muaban.net - Trang đăng tin rao vặt uy tín tại Việt Nam. Hy vọng rằng bài viết sẽ mang đến những thông tin hữu ích đến với bạn đọc. Cảm ơn các bạn đã theo dõi!

Chủ Đề