Kiểm dịch y tế biên giới được thực hiện tại đâu

(CTTĐTBP) - Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) vừa có Công văn về việc tăng cường công tác kiểm dịch y tế biên giới gửi Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế các tỉnh, thành phố; Trung tâm Kiểm soát bệnh tật các tỉnh, thành phố có hoạt động kiểm dịch y tế.

Kiểm dịch y tế biên giới được thực hiện tại đâu
Nhân viên kiểm dịch y tế quốc tế cửa khẩu quốc tế Xa Mát (huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh) phun thuốc sát trùng phương tiện vận chuyển hàng hóa nhập cảnh vào Việt Nam

Theo đó, trong thời gian gần đây, tình hình dịch COVID-19 trên thế giới đã có xu hướng giảm cả về số mắc và tử vong; thế nhưng, số mắc, tử vong vẫn tăng ở một số khu vực trên thế giới. Đồng thời, các bệnh dịch nguy hiểm, mới nổi khác vẫn tiếp tục được ghi nhận tại nhiều quốc gia trên thế giới, như: bệnh bại liệt (chủng hoang dại) tại khu vực châu Phi và Địa Trung Hải, cúm gia cầm tại khu vực châu Âu, bệnh viêm gan cấp chưa rõ nguyên nhân ở trẻ em tại 33 nước. Ngoài ra, tính đến ngày 17/6, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã nhận được báo cáo về 2.103 trường hợp mắc bệnh đậu mùa khỉ ở 42 quốc gia ở 5 khu vực Tổ chức Y tế thế giới quản lý. Đặc biệt, Bộ Y tế Singapore đã xác nhận một ca mắc đậu mùa khỉ là người nhập cảnh, mang quốc tịch Anh. Bệnh nhân 42 tuổi, làm tiếp viên hàng không.   Để chủ động phát hiện, ngăn chặn các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh truyền nhiễm lan truyền qua biên giới, Cục Y tế dự phòng đề nghị Trung tâm Kiểm dịch y tế quốc tế các tỉnh, thành phố thực hiện nghiêm, đầy đủ các hoạt động kiểm dịch y tế đối với người, phương tiện và hàng hóa… Riêng việc kiểm tra, xử lý y tế, khử khuẩn phương tiện, hàng hóa phải theo đúng quy trình kiểm dịch y tế; thu giá kiểm dịch y tế theo mức thu được quy định tại Thông tư số 240 năm 2016 của Bộ Tài chính và Thông tư số 51 năm 2016 của Bộ Y tế. Bộ Y tế cũng đề nghị các địa phương cập nhật kế hoạch dự phòng đáp ứng với bệnh truyền nhiễm tại từng cửa khẩu, trong đó cần có sự phối hợp, tham gia của các cơ quan chức năng tại cửa khẩu, cơ quan y tế địa phương để xử lý kịp thời các tình huống dịch bệnh có thể xảy ra, không để bị động, lúng túng. Cục Y tế dự phòng đề nghị các đơn vị xây dựng kế hoạch, đề xuất danh mục cơ sở vật chất, trang thiết bị để phục vụ hoạt động kiểm dịch y tế thường xuyên và trong trường hợp có dịch, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo hướng dẫn tại Thông tư số 17 năm 2021 của Bộ Y tế.

Cùng với đó, các đơn vị cũng cần phối hợp chặt chẽ với các Viện Vệ sinh dịch tễ/Pasteur để tổ chức tập huấn kỹ thuật chuyên sâu cho cán bộ làm công tác kiểm dịch y tế. Cập nhật thường xuyên, kịp thời các thông tin về các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm mới ghi nhận gần đây, có nguy cơ xâm nhập vào nước ta để chủ động áp dụng các biện pháp giám sát, phòng, chống phối hợp ngay tại cửa khẩu./.

Kiểm dịch y tế biên giới được thực hiện tại đâu

12 Tháng 9 2021

Từ khi khi dịch COVID-19 xuất hiện trên Thế giới, cán bộ Kiểm dịch y tế - Quốc tế của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Quảng Nam ngày đêm bám cảng, Kiểm dịch y tế xuyên đêm, góp phần giữ vững bình yên cho nhân dân tại khu vực Cảng biển giữa cơn “bão dịch”.

Kiểm dịch y tế biên giới được thực hiện tại đâu

Xuyên đêm tại Cảng biển

Những ngày cuối tháng tám, khi thời tiết đã chuyển sang thu, những cơn sóng dữ khơi xa cũng đã đổ về. Thế nhưng, mặc cho mọi sự thay đổi số ca mắc COVID-19 trên Thế giới cũng như tại Việt Nam cứ tiếp tục tăng cao đẩy cuộc chiến chống dịch những nơi tuyến đầu thêm ngàn khó khăn, vất vả. Tuy nhiên, đứng trước nhiệm vụ quan trọng, những Kiểm dịch viên không hề lùi bước, mỗi vị trí, mỗi nhiệm vụ, họ vẫn luôn kiên định với sứ mệnh bảo vệ sức khoẻ nhân dân, lặng thầm bảo vệ cộng đồng, không để dịch bệnh từ nước ngoài xâm nhiễm vào thông qua đường cảng biển tỉnh nhà.

Anh Đặng Quang Tuyến - một Kiểm dịch viên y tế là người được cử làm nhiệm vụ thường xuyên bám biển cho biết: “Nhiệm vụ trong mỗi ca làm việc của lực lượng Kiểm dịch y tế chúng tôi là phải đảm bảo những chiếc tàu nước ngoài nhập cảnh vào Việt Nam sẽ không mang theo mầm bệnh COVID-19 cũng như những bệnh dịch truyền nhiễm khác vào địa bàn, nhất là trong bối cảnh đại dịch toàn cầu COVID-19 đang diễn biến hết sức phức tạp như hiện nay. Chỉ khi nào Kiểm dịch y tế xác nhận an toàn, thì tàu mới được phép cập cảng”.

Lênh đênh sóng biển và nhiệm vụ không chỉ dừng lại ở ban ngày, với những chuyến tàu vượt đại dương, đi từ quốc gia này tới quốc gia khác, họ có thể cập cảng bất cứ lúc nào. Do đó để đảm bảo an toàn, không bỏ lọt trường hợp nào vào cảng mà chưa được Kiểm dịch y tế nên ngay cả ban đêm, khi nào có tàu nước ngoài nhập cảnh, là những Kiểm dịch viên Y tế có mặt.

Nói về những chuyến đi kiểm dịch trên biển ban đêm, anh Lê Dũng - một Kiểm dịch y tế cho biết: "Đi biển đêm đối với những cán bộ Kiểm dịch y tế như chúng tôi không có gì xa lạ bởi một tuần ít nhất là vài hôm lại có một chuyến đi, may mắn thì gặp trời yên, biển lặng không thì có ngày gặp những con sóng đánh cao tới 2 đến 3m, người cứ bị đánh tung cả lên, về ê ẩm hết mình mẩy, thế nhưng vì nhiệm vụ được giao là không để dịch COVID-19 xâm nhập vào địa bàn nên anh em phải đều cố gắng”.


Kiểm dịch y tế biên giới được thực hiện tại đâu

Tàu biển được Kiểm dịch y tế trong đêm trước khi nhập cảnh

Bất chấp nguy hiểm giữa biển khơi

Đu mình trên sóng: Để lên tàu làm việc với những con tàu chở hàng xuyên đại dương có thể dài tới cả trăm mét, mạn tàu tương đương với toà nhà 5, 6 tầng, các kiểm dịch viên phải bám vào thang dây để leo lên, những ngày biển lặng, đây là công việc thường xuyên nhưng vào những ngày có sóng to, việc lên tàu sẽ nguy hiểm bởi khả năng sẽ va đập với mạn tàu, chỉ cần sơ sẩy một chút thôi là có thể nguy hiểm đến tính mạng. Nhưng để thực hiện nhiệm vụ, những người kiểm dịch viên không có lựa chọn nào khác là đu mình trên sóng giữa biển khơi với chiếc thang dây tròng trành, vắt võng thân tàu.

Anh Phan Văn Bửu, Trưởng khoa Kiểm dịch y tế - Quốc tế chia sẻ: “Những kiểm dịch viên y tế như chúng tôi, mặc dù vất vả và không ít hiểm nguy nhưng chúng tôi luôn tâm niệm phải làm thật tốt nhiệm vụ được lãnh đạo phân công, bởi chỉ cần lọt một người nhiễm SARS-CoV-2 vào cộng đồng thì sẽ là mối nguy hiểm rất lớn cho cả xã hội”.

Kiểm dịch y tế biên giới được thực hiện tại đâu

Kiểm dịch viên y tế phải leo thang dây lên tàu làm nhiệm vụ

Có thể đối mặt F0: Kiểm dịch viên y tế lên tàu hướng dẫn thuyền viên những quy định về phòng, chống dịch COVID-19, kiểm tra tờ khai y tế, xác nhận vào tờ khai y tế của từng thuyền viên. Thực hiện giám sát, xác minh người, phương tiện, hàng hóa có xuất phát hoặc đi qua vùng có dịch COVID-19 trong vòng 21 ngày qua hay không; phun thuốc khử trùng đối với tàu và hàng hóa sau khi kiểm dịch viên giám sát, xác minh trên tàu có yếu tố nguy cơ; khai thác tiền sử; đo thân nhiệt, khám lâm sàng đối với người trên tàu; đánh giá hiệu quả các biện pháp xử lý y tế đã áp dụng. Từ đầu năm 2021 đến hết tháng 8, lực lượng Kiểm dịch viên y tế đã sàng lọc hơn 4.260 thuyền viên nước ngoài xuất nhập cảnh trên 254 phương tiện hàng hải nhập cảnh, kịp thời ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh xâm nhập vào địa bàn. Đồng thời đảm bảo cho hoạt động xuất, nhập hàng tại các cảng biển của Quảng Nam diễn ra thuận lợi.

Từ tháng đầu tháng 09/2021, tất cả tàu nhập cảnh vào cảng biển Quảng Nam đến vị trí phao số 0 vùng Cảng biển Kỳ Hà tỉnh Quảng Nam thì lực lượng Kiểm dịch y tế sẽ thực hiện lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 cho tất cả các thuyền viên nhập cảnh. Với những trường hợp mắc SARS-CoV-2, nghi ngờ mắc hay có dấu hiệu bất thường về sức khoẻ, kiểm dịch viên cũng sẽ vào cuộc phối hợp với ban ngành liên quan để cách ly, chăm sóc, điều trị bệnh nhân COVID-19.


Kiểm dịch y tế biên giới được thực hiện tại đâu

Kiểm dịch viên lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho thuyền viên trên tàu

Kiểm dịch y tế- Quốc tế là nhiệm vụ khó khăn, thời điểm dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, đặt lên vai nhiệm vụ kép cho những kiểm dịch viên. Ngoài cảng biển, Kiểm dịch viên y tế còn thực hiện Kiểm dịch y tế tại Sân bay Chu lai, cửa khẩu Quốc tế Nam Giang giáp giới với nước bạn Lào. Trong 8 tháng đầu năm 2021 đã có 416.865 lượt người và 4.655 phương tiện được kiểm dịch. Với nhiệm vụ và trách nhiệm tăng lên khi Sân bay Chu Lai mở cửa trở lại với nhân lực còn ít ỏi, nhiệm vụ còn khó khăn hơn, song các kiểm dịch viên y tế của CDC Quảng Nam vẫn tiếp tục lặng thầm với công việc của mình nơi biên cương Tổ quốc để bảo vệ sự bình an cho cộng đồng.

Long Cảnh

Kiểm dịch y tế biên giới được thực hiện tại đâu

03 Tháng 8 2019

Quảng Nam là tỉnh Duyên Hải thuộc vùng kinh tế trọng điểm Miền Trung, Việt Nam. Quảng Nam có khoảng 140 km biên giới đường bộ tiếp giáp với nước bạn Lào và có hơn 125 km đường biển để giao thông với các nước. Hiện tại Quảng Nam có 02 cửa khẩu Quốc tế đường thủy là Cảng Kỳ Hà và Cảng Tam Hiệp.Về đường bộ có 01 cửa khẩu Quốc gia Nam Giang, 01 cửa khẩu phụ Tây Giang (Kà Lừm) và có 01 sân bay Chu Lai không ngừng phát triển để trở thành sân bay Quốc tế trong tương lai. Chính vì có địa bàn rộng lớn và có đầy đủ các loại hình cửa khẩu như: Đường bộ, đường thủy, hàng không, …. Hoạt động của Khoa Kiểm dịch Y tế - Quốc tế luôn gặp rất nhiều khó khăn, song với sự nổ lực phấn đấu mà hoạt động Kiểm dịch Y tế - Quốc tế qua các năm luôn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ. Để hoàn thành tốt các nhiệm vụ, khoa Kiểm dịch Y tế - Quốc tế thực hiện theo đúng các nội dung quy định trong Điều lệ Y tế Quốc tế 2005 của Tổ chức Y tế Thế giới, đồng thời thực hiện việc bảo vệ chủ quyền biên giới về mặt y tế theo Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm năm 2007, Nghị định số 89/2018/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 25/06/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm về Kiểm dịch Y tế biên giới và tuân thủ đúng quy trình kiểm dịch của Bộ Y tế. Theo nội dung những văn bản quy định của pháp luật, công việc Kiểm dịch Y tế - Quốc tế được thực hiện tại các cửa khẩu đường bộ, đường hàng hải và đường hàng không. Ở những vị trí đầu tiên khi tiếp xúc với phương tiện, hành khách, hàng hóa... xuất, nhập, quá cảnh tại các cửa khẩu, biên giới. Kiểm dịch Y tế - Quốc tế là cơ quan y tế trực tiếp chịu trách nhiệm thực hiện các biện pháp y tế do Nghị định về kiểm dịch y tế biên giới qui định tại khu vực phụ trách. Căn cứ vào mức độ nguy hiểm của bệnh dịch đối với cộng đồng để đánh giá bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, các tiêu chuẩn bao gồm: Tính chất lây truyền nhanh chóng trong cộng đồng; Tỷ lệ chết/tỷ lệ mắc cao bất thường; Hội chứng mới phát hiện; Bệnh gây ảnh hưởng lớn đến chính trị và gây chú ý trên các phương tiện thông tin đại chúng; Bệnh lây lan rộng làm hạn chế thương mại và du lịch. Các bệnh thuộc diện Kiểm dịch Y tế - Quốc tế bao gồm: Các bệnh truyền nhiễm nhóm A, Bại liệt, Cúm A (H5N1), Dịch hạch, Đậu mùa, Sốt xuất huyết (do vi rút Ebola, Lassa, Marburg), Sốt Tây Sông Nin, Sốt vàng, Tả, viêm đường hô hấp cấp nặng do vi rút SARS, các bệnh truyền nhiễm mới phát sinh chưa rõ tác nhân gây bệnh. Đối tượng của Kiểm dịch Y tế - Quốc tế bao gồm: Mọi người, mọi phương tiện vận tải và những vật thể có khả năng mang bệnh, truyền bệnh từ vùng đang có hoặc lưu hành bệnh phải kiểm dịch, bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khi xuất cảnh, nhập cảnh, xuất khẩu, nhập khẩu đều phảu chịu sự giám sát của cơ quan kiểm dịch y tế biên giới tại cửa khẩu. Trong trường hợp bị cơ quan kiểm dịch y tế biên giới phát hiện đang nhiễm hoặc mang véc tơ làm lây truyền bệnh phải kiểm dịch, bệnh truyền nhiễm nguy hiểm theo quy định tại Nghị định số 89/2018/NĐ-CP của Chính phủ, ngày 25/6/2018 thì phải chịu sự kiểm dịch tại khu vực kiểm dịch đã được quy định. + Mọi người: Bao gồm hành khách, cán bộ, học sinh, sinh viên, thủy thủ, phi hành đoàn, nhân viên làm việc trên các phương tiện vận tải đường bộ, trong các nhà hàng, khách sạn ở khu vực cửa khẩu hàng không, nhà ga, bến cảng, nhân viên làm việc trong các cơ sở sản xuất, chế biến bữa ăn trên máy bay…kể cả thi hài, hài cốt và tro cốt; + Mọi phương tiện: Bao gồm tàu thủy, máy bay, tàu lửa, ô tô, thùng chứa…; + Mọi vật thể: Mẫu máu, phủ tạng người, bệnh phẩm y tế, tóc người, hàng hóa phi mậu dịch, thực phẩm, quần áo, vật dụng đã qua sử dụng…; + Mọi động vật: Có biểu hiện bị mắc, mang mầm bệnh hoặc vectơ truyền bệnh đối với các bệnh dịch hạch, dịch tả, sốt vàng và các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác mới phát sinh theo quy định của Bộ Y tế. Những công việc Kiểm dịch Y tế - Quốc tế: Tiến hành kiểm tra, kiểm soát, phát hiện, ngăn ngừa, xử lý dịch bệnh tại các cửa khẩu. Kiểm dịch viên y tế phải tiến hành đồng bộ các công việc: + Kiểm tra y tế đối với tất cả các đối tượng phải kiểm dịch nhập, xuất, quá cảnh qua cửa khẩu biên giới; xử ký y tế đối với các đối tượng phải kiểm dịch đến từ vùng có dịch hoặc nghi ngờ có dịch dựa vào thông tin vùng dịch của Cục Y tế Dự phòng để xử lý thông tin và phân loại các yếu tố nguy cơ; + Tiêm chủng, cấp giấy chứng nhận tiêm chủng các loại vaccine bắt buộc hoặc theo yêu cầu thực tế của mỗi quốc gia mà hành khách đến; + Kiểm tra, giám sát vệ sinh các nhà hàng, khu vực cửa khẩu, cơ sở cung ứng nước, thực phẩm cho phương tiện vận tải nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh; điều tra, giám sát các véc tơ truyền bệnh tại các khu vực cửa khẩu; + Lấy mẫu và thực hiện các xét nghiệm đối với đối tượng nghi nhiễm các bệnh thuộc diện Kiểm dịch Y tế - Quốc tế; Thống kê báo cáo tình hình Kiểm dịch Y tế - Quốc tế thường quy và khi có dịch. Hoạt động kiểm dịch y tế tại các cửa khẩu có mối liên hệ chặt chẽ với các cơ quan chức năng như: Cảng vụ Hàng Hải, Công an cửa khẩu, Bộ đội biên phòng, Hải quan cửa khẩu, các đại lý, các đại diện hãng, chủ hàng hóa, phương tiện. Hiện nay, giữa các cơ quan hữu quan tại các cửa khẩu gắn kết chặt chẽ với nhau bằng các bản quy chế phối hợp hoạt động, đánh giá lại hàng năm trong các cuộc họp giao ban định kỳ trong việc phòng chống dịch bệnh cũng như trong công tác quản lý nhà nước. Khoa Kiểm dịch Y tế - Quốc tế tổ chức triển khai thực hiện thu phí theo đúng Thông tư số 240/2016/TT-BTC ngày 11/11/2016 của Bộ Tài chính. Để tạo thuận tiện cho các tàu, cơ quan, tổ chức, đại lý tàu và các đối tượng kiểm dịch. Khoa đã tham gia các hoạt động cải cách hành chính gồm: + Tham gia giải quyết hồ sơ trên Cổng thông tin một cửa Quốc gia tại cửa khẩu đường thủy; + Tham gia làm thủ tục kiểm dịch Y tế tàu thủy tại Văn phòng Cảng vụ Hàng hải tỉnh Quảng Nam; + Tham gia các hoạt động kiểm dịch y tế theo đúng thủ tục hành chính cấp tỉnh tại Quyết định số 3763/QĐ-UBND ngày 14/12/2018 và Quyết định số 3400/QĐ-UBND ngày 28/10/2019 của UBND tỉnh Quảng Nam. Công tác thông tin dịch bệnh được cập nhật thường xuyên, kịp thời từ cấp trên và các kênh thông tin nhằm áp dụng các biện pháp giám sát, phát hiện các trường hợp mắc, nghi ngờ mắc tại các cửa khẩu, tránh dịch bệnh xâm nhập và lây lan vào nội địa. Tăng cường hợp tác quốc tế để nắm bắt tình hình dịch bệnh, phối hợp phát hiện, ngăn chặn, xử lý các trường hợp nghi ngờ hoặc mắc bệnh truyền nhiễm, các đối tượng kiểm dịch có mang vật chủ, vật trung gian truyền bệnh, các vật thể mang mầm bệnh truyền nhiễm cũng như các yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe cộng đồng.

Phan Văn Bửu