Kiểm tra mạng trong linux

Các Lệnh Linux dùng để kiểm tra khả năng kết nối và tốc độ truyền tải

Dưới đây là năm lệnh Linux có thể kiểm tra tốc độ kết nỗi, phân tích độ trễ và kiểm tra xem các hệ thống khác có thể truy cập được hay không.

Kiểm tra mạng trong linux

Có khá nhiều công cụ có thể dùng để giúp cho việc kiểm tra khả năng kết nối trên Linux command line. Trong bài này, chúng ta sẽ xem xét một loạt lệnh có thể giúp ước tính tốc độ kết nối của bạn, kiểm tra xem rằng liệu bạn có thể truy cập các hệ thống khác hay không, phân tích độ trễ trong việc kết nối và xác định xem các dịch vụ cụ thể có khả dụng hay không.

PING

Lệnh ping là lệnh đơn giản nhất và thường được sử dụng nhất để thực hiện kiểm tra kết nối cơ bản. Nó gửi đi các gói được gọi là echo request và các gói yêu cầu phản hồi. Lệnh này tìm kiếm các phản hồi và hiển thị chũng cùng với thời gian mà mỗi phản hồi phải tìm mất bao lâu và sau đó báo cáo tỷ lệ phần trăm yêu cầu đã được trả lời.

Thời gian phản hồi sẽ phụ thuộc phần lớn vào số lượng router mà các request cần phải vượt qua và liệu mạng của bạn có bị tắc nghẽn hay không. Ping một hệ thống cục bộ có thể sẽ trông như thế này. Lưu ý số lượng nhỏ mili giây cần thiết cho mỗi phản hồi và 0% packet loss.

Kiểm tra mạng trong linux

Trên hệ thống Linux, ping sẽ vẫn tiếp tục cho đến khi bạn gõ ^c để dừng chúng. Một số hệ thống, trong đó có Windows, phát ra gói ping và sau đó tự dừng lại. Một remote system(hệ thống từ xa) sẽ mất nhiều thời gian hơn để phản hồi. Không gói tin nào mất luôn là một dấu hiệu tốt và ngay cả khi bạn đang ping một hệ thống từ xa thường sẽ là những điều bạn mong đợi được thấy trừ khi có sự cố.

Lệnh ping cung cấp giải pháp dễ dàng để kiểm tra kết nối cho mạng gia đình. Gửi yêu cầu đến một hệ thống có thể truy cập công cộng và bạn sẽ mong đợi gói tin bị mất là 0%. Nếu bạn đang gặp sự cố, lệnh ping sẽ cho thấy số lượng mất gói tin đáng kể.

Kiểm tra mạng trong linux

traceroute

Traceroute là một lệnh phức tạp hơn nhiều vì nó chạy một loạt các kiểm tra để xem mỗi hop(bước nhảy) giữa các router mất bao lâu và báo cáo lại. Nếu việc kiểm tra tổng thể mất nhiều thời gian, đó có thể là do một hoặc hai bước nhảy bị tắc nghẽn. Kết quả được báo cáo từ trên xuống thành một chuỗi dấu hoa thị, router cuối cùng được truy cập không thể phản hồi loại gói tin đang được sử dụng (UDP mặc định trên hệ thống Linux).

Lệnh traceroute sử dụng một kỹ thuật thông minh để tính thời gian cho mỗi bước nhảy. Nó sử dụng một thiết lập time to live (TTL) được giảm dần theo từng bước nhảy để đảm bảo rằng mỗi router dọc theo tuyến đường tại một số thời điểm  sẽ gửi lại thông báo lỗi. Điều này cho phép traceroute báo cáo về khoảng thời gian giữa mỗi bước nhảy.

Dưới đây là một số ví dụ về việc sử dụng traceroute để tiếp cận hệ thống cục bộ(một bước nhảy duy nhất và một phản hồi nhanh):

Kiểm tra mạng trong linux

Lệnh traceroute tiếp theo này cố gắng truy cập một hệ thống từ xa, nhưng không thể báo cáo về mỗi bước nhảy (những bước hiển thị dấu hoa thị) vì các router ở một số bước nhảy không phản hồi với loại gói tin được sử dụng. Điều này không có gì lạ.

Số bước nhảy tối đa mặc định cho quá trình traceroute là 30. Lưu ý rằng thiết lập này được hiển thị trong dòng đầu tiên của output. Nó có thể được thay đổi bằng cách sử dụng đối số -m (ví dụ: traceroute -m 50 far.org).

Kiểm tra mạng trong linux

ncat

Lệnh ncat là một tiện ích mạng với nhiều tính năng để ghi dữ liệu qua các mạng từ command line, nhưng ở dạng được hiển thị ben dưới, cho phép bạn đơn giản là chỉ cần xác định xem bẹn có thể kết nối với một dịch vụ cụ thể hay không. Ban đầu nó được viết cho nmap (network mapper).

Bằng cách gửi 0 byte (thiết lập -z) đến một cổng cụ thể trên hệ thống từ xa, chúng ta có thể xác định xem dịch vụ liên quan có khả dụng hay không mà không cần thiết phải sử dụng kết nối.

Lệnh trên cho chúng ta biết rằng ssh đang phản hồi trên hệ thống được chỉ định, nhưng không cố gắng đăng nhập hoặc chạy một lệnh từ xa. Kiểm tra một trang web trên cùng một hệ thống cho chúng ta thấy điều ngược lại (tức là không có máy chủ web nào đang chạy) đối với cổng 80.

Kiểm tra mạng trong linux

Chúng ta nhận được phản hồi khác nhau có thể dự đoán được khi kiểm tra trên Amazon :

Kiểm tra mạng trong linux

Như bạn có thể nhận thấy, lệnh ncat có thể được gọi bằng cách sử dụng nc hoặc ncat.

speedtest

Công cụ speedtest kiểm tra tốc độ kết nối của bạn với nhà cung cấp Internet.

Lưu ý rằng không có gì lạ khi tốc độ upload chậm hơn đáng kể so với tốc độ download. Các nhà cung cấp Internet hiểu rằng hầu hết mọi người tải xuống nhiều dữ liệu hơn đáng kể so với những gì họ tải lên. Công cụ speedtest sẽ làm nổi bật mọi điểm khác biệt. Trong thử nghiệm dưới đây, tốc độ tải xuống gần gấp chín lần tốc độ tải lên.

Kiểm tra mạng trong linux

Kết quả lệnh sẽ khác nhau đôi chút giữa các bài kiểm tra này sang bài kiểm tra tiếp theo.

Bạn cũng có thể sử dụng speedtest thông qua trình duyệt bằng cách truy cập speedtest.net. (Lưu ý: Các bản sao speedtest miễn phí tải xuống được dành cho mục đích sử dụng cá nhân phi thương mại. Tham khảo EULA (thỏa thuận sử dụng) để biết thêm chi tiết.)

fast

Bạn cũng có thể cài đặt một công cụ có tên là fast để kiểm tra tốc độ tải xuống của bạn một số lần và sau đó báo cáo mức trung bình. Nó chỉ hiển thị tốc độ tải xuống và sử dụng dịch vụ kiểm tra tốc độ Netflix.

Kiểm tra mạng trong linux

Công cụ fast có thể được cài đặt bằng cách sử dụng những lệnh sau:

Kiểm tra mạng trong linux

nethogs

Lệnh nethogs có cách tiếp cận hoàn toàn khác với các lệnh được giải thích ở trên. Nó nhóm việc sử dụng băng thông theo quy trình để giúp bạn xác định các quy trình kỹ càng để có thể gây ra sự chậm lại trong lưu lượng mạng của bạn. Nói cách khác, nó giúp bạn xác định chính xác "net hogs", vì vậy nó được đặt tên một cách khéo léo.

Kiểm tra mạng trong linux

Trong phần output được hiển thị, quá trình sử dụng phần lớn băng thông là khá rõ ràng.

Wrap-up

Nhiều công cụ có sẵn để kiểm tra kết nối và tốc độ kết nối trên hệ thống Linux. Những thứ được đề cập trong bài đăng này chỉ là một số trong số chúng, nhưng đại diện cho một loạt các công cụ vừa dễ sử dụng vừa có nhiều thông tin.

Tác giả: Huy Nguyễn - Phòng kỹ thuật


Thông tin khác

  • » LAB 22: SỬ DỤNG ỨNG DỤNG TƯỜNG LỬA TRONG CISCO SD-WAN (25.05.2021)
  • » Webhooks (20.05.2021)
  • » Tìm hiểu về công nghệ SDWAN (17.05.2021)
  • » Công nghệ SD-WAN trong năm 2020: 6 khuynh hướng nổi trội (17.05.2021)
  • » Giới thiệu về giao thức OMP trong Cisco SDWAN (17.05.2021)
  • » Định dạng dữ liệu (Data Formats) trong Network Automation (15.05.2021)
  • » Hướng dẫn cài DNA Center (12.05.2021)
  • » Cơ bản về HTTP (27.04.2021)