Kinh doanh ngân hàng hiện nay khó khăn như thế nào

Các chủ nhà được tạm hoãn trả khoản vay thế chấp theo Đạo Luật Hỗ Trợ, Cứu Trợ Và An Ninh Kinh Tế Trong Bối Cảnh Đại Dịch Vi-rút Corona (Coronavirus Aid, Relief, and Economic Security, CARES) không bắt buộc phải hoàn trả các khoản tiền chưa trả của họ một lần sau khi giai đoạn tạm hoãn trả khoản vay thế chấp kết thúc. Quý vị có thể trao đổi với bên dịch vụ vay thế chấp của mình, hoặc bắt đầu với cố vấn viên nhà ở được Bộ Gia Cư và Phát Triển Đô Thị Hoa Kỳ (Department of Housing and Urban Development, HUD) chấp thuận, để thảo luận về kế hoạch trả nợ phù hợp với hoàn cảnh của quý vị.

Hầu hết các dịch vụ vay thế chấp phải cung cấp giai đoạn tạm hoãn trả khoản vay thế chấp, và vài dịch vụ khác có thể cung cấp các lựa chọn

Các biện pháp bảo vệ theo Đạo Luật Hỗ Trợ, Cứu Trợ Và An Ninh Kinh Tế Trong Bối Cảnh Đại Dịch Vi-rút Corona (CARES) áp dụng cho tất cả các khoản vay thế chấp do liên bang bảo đảm và được liên bang bảo trợ, bao gồm các khoản vay thế chấp Cơ Quan Quản Lý Nhà Ở Liên Bang (Federal Housing Authority, FHA), Bộ Cựu Chiến Binh Hoa Kỳ (Veteran Affairs, VA), Bộ Nông Nghiệp Hoa Kỳ (U.S. Department of Agriculture, USDA), Fannie Mae và Freddie Mac. Điều này bao gồm hầu hết các khoản thế chấp. Theo Đạo Luật Hỗ Trợ, Cứu Trợ Và An Ninh Kinh Tế Trong Bối Cảnh Đại Dịch Vi-rút Corona (CARES), chủ nhà có các khoản vay được liên bang bảo đảm có quyền yêu cầu và nhận được thời hạn tạm hoãn trả khoản vay thế chấp lên đến 180 ngày — có nghĩa là quý vị có thể tạm dừng các khoản tiền trả vay thế chấp của mình trong thời gian tối đa sáu tháng. Ngoài ra, quý vị có thể yêu cầu gia hạn thời hạn tạm hoãn trả khoản vay thế chấp thêm tối đa 180 ngày, cho thời gian tổng cộng là 360 ngày.

Các khoản thế chấp không được quy định trong Đạo Luật Hỗ Trợ, Cứu Trợ Và An Ninh Kinh Tế Trong Bối Cảnh Đại Dịch Vi-rút Corona (CARES) cũng có thể cung cấp các lựa chọn tạm hoãn trả khoản vay thế chấp tương tự. Nếu quý vị đang gặp khó khăn với các khoản chi trả, các dịch vụ vay thế chấp thường buộc phải trao đổi về các lựa chọn cứu trợ với quý vị, cho dù khoản vay của quý vị có được quy định theo Đạo Luật Hỗ Trợ, Cứu Trợ Và An Ninh Kinh Tế Trong Bối Cảnh Đại Dịch Vi-rút Corona (CARES) hay không.

Liên lạc với dịch vụ vay thế chấp của quý vị có thể dễ dàng hơn quý vị nghĩ

Trong những ngày đầu của đại dịch, các chủ nhà có báo đã gặp khó khăn khi liên lạc với các dịch vụ vay thế chấp qua điện thoại. Giờ đây, nhiều dịch vụ vay thế chấp đã tăng cường khả năng đáp ứng khách hàng. Chúng tôi vẫn khuyến khích quý vị kiên nhẫn và quý vị có thể liên lạc với dịch vụ vay thế chấp của mình qua điện thoại hoặc trực tuyến. Một số dịch vụ vay thế chấp có thể có trang web để quý vị hiểu các lựa chọn của mình và yêu cầu thời hạn tạm hoãn trả khoản vay thế chấp.

Các dịch vụ vay thế chấp thường không thể yêu cầu bằng chứng về tình hình khó khăn

Theo Đạo Luật Hỗ Trợ, Cứu Trợ Và An Ninh Kinh Tế Trong Bối Cảnh Đại Dịch Vi-rút Corona (CARES), quý vị có thể yêu cầu thời hạn tạm hoãn trả khoản vay thế chấp và nói với dịch vụ vay thế chấp của quý vị rằng quý vị đang gặp khó khăn về tài chính do đại dịch. Nếu quý vị có một khoản vay được liên bang bảo đảm, dịch vụ vay thế chấp không được phép yêu cầu quý vị cung cấp bằng chứng về tình hình khó khăn.

Quý vị không cần phải trả tiền để được trợ giúp với các lựa chọn tạm hoãn trả khoản vay thế chấp

Cố vấn viên về nhà ở được Bộ Gia Cư và Phát Triển Đô Thị Hoa Kỳ (HUD) chấp thuận cung cấp dịch vụ của họ miễn phí cho những người vay yêu cầu tạm hoãn trả khoản vay thế chấp. Quý vị nên tránh xa các vụ lừa đảo – đặc biệt là đề nghị trợ giúp đi kèm với phí trả trước – cho dù đề nghị này là cho khoản vay thế chấp của quý vị hay cho các dịch vụ khác, như giúp về trợ cấp thất nghiệp hoặc sửa đổi tín dụng.

Không cần phải đợi—yêu cầu trợ giúp ngay bây giờ

Đối với các khoản vay thế chấp được bảo đảm bởi một số cơ quan chính phủ, thời hạn yêu cầu tạm hoãn trả khoản vay thế chấp là ngày 31 tháng 12 năm 2020. Những người khác có thể vẫn chưa xác định thời hạn hoặc có thể đã chỉ định một thời hạn sau đó. Nếu quý vị đã yêu cầu tạm hoãn trả khoản vay thế chấp và cần gia hạn, tốt nhất quý vị nên đưa ra yêu cầu trước khi kết thúc năm.

Trong mọi trường hợp, thực hiện ngay khi có thể giúp quý vị kiểm soát tài chính của mình.

Khó khăn có thể chưa phản ánh vào lợi nhuận

Sau lời kêu gọi của Ngân hàng Nhà nước và Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, từ giữa tháng 7/2021 đến nay, nhiều ngân hàng thương mại đồng loạt công bố cắt giảm lãi vay nhằm hỗ trợ khách hàng vượt qua giai đoạn khó khăn do dịch Covid-19 mang lại.

Kinh doanh ngân hàng hiện nay khó khăn như thế nào

Khách hàng giao dịch tại hội sở chính Vietcombank, 198 Trần Quang Khải, Hà Nội. Ảnh minh họa: Trần Việt/TTXVN

Khảo sát sơ bộ cho thấy, mức lãi suất các ngân hàng cắt giảm dao động từ 1-1,5 điểm %/năm so với mức lãi suất hiện hành. Thời gian áp dụng kéo dài đến hết ngày 31/12/2021.

Cá biệt, Ngân hàng Thương mại cổ phần Hàng Hải Việt Nam (MSB) công bố giảm lãi tới 3 điểm %/năm; hay một số ngân hàng công bố giảm tới 2 đợt lãi suất chỉ trong vòng hơn 1 tháng gần đây.

Theo Công ty TNHH Chứng khoán ACB (ACBS), mặc dù quy mô của gói hỗ trợ ban đầu chưa quá rõ ràng, tuy nhiên tác động của việc giảm lãi suất là khá đáng kể lên lợi nhuận đối với các ngân hàng hỗ trợ trên quy mô rộng. Còn các ngân hàng chỉ hỗ trợ một cách chọn lọc đối với các lĩnh vực, đối tượng chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi dịch bệnh thì tác động lên lợi nhuận sẽ ít hơn.

Chẳng hạn, với việc điều chỉnh giảm 1 điểm % toàn bộ dư nợ, ACBS ước tính thu nhập lãi của Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) có thể giảm khoảng 3.912 tỷ đồng, tương đương với mức giảm gần 15% so với lợi nhuận trước thuế trong 4 quý gần nhất; Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội (MB) cũng giảm thu nhập lãi khoảng 1.466 tỷ đồng, tương đương với mức 11,2%.

Ngân hàng Thương mại cổ phần Á Châu (ACB) giảm từ 0,3-1 điểm % toàn bộ dư nợ, trừ các khoản vay tín chấp và nợ xấu, các chuyên gia của ACBS ước tính ngân hàng sẽ giảm thu nhập lãi khoảng 561 tỷ đồng. Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong (TPBank) giảm 0,5-1,2 điểm % đối với dư nợ bị ảnh hưởng trực tiếp bởi Covid-19 thì sẽ giảm thu nhập lãi 184 tỷ đồng….

Ngoài việc giảm lãi vay trực tiếp, các ngân hàng cũng đang thực hiện cơ cấu lại nợ cho các khoản vay của khách hàng bị ảnh hưởng theo nội dung của Thông tư 03/2021/TT-NHNN sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 01/2020 ngày 13/3/2020 về việc tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

Dẫu vậy, các chuyên gia của ACBS cũng cho rằng, tác động lên lợi nhuận chung của ngân hàng có thể được bù đắp bởi tiền gửi không kỳ hạn (CASA) tăng lên, quản lý tài sản - nguồn vốn hiệu quả hơn, tăng trưởng thu nhập từ các hoạt động khác và quản lý chi phí hoạt động tốt hơn.

Thực tế, tại buổi gặp gỡ nhà đầu tư tổ chức giữa tháng 8, bà Lưu Thị Thảo, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Thương mại cổ phần Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) cho biết, với tệp 19 triệu khách hàng trên tất cả các phân khúc và với mô hình kinh doanh tập trung vào bán lẻ, tín dụng tiêu dùng, ngân hàng này cũng đang gặp nhiều khó khăn, thách thức do Covid-19 mang lại.

Dù còn nhiều khó khăn, song bà Thảo cho biết, VPBank chưa thay đổi mục tiêu lợi nhuận đã cam kết với cổ đông tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2021. Song song với việc hỗ trợ khách hàng thông qua chương trình giảm lãi suất, cấu trúc lại các khoản nợ vay, VPBank hiện đang tập trung vào quản trị rủi ro tại hệ thống.

Lãnh đạo VPBank cho biết, ngân hàng này sẽ nỗ lực đưa nợ xấu của ngân hàng mẹ còn dưới 1,5% và tập trung rà soát lại chất lượng tín dụng, kế hoạch kinh doanh đặc thù trên từng phân khúc khách hàng; đồng thời tối ưu hóa trong cơ cấu vốn, tiết kiệm chi phí hoạt động… để đảm bảo mục tiêu lợi nhuận đã đề ra.

Ông Nguyễn Hưng, Tổng Giám đốc TPBank cũng nhận định, ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 trong tháng 7- 8 là rất rõ ràng và có thể ảnh hưởng tới lợi nhuận của ngân hàng cả năm. Tuy nhiên, hiện TPBank chưa đặt vấn đề điều chỉnh giảm kế hoạch lợi nhuận, vì ngân hàng từ đầu năm đã dự trù trích lập bổ sung (khoảng vài trăm tỷ đồng).

Mặt khác, ngân hàng cũng sẽ tập trung khai thác các dịch vụ ngân hàng qua kênh trực tuyến và tiết kiệm chi phí hoạt động để đảm bảo lợi nhuận ngân hàng ít bị ảnh hưởng nhất trong những tháng cuối năm.

Cảnh giác với rủi ro nợ xấu gia tăng

Tham chiếu với giai đoạn làn sóng thứ nhất khi Việt Nam thực hiện mạnh giãn cách xã hội, nhiều khả năng tăng trưởng tín dụng trong quý III/2021 sẽ chậm lại khi các ngân hàng sẽ phải đặt vấn đề quản trị rủi ro lên hàng đầu để đảm bảo chất lượng tài sản. Cùng đó, việc nhiều tỉnh, thành phải áp dụng giãn cách xã hội kéo dài ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và dòng tiền trả nợ của doanh nghiệp sẽ khiến áp lực trích lập nợ xấu của các ngân hàng tăng mạnh.

Thực tế, nợ xấu thường đi chậm hơn một bước và có độ trễ rất dài. Do đó, các phân tích gần đây cũng bày tỏ quan ngại về rủi ro nợ xấu của ngành ngân hàng. Dù Thông tư 03 cho phép các ngân hàng chuẩn bị dự phòng cho các khoản nợ được tái cơ cấu trong khoảng thời gian 3 năm, nhưng rủi ro nợ xấu vẫn luôn hiện hữu.

Theo ông Nguyễn Hưng, Tổng Giám đốc TPBank, không nên quá lạc quan về kế hoạch lợi nhuận của ngành ngân hàng trong thời gian tới. Bởi lẽ, nếu tính đúng, tính đủ, những khoản nợ cơ cấu theo Thông tư 01 và Thông tư 03 có thể bị chuyển sang nợ xấu.

Mới đây, trong báo cáo điểm lại tháng 8/2021 của Ngân hàng Thế giới (WB) có chủ đề "Việt Nam số hóa: Con đường đến tương lai” có nhấn mạnh một điểm đáng lưu ý. Đó là WB cảnh giác rủi ro khu vực tài chính đang tăng lên do khủng hoảng.

Theo WB, kinh nghiệm quốc tế cho thấy, việc cho vay có mục tiêu thường xảy ra tình trạng thiếu minh bạch về lý do, cơ sở kinh tế cho việc thực hiện cấp, quy mô và cách thức phân bổ các khoản vay này, bao gồm các khoản vay dành cho doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp lớn đang gặp khó khăn tài chính. Rủi ro không thanh toán được của các khoản vay này cuối cùng có thể được chuyển từ khu vực kinh tế thực sang khu vực tài chính. Vì vậy, khu vực tài chính có thể trở nên dễ bị tổn thương hơn theo thời gian.

Mặc dù ổn định tài chính chung đã được duy trì đến cuối tháng 6/2021, nhưng chất lượng khoản vay bắt đầu có dấu hiệu xấu đi ở một số ngân hàng. Tỷ lệ dư nợ tín dụng trên GDP đạt mức 136% năm 2019, tăng mạnh lên 146% tính đến cuối năm 2020 làm gia tăng nguy cơ cho các ngân hàng, nhất là những khoản vay liên quan đến các ngành kinh tế bị ảnh hưởng như du lịch, hàng không và có thể cả bất động sản.

WB cho rằng, việc triển khai thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ có thể che lấp một phần mức độ dễ bị tổn thương của bên vay và các ngân hàng. Tỷ lệ an toàn vốn tổng thể của các ngân hàng đã giảm từ 11,95% cuối năm 2019 xuống còn 11,13% vào tháng 12/2020, và 11,1% cuối tháng 6/2021. Do đó, cơ quan quản lý cần tiếp tục theo dõi chặt chẽ sự ổn định của hệ thống ngân hàng.

“Điều cần làm nữa là sớm ban hành kế hoạch xử lý nợ xấu, không cho phép gánh nặng nợ xấu kéo dài trong hệ thống ngân hàng vì nó có thể hạn chế vai trò hỗ trợ tăng trưởng bao trùm của hệ thống ngân hàng. Thêm vào đó, cũng cần có cơ chế rõ ràng để xử lý những ngân hàng yếu kém và đang gặp khó khăn; đồng thời tiếp tục tái cơ cấu vốn các ngân hàng để đáp ứng các yêu cầu của chuẩn Basel II”, báo cáo của WB khuyến nghị.

H.Chung (TTXVN)
baotintuc.vn