Kinh doanh nhà hàng cần những gì

Nhà hàng là một trong những lĩnh vực kinh doanh hot nhất hiện nay bởi việc đi ăn nhà hàng dường như đã trở thành một thói quen của khách hàng, đặc biệt là ở các đô thị, điểm du lịch. Vậy làm sao để mở được nhà hàng và kinh doanh nhà hàng thành công? Hãy cùng Hoteljob.vn tìm hiểu điều này.

Kinh doanh nhà hàng cần những gì

Ảnh nguồn Internet

Nhiều người thường cho rằng kinh doanh nhà hàng sẽ đem lại “một vốn bốn lời”. Tuy nhiên có một thực tế là lĩnh vực kinh doanh này cũng khiến tiền bạc “đội nón” ra đi nhanh nhất. Làm sao để mở nhà hàng và kinh doanh nhà hàng thành công luôn là một bài toán khó cho những người mới tập tành kinh doanh nhà hàng.

Dù bạn muốn mở một nhà hàng châu Âu hiện đại, một nhà hàng Hàn Quốc phong cách hay một nhà hàng Việt truyền thống thì cũng có thể áp dụng theo các bước sau đây:

► Bước 1: Huy động vốn và ước tính chi phí

Chính nguồn vốn ban đầu là yếu tố quyết định quy mô của nhà hàng. Nếu bạn dự định mở một nhà hàng lớn, sang trọng thì bạn phải chắc rằng vốn phải “rủng rỉnh”. Nếu chưa có đủ tiềm lực về tài chính thì cần tìm thêm nhà đầu tư có cùng định hướng.

Sau khi đã huy động được nguồn vốn cần thiết, bạn cần ước tính 2 khoản chi phí là chi phí ban đầu và chi phí sau khai trương. Bạn có thể tự ước tính các khoản chi thông qua bảng gợi ý sau:

Kinh doanh nhà hàng cần những gì

Ảnh nguồn Internet

Khi ước tính chi phí sau khai trương, bạn phải dành một nguồn vốn nhất định có các khoản chi trong 3 tháng đầu sau khi nhà hàng đi vào hoạt động. Nguồn kinh phí này là cơ sở để duy trì hoạt động của nhà hàng cho đến khi hoạt động kinh doanh của nhà hàng tốt hơn và có được nguồn khách ổn định. Bời thời gian vài tháng sau khai trương được xem là thời gian đệm để nhà hàng định vị được tâm trí khách hàng.

► Bước 2: Trang bị vốn kiến thức về kinh doanh nhà hàng

Số lượng nhà hàng “mọc” lên ngày càng nhiều cho nên việc cạnh tranh trong thị trường này là vô cùng khốc liệt. Việc kinh doanh nhà hàng không chỉ đòi hỏi lòng say mê mà còn cần kiến thức am hiểu về mọi mặt. Do đó nếu muốn thành công ở lĩnh vực này thì bạn cần trang trị 5 nhóm kiến thức về kinh doanh nhà hàng:

  • Kiến thức về tổ chức và quản lý làm sao để tạo được phong cách của nhà hàng, giữ chân được những nhân viên giỏi…
  • Kiến thức tài chính để tính toán hiệu quả đầu tư, điểm hòa vốn.
  • Kiến thức về Marketing để biết cách định vị thương hiệu nhà hàng, đón đầu xu hướng tương lai…
  • Am hiểu về thực đơn món ăn, rượu để đáp ứng ngay lập lức nhu cầu của khách hàng hoặc góp ý cùng bếp trưởng thay đổi thực đơn mới lôi cuốn, hấp dẫn hơn.
  • Kiến thức về an toàn thực phẩm: yếu tố này luôn được đặt lên hàng đầu và là điều mà nên uy tín khi kinh doanh nhà hàng, do đó mà bạn cần tìm hiểu những quy định về ATTP của địa phương để thực hiện cho đúng.

Kinh doanh nhà hàng cần những gì

Ảnh nguồn Internet

Là người đứng ra quản lý nhà hàng thì bạn phải chắc rằng mình có kiến thức, có sự am hiểu về những khía cạnh này. Còn nếu bạn dự định thuê người quản lý thì người đảm nhận công việc đó phải là người am hiểu 5 nhóm kiến thức trên. Ở giai đoạn định hướng ban đầu như thế này, bạn nên tìm đến các chuyên gia trong ngành, những chủ nhà hàng quen biết để nghe những ý kiến tham khảo từ họ và nên đi ăn nhiều nhà hàng để tự rút cho mình những kinh nghiệm cần thiết với tư cách là một khách hàng.

► Bước 3: Xác định thị trường mục tiêu

Thị trường khách hàng mục tiêu chính là đối tượng khách hàng tiềm năng mà nhà hàng hướng đến và nhiệm vụ của nhà hàng là làm sao để thu hút và thỏa mãn nhu cầu của khách hàng từ phần thị trường đó. Không có nhà hàng nào đủ sức hấp dẫn được tất cả mọi người cho nên một nhà hàng chỉ cần nhắm vào 5% hay 10 % thị trường và phục vụ đối tượng này tốt nhất có thể là đã thành công.

Bạn có thể phân đoạn thị trường theo thu nhập, theo độ tuổi hay đặc thù nhà hàng… để tìm hiểu đặc điểm của từng đối tượng cụ thể để đề ra cách thức kinh doanh phù hợp. Ví dụ như khi phân đoạn thị trường theo độ tuổi, bạn sẽ thấy được, thế hệ khách hàng sinh từ năm 1980 trở về sau thường thích cái mới, năng động, dễ bị cuốn theo trào lưu,… Hay thế hệ sinh từ 1965 – 1980 là những người đã có sự nghiệp ổn định, yêu thích sự sang trọng, quan tâm đến những giá trị thực chất… Dựa vào những đặc điểm của từng đối tượng khách hàng đã phân tích, bạn sẽ lựa chọn được đối tượng khách hàng mục tiêu để có cách thức phục vụ hiệu quả nhất.

Kinh doanh nhà hàng cần những gì

Ảnh nguồn Internet

Bạn muốn xem thêm: Bỏ đại học, làm đủ nghề rồi thu 3 tỷ mỗi tháng nhờ chuỗi nhà hàng chẳng giống ai

► Bước 4: Lựa chọn địa điểm kinh doanh

Mặt bằng kinh doanh tạo ra đến 80% hiệu quả kinh doanh cho nên việc lựa chọn địa điểm kinh doanh là điều cần được xem xét kỹ lưỡng, cẩn trọng. Khi lựa chọn địa điểm mở nhà hàng, bạn cần phải lưu ý đến những yếu tố sau đây:

  • Giao thông: Xem xét lưu lượng người qua lại hàng ngày, địa điểm có thuận lợi để khách hàng mục tiêu của nhà hàng dừng chân hay không, có điểm để khách dừng đỗ xe hay không…
  • Lịch sử của địa điểm: bạn cần phải tìm hiểu địa điểm này trước đó làm gì, kinh doanh gì và tại sao họ không kinh doanh nữa và quyết định bán/ cho thuê lại.
  • Gần nhà hàng khác: những nhà hàng khác gần kề có ảnh hưởng đến doanh số hay tác động tiêu cực, tích cực như thế nào đến hoạt động kinh doanh nhà hàng của bạn?
  • Quy hoạch phát triển: tìm hiểu kế hoạch quy hoạch của địa phương để biết địa điểm bạn định mua/ thuê lại trong tương lai có cần phải thay đổi gì không?

► Bước 5: Thiết kế không gian và nội thất nhà hàng

Một nhà hàng cần có sự thiết kế hợp lý cho các khu dành cho khách, khu bếp, khu trữ hàng và khu văn phòng. Thông thường thì khu dành cho khách thường chiếm khoảng 60% diện tích nhà, 30% là khu bếp và phần còn lại là khu trữ hàng và khu văn phòng.

Kinh doanh nhà hàng cần những gì

Ảnh nguồn Internet

Phong cách – tiện dụng chính là 2 yếu tố làm nên một không gian nhà hàng tiêu chuẩn. Với khu dành cho khách, dựa trên những sở thích của đối tượng khách hàng mục tiêu, bạn cần bàn bạc với người thiết kế làm sao bố trí không gian, nội thất vừa tạo được phong cách riêng biệt của nhà hàng nhưng phải phù hợp với thị hiếu của khách hàng. Việc thiết kế không gian cho khu bếp cũng cần được quan tâm sao cho thật thuận lợi để không làm cản trở quá trình làm việc cho các nhân viên bếp, đầu đếp.

► Bước 6: Tuyển dụng nhân viên

Nhân sự cũng là yếu tố đặc biệt quan trọng làm nên sự thành công của nhà hàng cho nên việc tuyển dụng nhân viên cần phải được chú trọng ngay từ ban đầu. Tùy thuộc vào quy mô của nhà hàng mà bạn sẽ lên danh sách các vị trí cần tuyển. Nếu cần tuyển dụng người quản lý nhà hàng thì bạn phải tuyển trước ít nhất là 1 tháng trước khi nhà hàng được khai trương để họ tư vấn, hỗ trợ tuyển dụng các vị trí còn lại. Một quản lý nhà hàng giỏi sẽ giúp tình hình kinh doanh hiệu quả và các nhân viên trong nhà hàng yên tâm làm việc.

Kinh doanh nhà hàng cần những gì

Ảnh nguồn Internet

Để nhân viên gắn bó lâu dài với nhà hàng thì bạn xây dựng một môi trường làm việc thân thiện, tạo sự gắn kết giữa các bộ phận trong nhà hàng, có một chế độ đãi ngộ hợp lý, có lộ trình tăng lương cụ thể và tạo điều kiện để nhân viên được thăng tiến, phát triển.

► Bước 7: Lên thực đơn

Một điều bắt buộc khi lên thực đơn cho nhà hàng là nhà hàng cần có món một hoặc một vài món đặc biệt để khi nhắc đến món ăn đó, khách hàng sẽ nhớ ngay đến nhà hàng của bạn hoặc ngược lại. Bạn hãy làm việc với bếp trưởng để lên một thực đơn hợp lý nhất, sắp xếp các món ăn theo mục, cung cấp cho thực khách nhiều lựa chọn khác nhau. Nếu nhà hàng có phục vụ đối tượng khách hàng là trẻ em thì cũng cần thiết kế món với khẩu phần nhỏ hơn.

Kinh doanh nhà hàng cần những gì

Ảnh nguồn Internet

► Bước 8: Lên kế hoạch Marketing và quảng bá

Để kinh doanh nhà hàng thành công thì việc lên một kế hoạch Marketing và quảng bá là vô cùng quan trọng. Marketing hiện đại có thể có nhiều hình thức khác nhau nhưng với ngành kinh doanh ẩm thực, bạn không nên bỏ qua phương pháp Marketing truyền miệng bởi đây là phương pháp được giới nghiên cứu đánh giá là rất hiệu quả. Khi quảng bá nhà hàng, bạn cần phải chú trọng đến thông điệp truyền tải, làm sao để nó thật sự khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh, tạo được sự ấn tượng, nhắc nhớ cho khách hàng.

Xem thêm: Những lưu ý khi thiết kế menu cho nhà hàng

Ms.Smile