Kinh lạy cha tại sao lại quan trọng nhất

Trong trang Tin Mừng hôm nay (Lc 11, 1-13), thánh Luca thuật lại những tình huống mà Chúa Giêsu dạy “Kinh Lạy Cha” cho các môn đệ của Ngài. Các môn đệ đã biết cách cầu nguyện, đọc thuộc các công thức của truyền thống Do Thái, nhưng họ cũng mong muốn có thể sống chính “phẩm chất” lời cầu nguyện của Chúa Giêsu. Vì họ biết chắc rằng cầu nguyện là chiều kích thiết yếu trong cuộc đời của Thầy, thực thế, mỗi hành động quan trọng của Ngài đều được mô tả bằng những lời cầu nguyện kéo dài. Vả lại, họ còn bị quyến rũ bởi thấy rằng Ngài không cầu nguyện như những bậc thầy khác cùng thời, nhưng lời cầu nguyện của Ngài nối kết mật thiết với Cha, đến mức họ muốn được tham dự vào những giây phút kết hiệp này với Thiên Chúa để cảm nếm được trọn vẹn sự ngọt ngào của nó.

Vì thế, vào ngày nọ, ở nơi hẻo lánh, chờ cho Chúa Giêsu cầu nguyện xong, họ đến xin Ngài : “Lạy Thầy, xin dạy chúng con cầu nguyện”. Đáp lại lời cầu xin dứt khoát của các môn đệ, Chúa Giêsu không đưa ra một định nghĩa trừu tượng về cầu nguyện, cũng không dạy cho họ biết kỹ thuật để cầu nguyện hiệu quả và để “kiếm được” điều gì đó. Trái lại Chúa Giêsu mời các môn đệ trải nghiệm việc cầu nguyện, bằng cách đặt mình cách trực tiếp trong tương giao với Chúa Cha, nhằm khơi dậy nơi họ nỗi khát khao về mối quan hệ cá nhân với Thiên Chúa, với Cha. Đây là sự mới mẽ của cầu nguyện kitô giáo! Đó là cuộc đối thoại giữa những người đang yêu nhau, dựa trên sự tin tưởng, được hỗ trợ bởi lắng nghe và cởi mở với nổ lực hợp nhất. Đó là một cuộc đối thoại giữa Chúa Con với Chúa Cha, giữa những người con và Chúa Cha của mình. Đây là cầu nguyện kitô giáo.

Do vậy, Ngài trao cho họ “Kinh Lạy Cha”, có lẽ đó là một trong những món quà quý giá nhất mà Thiên Chúa đã để lại cho chúng ta trong sứ mạng trần thế của Ngài. Sau khi đã tỏ cho chúng ta biết về mầu nhiệm của người Con và anh em của Ngài, với lời cầu nguyện đó, Chúa Giêsu làm cho chúng ta thấm nhập vào trong tình phụ tử của Thiên Chúa; tôi muốn nhấn mạnh điều này : khi Chúa Giêsu dạy chúng ta Kinh Lạy Cha, Ngài làm cho chúng ta bước vào trong tình phụ tử của Thiên Chúa và chỉ cho chúng ta cách để bước vào trong cuộc đối thoại cầu nguyện và trực tiếp với Chúa, qua con đường thảo hiếu thân thương. Đó là một cuộc đối thoại giữa người cha và con cái mình, của người con với cha của mình. Điều mà chúng ta cầu xin nơi Kinh Lạy Cha là xin cho mọi sự được thực hiện cho chúng ta trong Người Con duy nhất : Danh Chúa được vinh sáng, Nước Chúa trị đến, lương thực, ơn tha thứ và giải thoát khỏi sự dữ. Trong khi chúng ta cầu xin, chúng ta mở rộng đôi tay để lãnh nhận. Chúng ta lãnh nhận các ơn mà Chúa Cha đã làm cho chúng ta thấy nơi người Con. Lời cầu nguyện mà Chúa đã dạy chúng ta là một tổng hợp mọi lời cầu nguyện và chúng ta luôn hướng về Cha trong sự hiệp thông với anh chị em. Điều xảy ra trong việc cầu nguyện là đôi khi có những xao lãng, nhưng nhiều lần chúng ta cảm thấy như muốn dừng lại nơi từ đầu tiên : “Lạy Cha” và cảm nhận tình phụ tử đó trong tâm hồn.

Tiếp đến Chúa Giêsu kể về dụ ngôn người bạn bị quấy rầy, Ngài nói : “Khi cầu nguyện cần phải nài nỉ”. Điều tôi đang nghĩ đến đó là những đứa trẻ khoảng 3 tuổi, 3 tuổi rưỡi : chúng bắt đầu hỏi những điều mà chúng không hiểu. Ở quê tôi người ta gọi là “tuổi của những câu tại sao”, tôi tin rằng ngay cả ở đây cũng vậy. Những đứa trẻ bắt đầu nhìn bố mẹ và nói : “Bố ơi, tại sao vậy?”. Chúng cần những lời giải thích. Chúng ta hãy lưu ý: khi người cha bắt đầu giải thích lý do tại sao, chúng liền đưa ra câu hỏi khác mà không cần nghe toàn bộ lời giải thích. Chuyện gì xảy ra vậy?. Xảy ra là trẻ em cảm thấy thiếu tự tin về tất cả những gì mà chúng bắt đầu hiểu được nửa chừng. Chúng chỉ muốn thu hút sự quan tâm của cha mẹ trên chúng và vì điều này : “Tại sao, tại sao, tại sao?”. Trong Kinh Lạy Cha, nếu chúng ta dừng lại nơi từ đầu tiên, chúng ta cũng sẽ làm giống như khi chúng ta còn nhỏ, để thu hút sự quan tâm của cha về mình. Chúng ta sẽ nói rằng : “Cha ơi, Cha”, và cũng hỏi : tại sao?. Và Ngài sẽ đoái nhìn chúng ta.

Chúng ta cầu xin Mẹ Maria, người mẹ cầu nguyện, giúp chúng ta biết đọc Kinh Lạy Cha kết hiệp với Chúa Giêsu để sống Tin mừng, dưới sự hướng dẫn của Chúa Thánh Thần.

Sau Kinh Truyền tin, ĐTC nói :

Anh chị em thân mến ,

Tôi đau buồn khi biết tin về vụ đắm tàu đầy bi thảm xảy ra trong những ngày gần đây ở vùng biển Địa Trung Hải, nơi hàng chục người di cư, bao gồm cả phụ nữ và trẻ em, đã bị thiệt mạng.

Lần nữa tôi chân thành kêu gọi cộng đồng quốc tế hành động kịp thời và dứt khoát, để không lặp lại những tai họa tương tự và để đảm bảo sự an toàn và phẩm giá cho tất cả mọi người. Tôi mời anh chị em cùng cầu nguyện với tôi cho các nạn nhân và gia đình của họ.

13/11/2015 -

Thần học

15308

Kinh lạy cha tại sao lại quan trọng nhất
Còn có lời kinh nào quen thuộc bằng Kinh Lạy Cha, kinh được đọc trong mỗi Thánh Lễ, trong các giờ kinh phụng vụ, cũng như khi cầu nguyện riêng hoặc vào trước mỗi bữa ăn. Tuy nhiên, kinh nghiệm lại cho thấy nhiều khi người tín hữu chỉ đọc như một thói quen, hoặc như một bổn phận phải làm cho an tâm, ít khi dừng lại suy niệm lời kinh mình đọc, và lắng nghe tiếng gọi của Chúa. Hậu quả là giữa lời kinh và cuộc sống có một sự xa cách, đôi khi lại đối nghịch nhau cách trầm trọng.

Kinh Lạy Cha chiếm địa vị ưu đẳng Kitô giáo, đến nỗi Terulianô nói: "Đó là bản tóm lược toàn bộ Tin Mừng", và Thánh Âutinh diễn tả: "Hãy rảo khắp mọi lời trong Kinh Thánh, và tôi không nghĩ rằng bạn có thể tìm thấy bất cứ điều gì ở đó mà lại không chứa đựng và bao hàm trong Kinh Lạy Cha". Trong tâm tình chuẩn bị đón mừng mầu nhiệm Ngôi Hai Thiên Chúa xuống thế làm người và cũng là để đón mừng Năm Thánh về Lòng Chúa Thương Xót, chúng ta cùng tìm hiểu những lời cầu xin và nguồn ơn chúng ta đón nhận được khi tìm hiểu lời kinh mà Chúa Giêsu đã dạy cho chúng ta.
Lời cầu xin “nguyện Danh Cha cả sáng” nghĩa là gì?
Khi cầu xin “Danh Cha cả sáng”, chúng ta bước vào kế hoạch của Thiên Chúa. Danh Ngài - được mạc khải cho ông Môse, rồi trong Chúa Giêsu - được thánh hoá qua chúng ta và trong chúng ta, cũng như nơi mọi dân tộc và nơi từng con người.
  1. Hội Thánh xin gì khi cầu nguyện “Nước Cha trị đến”?
Hội Thánh xin cho Nước Thiên Chúa trị đến một cách dứt khoát qua việc Ðức Kitô trở lại trong vinh quang. Nhưng Hội Thánh cũng cầu xin cho vương quyền của Thiên Chúa ngày càng lớn lên trong hiện tại qua việc thánh hóa con người trong Chúa Thánh Thần, và nhờ sự cố gắng của họ trong việc phục vụ công lý và hòa bình theo các mối phúc. Lời cầu xin này là tiếng kêu xin Chúa Thánh Thần và của Hiền Thê: "Lạy Chúa Giêsu! xin hãy đến" (Kh 22,20).
  1. Tại sao chúng ta cầu xin: "Ý Cha thể hiện dưới đất cũng như trên trời"?
Ý muốn của Cha chúng ta là "tất cả mọi người được cứu độ" (1 Tm 2,3). Vì thế, Chúa Giêsu đã đến để chu toàn ý định cứu độ của Cha. Chúng ta cầu xin Thiên Chúa kết hợp ý muốn của chúng ta vào ý muốn Con của Ngài, theo gương của Ðức Trinh Nữ Maria và của các thánh. Chúng ta cầu xin cho ý định của Ngài được thực hiện trọn vẹn dưới đất như đã được thực hiện trọn vẹn trên trời. Chính nhờ lời cầu nguyện này mà chúng ta có thể "nhận ra ý muốn của Thiên Chúa" (Rm 12,2) và "kiên trì thi hành thánh ý" (Dt 10,36).
  1. Lời cầu "xin Cha cho chúng con hôm nay lương thực hằng ngày" có nghĩa gì?
Khi đọc “xin Cha cho chúng con”, trong sự hiệp thông với anh em, chúng ta nói lên lòng tín thác của người con thảo đối với Cha chúng ta trên trời. Từ “lương thực” chỉ thực phẩm vật chất cần thiết để nuôi sống thân xác; nhưng cũng còn có nghĩa là Bánh sự sống, đó là Lời Chúa và Mình Máu Thánh Chúa Kitô. Bánh này được lãnh nhận trong “ngày hôm nay” của Thiên Chúa như của nuôi dưỡng hết sức cần thiết và cốt yếu của Bàn Tiệc Nước Trời mà bí tích Thánh Thể là một sự tham dự trước.
  1. Vì sao chúng ta nói "xin tha nợ chúng con như chúng con cũng tha kẻ có nợ chúng con"?
Khi xin Thiên Chúa là Cha tha thứ cho chúng ta, chúng ta nhận biết mình là kẻ tội lỗi trước mặt Ngài. Nhưng đồng thời chúng ta cũng tuyên xưng lòng thương xót của Ngài, vì trong Chúa Con và qua các Bí tích, "chúng ta được ơn cứu chuộc, được thứ tha tội lỗi" (Cl 1, 14). Tuy nhiên, lời cầu xin của chúng ta chỉ có thể được nhậm lời, với điều kiện là, về phần chúng ta, chúng ta phải tha thứ trước.
  1. "Xin chớ để chúng con sa chước cám dỗ" nghĩa là gì?
Nghĩa là chúng ta cầu xin Thiên Chúa đừng để chúng ta đi theo con đường dẫn đến tội lỗi. Lời cầu xin này van xin Thần Khí ban ơn  phân định và sức mạnh; cũng cầu xin ơn tỉnh thức và bền đỗ đến cùng.
  1. Chúng ta lại kết thúc bằng lời cầu xin "nhưng cứu chúng con cho khỏi Sự Dữ"?
Sự Dữ muốn ám chỉ một nhân vật là Satan, kẻ đối nghịch với Thiên Chúa, "kẻ chuyên mê hoặc toàn thể nhân loại" (Kh 12,9). Ðức Kitô đã chiến thắng ma quỷ. Chúng ta cầu xin cho cả nhân loại được giải thoát khỏi Satan và mọi việc làm của nó. Chúng ta cũng cầu xin hồng ân quí giá là sự bình an và ân sủng để kiên trì chờ đợi Ðức Kitô lại đến, Ðấng giải thoát chúng ta khỏi sự Dữ cách dứt khoát.
Và cuối cùng, từ “Amen” nghĩa là gì?
Sau khi đọc kinh xong, bạn thưa “Amen”, nghĩa là “mong cho được như vậy”. Với từ cuối cùng này, như lời của thánh Cyrillo Giêrusalem, bạn đã đóng ấn mọi điều chứa đựng trong lời kinh này mà Thiên Chúa đã truyền dạy.

114.864864865135.135135135250


Chấm nối chấm - Thứ Bảy 17.9.2022 - Tâm hồn tôi thuộc loại đất nào

https://www.youtube.com/watch?v=BZtVxmIqK1g

Thập giá Đức Giêsu trên đồi Gôn-gô-tha là dấu chứng rõ ràng và mạnh mẽ nhất về một giao ước mà Thiên Chúa, ngay từ buổi đầu tạo dựng, những muốn cho con người được thông dự, để bước vào trong tương quan tình yêu của Người. Thế nên, chúng ta có thể