Kinh nghiệm quản lý ngân sách của Singapore

Tư vấn và Giải pháp Công nghệ Giới thiệu dịch vụ mới: Tư vấn và Giải pháp Công nghệ

Chúng tôi xin tự hào giới thiệu một gói dịch vụ mới, Tư vấn & Giải pháp Công nghệ với mục tiêu cải thiện các sản phẩm dịch vụ sẵn có, đồng thời cung cấp thêm cho quý khách hàng các dịch vụ chuyên nghiệp đa dạng hơn. Cùng với các dịch vụ Tư vấn Chuyển đổi số, Tư vấn & Giải pháp Công nghệ cung cấp các giải pháp số hoá toàn diện hơn cho quý khách hàng.

Năm ngân sách của Singapore bắt đầu từ 01/4 và kết thúc vào 31/3 năm sau.

Dự toán ngân sách nhà nước được trình lên Quốc hội vào khoảng tháng 9.

Các Nghị sỹ có 5 ngày để xem xét và đọc báo cáo về ngân sách, sau đó, các Nghị sỹ sẽ thảo luân về ngân sách trong 3 ngày.

Đến cuối ngày thứ 3 thì Bộ Trưởng Bộ tài chính sẽ giải trình và tiếp thu ý kiến của các Nghị sỹ.

Đến tháng 12,  dự toán ngân sách nhà nước được trình lên Nội Các.

Tháng 1, Nội Các sẽ xem xét thảo luận về dự toán ngân sách nhà nước.

Đến tháng 3 thì dự toán ngân sách nhà nước được trình lên Quốc hội để biểu quyết và sau đó Tổng thống phê chuẩn;

Sau khi Tổng thống phê chuẩn dự toán ngân sách nhà nước có giá trị pháp lý như một đạo luật ngân sách thường niên.

Quốc hội có 2 Uỷ ban để giám sát về ngân sách nhà nước:

Uỷ ban Tài khoản công:

Xem xét về quyết toán ngân sách nhà nước cùng với báo cáo của Tổng Kiểm toán Nhà nước.

Uỷ ban Tài khoản công có mối quan hệ chặt chẽ và khăng khít với Kiểm toán Nhà nước.

Nói cách khác, Uỷ ban tài khoản công của Quốc hội và Kiểm toán Nhà nước sẽ tiến hành kiểm toán và thẩm tra quyết toán ngân sách nhà nước để trình Quốc hội xem xét phê chuẩn quyết toán ngân sách nhà nước hàng năm..

Uỷ ban này thường tập trung vào những vấn đề bất thường, những sai phạm, không phù hợp với mục tiêu ngân sách ban đầu đưa ra.

Khi Singapore chuyển sang quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra thì công việc của Uỷ ban này và của Tổng Kiểm toán Nhà nước không chỉ là việc chỉ ra những sai phạm, mà điều quan trọng hơn là cần đánh giá tính hiệu quả của quản lý ngân sách nhà nước.

Uỷ ban Dự toán:

Sẽ xem xét dự toán chi tiêu của Chính phủ và đánh giá các báo cáo chi tiêu ngân sách định kỳ 6 tháng của các Bộ.

Uỷ ban Dự toán có mối quan hệ khăng khít và chặt chẽ với Bộ Tài chính.

Khi Singapore chuyển sang quản lý ngân sách theo kết quả đầu ra thì Uỷ ban này chú trọng vào việc phân tích các chính sách vĩ mô, mà không đi vào chi tiết dự toán chi tiêu của các Bộ như trước nữa.

Các Nghị sỹ trong Uỷ ban Dự toán phát biểu và tranh lụân nhiều hơn về các chính sách, chương trình, mục tiêu của từng Bộ, dưới góc độ chính sách và trên phạm vi tổng thể, có quyền chất vấn các Bộ trưởng và tiến hành điều chỉnh ngân sách giữa các Bộ đến mức tối thiểu là 100 đô la Singapore, đề xuất ưu tiên ngân sách cho các nhịêm vụ và lĩnh vực trọng tâm.

Uỷ ban Dự toán tiến hành bỏ phiếu về ngân sách cho từng Bộ theo 2 lần:

Bỏ phiếu lần 1:

Mục đích là xem xét cắt giảm hoặc điều chỉnh bao nhiêu ngân sách đối với từng Bộ.

Bỏ phiếu lần 2:

Mục đích là quyết định số ngân sách mới cho từng Bộ sau khi đã cắt giảm và điều chỉnh.

Uỷ ban Dự toán sẽ báo cáo về ngân sách mới cho từng Bộ lên Quốc hội và Quốc hội sẽ tiến hành biểu quyết chung.

Khi Quốc hội không thông qua dự toán ngân sách nhà nước thì Chính phủ được phép sử dụng khoản tiền nhưng không quá nửa số ngân sách của năm trước.

Trường hợp có chi tiêu đột xuất phát sinh trong năm tài chính, Chính phủ lập dự toán ngân sách bổ sung và trình Quốc hội.

Dự toán ngân sách bổ sung cũng được xem xét thông qua giống như khi xem xét dự toán ngân sách chính thức.

Nguồn: Trang web của Thường vụ Quốc hội

Tiếp tục chương trình trong khuôn khổ chuyến thăm cấp Nhà nước tới Singapore của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc từ ngày 24-26/2, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng đã có buổi làm việc với Cơ quan phát triển chính phủ số của Singapore [GovTech].

Tại buổi làm việc, ông FengJi Sim - Phó Quốc vụ khanh phụ trách phát triển chính phủ số và quốc gia thông minh của Singapore đã chia sẻ kinh nghiệm về xây dựng tổ chức bộ máy, phương thức triển khai, quản lý giám sát các hệ thống, nền tảng số của các cơ quan chính phủ, các ứng dụng cho một số lĩnh vực kinh tế như xây dựng, giao thông, logistics, tài chính ngân hàng...

Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam Nguyễn Mạnh Hùng làm việc với Cơ quan phát triển chính phủ số của Singapore 

Với vai trò, tính chất, tầm quan trọng của các hệ thống/nền tảng phục vụ chính phủ số, để đảm bảo khả năng kiểm soát, quản lý, phát triển hiệu quả, lâu dài theo chiến lược của chính phủ, ông Li Hongyi, Phó Tổng giám đốc GovTech đã chia sẻ kinh nghiệm trong việc chính phủ đầu tư xây dựng lực lượng mạnh về công nghệ, thuộc GovTech, để tự triển khai thiết kế, nghiên cứu, phát triển các giải pháp, nền tảng số.

Chính phủ Singapore đã ưu tiên dành ngân sách và tạo cơ chế thuận lợi để GovTech đủ năng lực xây dựng, quản lý các nền tảng số phù hợp với thực tiễn hệ thống chính trị - hành chính của đất nước.

Singapore đã thành công triển khai nhiều nền tảng số phục vụ các cơ quan chính phủ, đáp ứng nhu cầu của người dân và doanh nghiệp. Đặc biệt, nền tảng hỗ trợ xây dựng các biểu mẫu của hệ thống hành chính [FormSG] đã tạo ra sự chuyển đổi mang tính đột phá, tiết kiệm thời gian và nguồn lực rất lớn, nâng cao hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính.

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đã chia sẻ một số ưu tiên và chính sách lớn của Việt Nam về chuyển đổi số và phát triển chính phủ số. Hai bên đã thống nhất sẽ triển khai một số chương trình hợp tác cụ thể ngay trong năm 2022.

Trần Thường từ Singapore

Bộ trưởng Thông tin và truyền thông Việt Nam và Bộ trưởng Bộ Truyền thông và Thông tin Singapore đã trao đổi về tình hình phát triển, các chính sách lớn của mỗi nước về phát triển kinh tế số và chuyển đổi số.

Báo VietNamNet xin giới thiệu toàn văn phát biểu của Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng tại lễ kỷ niệm 20 năm Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam, ngày 2/12.

Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng muốn VINASA sẽ bắt kịp những chuyển dịch quan trọng trong lĩnh vực công nghệ số để có khởi tạo mới, định hướng mới cho các doanh nghiệp phần mềm và dịch vụ CNTT.

Văn phòng Chủ tịch nước chiều nay đã tổ chức họp báo công bố Lệnh của Chủ tịch nước công bố các luật được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 4, trong đó có Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tần số vô tuyến điện.

Phó Cục trưởng Cục Trẻ em Nguyễn Thị Nga cho biết, hầu hết trẻ em bị xâm phạm trên không gian mạng đều không tiết lộ ai là thủ phạm, nguyên nhân việc này là do sợ hậu quả.

Số lượng thuê bao 5G trong khu vực Đông Nam Á và Châu Đại Dương sẽ cán mốc 30 triệu thuê bao vào năm nay và đạt khoảng 620 triệu thuê bao vào cuối năm 2028.

Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng trao quyết định điều động Tổng biên tập báo VietNamNet Phạm Anh Tuấn giữ chức vụ Cục trưởng Cục Thông tin đối ngoại kể từ tháng 12/2022.

Một giải pháp sẽ được Bộ TT&TT triển khai về hoạt động quảng cáo trên mạng là công khai các nhãn hàng, đại lý quảng cáo, nền tảng phát hành quảng cáo và trang thông tin điện tử vi phạm.

Trong giai đoạn 2022 - 2025 Đà Nẵng cần bổ sung tối thiểu 7.500 nhân lực công nghệ thông tin/năm; giai đoạn 2026 - 2030, con số này là 8.000 nhân lực/năm.

Theo cơ quan chức năng, Nờ Ô Nô đã có hành vi cung cấp chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự nhân phẩm của cá nhân.

Với số lượng huy chương và thành tích đạt được trong các kỳ thi tin học văn phòng, học sinh, sinh viên Việt Nam đang ngày càng trở thành đối thủ đáng gờm trong mắt bạn bè quốc tế.

Video liên quan

Chủ Đề