Kỹ sư an ninh mạng là gì năm 2024

Ngành An ninh mạng là chuyên ngành được quan tâm đặc biệt trong nhiều năm trở lại đây. Vậy An ninh mạng học gì? Hướng đi nào cho 2K5 khi lựa chọn chuyên ngành này?

An ninh mạng [Tên Tiếng Anh: Cybersecurity] được xem ngành chuyên bảo vệ các mạng thông tin và máy tính khỏi nguy cơ bị xâm nhập và trộm cắp các thông tin bảo mật. Hiện nay, hầu hết mọi người đều sử máy tính và internet vào các công việc như trao đổi thông tin online, mua sắm trực tuyến hay, giải trí, hay thậm chí là các trang thanh toán trực tuyến, v.v… Để phục vụ mục đích này, các thông tin cá nhân của người dùng hầu như được cung cấp và lưu trữ trên các hệ thống mạng mà người dùng sử dụng.

Chính vì thế, nhiệm vụ của người làm trong ngành An ninh mạng là phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và ứng phó các cuộc tấn công đánh cắp dữ liệu của các đối tượng xấu bằng cách bảo vệ được các hệ điều hành không bị xâm nhập bởi những yếu tố đáng ngờ. Các chuyên gia An ninh mạng cần phải tạo ra các “bức tường” vững chắc để có thể chống lại không chỉ những tấn công từ bên ngoài mà còn từ bên trong.

Đây cũng cũng chính là lý do khiến chuyên ngành An ninh mạng của khối ngành Công nghệ Thông tin được ưu tiên tìm kiếm và lựa chọn.

Định nghĩa cơ bản về ngành An ninh mạng.

2. Ngành An ninh mạng học gì?

Chương trình đào tạo An ninh mạng đào tạo các cử nhân thực hành có kiến thức chung về ngành An ninh mạng; có kỹ năng cơ bản để vận dụng trong an ninh mạng; có khả năng học tập, thích ứng với môi trường kinh doanh trong điều kiện hội nhập quốc tế.

Các học phần của chuyên ngành An ninh mạng bao gồm:

  • Thiết kế web
  • Hệ điều hành Linux
  • Hỗ trợ kỹ thuật công nghệ thông tin
  • Lập trình Python 1
  • Cisco 2
  • Quản trị máy chủ Windows 1
  • Quản trị máy chủ Linux 1
  • Hacker mũ trắng
  • Pháp y máy tính
  • Quản trị Website
  • Đồ án Bảo mật mạng
  • Đồ án Kiểm thử xâm nhập

Trọng tâm của chuyên ngành học là những kiến ​​thức, kỹ năng cần thiết cho các vị trí trong lĩnh vực An ninh mạng.

Ngành An ninh mạng học gì?

3. Các kỹ năng cần thiết để làm việc trong Ngành An ninh mạng

Chính vì sự quan trọng của ngành, sinh viên học ngành An ninh mạng cần phải nắm bắt kiến ​​thức toàn diện từ máy tính phần cứng đến phần mềm và kể cả mạng thiết bị. Ngoài ra, người theo đuổi ngành học này còn cần các tố chất:

3.1 Tỉ mỉ và có tinh thần tự học

Muốn trở thành một chuyên gia An ninh mạng thực thụ, sinh viên sẽ phải thực hiện các công việc như: Bảo đảm sự ổn định của hệ thống tường lửa, phát hiện và sửa lỗi trên mạng hệ thống, kiểm tra đồng thời và giám sát toàn bộ hệ thống để phát hiện những tấn công trái phép từ bên ngoài. Chính vì vậy, họ không chỉ ‘biết tuốt’, mà cần phải cực kì tỉ mỉ, chi tiết để tìm ra những sai sót từ nhỏ nhất của cả hệ thống.

Nếu không biết tự học, tự cập nhật kiến ​​thức mới, đặc biệt như trong thời đại phát triển mạnh mẽ như hiện nay, sinh viên sẽ nhanh chóng bị đào thải ra khỏi ngành. Bởi, gắn liền với sự phát triển của công nghệ chính là sự xâm nhập trái phép ngày càng tinh vi của các hacker. Vì vậy , các chuyên gia An ninh mạng phải luôn cập nhập để ứng phó kịp thời với tình hình hay những sự cố bất ngờ.

3.2 Yêu nghề và đam mê với nghề

Trong bất cứ ngành nghề nào cũng đòi hỏi người làm phải có sự đam mê, sự yêu thích, lòng nhiệt thành. Bởi lẽ, nếu không có đam mê, bạn khó có thể theo đuổi được lâu dài, khó có thể dồn hết tâm huyết và sức lực cho công việc.

Đặc biệt, An ninh mạng là công việc luôn có những cố bất ngờ ập đến, bắt buộc bạn phải hy sinh thời gian, công sức của mình. Nếu không có sự yêu nghề thì bạn khó có thể có tinh thần làm việc tích cực.

Các kỹ năng cần thiết để làm việc trong Ngành An ninh mạng.

3.3 Cẩn trọng, trung thực

Khi được nhận công việc An ninh mạng là khi bạn đã nắm trong những mạch máu sống còn, bạn hẳn phải được tin tưởng để trao quyền truy cập đến mọi tầng thông tin của công ty/doanh nghiệp/tổ chức. Nếu không trung thực, thật thà thì bạn khó làm được ngành nghề này. Bạn có thể vi phạm pháp lý nếu thực hiện chiêu trò đánh cắp thông tin hay rò rỉ thông tin bảo mật ra bên ngoài.

Cẩn thận cũng là một yếu tố cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực An ninh mạng bởi chỉ cần một sai lầm nhỏ, bạn có thể làm mất dữ liệu của một vài đường truyền, nhưng nếu sai lầm lớn bạn có thể làm mất dữ liệu của cả một hệ thống.

3.4 Phối hợp ăn ý cùng Teamwork

Tinh thần đồng đội cực kỳ cần thiết, bởi trong một doanh nghiệp đôi khi lỗi hệ thống đến dồn dập. Bạn phải có sự gắn kết giữa mọi người để giải quyết từng bước và chịu được áp lực -sự thúc giục của mọi người để sửa lỗi kịp thời.

Với những đặc thù riêng và những yêu cầu của ngành An ninh mạng, buộc người học phải có kiến thức từ cơ bản đến nâng cao. Tuy nhiên, nếu bạn không có những năng khiếu trời cho thì bạn hoàn toàn có thể bù lại bằng sự đam mê, siêng năng và chăm chỉ. Bởi không có thành công nào là không đi qua chông gai. Hãy theo đuổi đam mê thành công sẽ theo đuổi bạn!

4. Các vị trí công việc phổ biến trong Ngành An ninh mạng

Với nhu cầu bảo mật ngày càng cao như hiện nay của các tổ chức, doanh nghiệp. An ninh mạng không chỉ là vấn đề riêng của lĩnh vực Công nghệ Thông tin mà là của rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay nguồn nhân lực của hệ thống này còn rất thấp.

Sinh viên học an ninh mạng sẽ có các kiến ​​thức chuyên môn và kỹ năng để tham gia vào các vị trí nghề nghiệp an ninh mạng như:

  • Bảo mật cơ sở dữ liệu, an ninh mạng
  • Kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin
  • Chuyên viên công nghệ thông tin
  • Kỹ sư mạng
  • Phân tích an ninh mạng
  • Kiểm tra xâm nhập
  • Chuyên viên quản trị hệ thống
  • Tư vấn an ninh
  • Phân tích pháp y máy tính – điều tra số
  • Kỹ sư bảo mật
  • Chuyên viên phản hồi sự cố
  • Lập trình viên phát triển phần mềm bảo mật
  • Chuyên viên kiểm tra thâm nhập
  • Kiến trúc sư bảo mật
  • Quản trị viên hệ thống an ninh
  • Giám đốc thông tin an ninh

Các vị trí công việc phổ biến trong Ngành An ninh mạng.

5. Xu hướng nghề nghiệp năm 2023 của ngành An ninh mạng

Xuất phát từ nhu cầu cũng như lợi ích mang lại, An ninh mạng là một trong những ngành phát triển và “hot” nhất trên thị trường việc làm hiện nay. Nhu cầu về công việc an ninh mạng đã tăng lên đáng kể trong vài năm qua.

Tuy nhiên, nguồn nhân lực hiện nay của ngành học An ninh mạng này vẫn đang trong tình trạng “khan hiếm”. Vậy nên, sau khi tốt nghiệp chuyên ngành an ninh mạng, sinh viên sẽ không phải quá lo lắng thất nghiệp vì cơ hội làm việc có rất nhiều lĩnh vực và vị trí khác nhau cùng mức thu nhập hấp dẫn.

Chính vì thế, từ những tiềm năng vượt trội này, ngành An ninh mạng đang trở thành xu hướng trong tương lai.

Xu hướng nghề nghiệp năm 2023 của ngành An ninh mạng.

6. Học An ninh mạng ở đâu?

Chuyên ngành An ninh mạng thuộc khối ngành Công nghệ Thông tin của Cao đẳng Sài Gòn - SaigonTech được đa số các bạn trẻ thuộc thế hệ GENZ lựa chọn. Chương trình đào tạo Cử nhân thực hành Công nghệ thông tin đã được thiết kế nhằm đáp ứng những yêu cầu phát triển của ngành này, đáp ứng nhu cầu trong hiện tại và nâng cấp phù hợp với xu thế phát triển trong tương lai. Chương trình học cập nhật các nội dung mới nhất về công nghệ trong cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0.

Sinh viên Công nghệ thông tin của Cao đẳng Sài Gòn sẽ học tập thông qua trải nghiệm gắn với các dự án thực tế tại Trường và tham gia các dự án thực tại các doanh nghiệp/tổ chức mà Trường đã liên kết hợp tác trong các kỳ thực tập, kiến tập.

Định vị của các GENZ khi tham gia học tập tại SaigonTech là khả năng làm việc toàn cầu và tham gia vào lực lượng các chuyên gia trong ngành CNTT trên thế giới. Cùng chương trình đào tạo hàng đầu còn có những điều kiện phát triển kỹ năng mềm, phát huy sở trường, thế mạnh của mình. Đây là một cơ hội lớn cho các bạn trẻ khi muốn gia nhập vào ngành học “Vua” này.

Học An ninh mạng ở đâu?

Hình thức tuyển sinh: Xét tuyển.

Cao đẳng chính quy: Chỉ cần tốt nghiệp THPT [hoặc tương đương].

Cao đẳng 9+: Tốt nghiệp THCS hoặc chưa hoàn thành chương trình lớp 10, lớp 11 hoặc lớp 12.

Đặc biệt, Nhà trường có nhiều chính sách về học phí, học bổng dành cho tân sinh viên khi nhập học tại trường trong năm học 2023 – 2024.

Chủ Đề