Làm thế nào để hạn chế các tranh chấp khi ký kết hợp đồng

Các vấn đề cần làm rõ khi giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại

Để giải quyết các tranh chấp thương mại trong hoạt động kinh doanh nói chung và trong thương mại quốc tế nói riêng, cần phải làm rõ các vấn đề sau đây:

1.Xác định nguồn luật áp dụng cho hợp đồng thương mại quốc tế

  • Quy định rõ ràng trong hợp đồng về điều khoản luật áp dụng. Nếu hợp đồng đã ký kết thì ký thêm biên bản bổ sung, thống nhất về nguồn luật áp dụng. Nguồn luật áp dụng, phải là nguồn luật mà DN quen thuộc nhất, phù hợp nhất và nghiên cứu kỹ.
  • DN cần nghiên cứu kỹ các quy định của pháp luật về hợp đồng thương mại, xác định rõ nghĩa vụ của các bên. Đặc biệt là nghiên cứu về chế tài khi vi phạm hợp đồng thương mại; cần phải xem xét tổng thể về nội dung, điều kiện áp dụng và các nghĩa vụ có liên quan đến các chế tài đó.
  • Tiến hành so sánh, đối chiếu các quy định giữa các nguồn luật để tìm ra những điểm tích cực, hạn chế. Trong trường hợp cụ thể sẽ áp dụng nguồn luật nào là có lợi cho DN.

2.Khi có hành vi vi phạm xảy ra cần xác định đúng tính chất của hành vi đó

Ứng với mỗi hành vi vi phạm trong hợp đồng thương mại sẽ có những chế tài áp dụng tùy theo tính chất của hành vi vi phạm là cơ bản hay không cơ bản. “Vi phạm cơ bản là vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng” [Điều 3, Khoản 13, Luật Thương mại Việt Nam năm 2005]. Một trong các chế tài mà các bên có thể áp dụng khi xảy ra hành vi vi phạm cơ bản là hủy hợp đồng.

Trong giải quyết tranh chấp kinh doanh thương mại, việc xác định tính chất của hành vi vi phạm sẽ giúp các chủ thể áp dụng được đúng và đủ các chế tài cần thiết để đảm bảo quyền lợi của mình trong cả trường hợp bị vi phạm hay vi phạm hợp đồng thương mại.

Các chủ thể cần phải:

  • Nghiên cứu kỹ càng điều khoản có liên quan trong hợp đồng như điều khoản về hàng hóa, điều khoản về số lượng, phẩm chất hàng hóa,…
  • Xác định rõ quyền và nghĩa vụ của bên bán và bên mua theo quy định của hợp đồng và pháp luật. Đối chiếu, so sánh giữa hành vi vi phạm với các quy định trên để xác định hành vi vi phạm là cơ bản hay không cơ bản, hành vi có nằm trong phạm vi được miễn trách hay không,…
  • Quý khách cũng nên sử dụng các biện pháp chứng minh hành vi vi phạm có giá trị pháp lý [như giám định của cơ quan có thẩm quyền,…] để có căn cứ pháp lý vững chắc. Đồng thời, việc thu thập các chứng cứ, giấy tờ có liên quan để có cơ sở chứng minh được hành vi vi phạm và các thiệt hại có liên quan là điều rất cần thiết. Đặc biệt, Quý khách tuyệt đối không được dựa vào “kinh nghiệm” hay “phán đoán” mang tính chất chủ quan để xác định tính chất của hành vi vi phạm.

Khi áp dụng các chế tài khi vi phạm hợp đồng, Quý khách phải thực hiện các nghĩa vụ cần thiết kèm theo như: nghĩa vụ thông báo cho bên vi phạm, hạn chế tổn thất, bảo lưu quyền đòi bồi thường với bên thứ ba… Nếu không thực hiện các nghĩa vụ này, quý khách có thể sẽ mất quyền khiếu nại, áp dụng các chế tài, thậm chí còn trở thành người vi phạm từ vị trí của người bị vi phạm.

Quý khách có thể liên hệ trực tiếp đến Công ty luật Ánh Sáng Việt hoặc liên hệ vào số hotline của công ty: 0988975005 để được tư vấn miễn phí, hỗ trợ giải quyết tranh chấp hợp đồng thương mại nhanh nhất.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN PHÁP LUẬT, QUÝ KHÁCH VUI LÒNG LIÊN HỆ

Luôn tận tâm vì bạn!

Các biện pháp xử lý vi phạm hợp đồng đang là một vấn đề được các bên tham gia giao kết hợp đồng vô cùng quan tâm. Trên thực tế, không ít trường hợp vì VI PHẠM HỢP ĐỒNG đã khiến cho mục đích hợp đồng không thể đạt được, thậm chí còn ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp cho các bên tham gia giao kết hợp đồng. Bài viết dưới đây sẽ tư vấn cho quý khách về vấn đề trên.

Các biện pháp xử lý vi phạm hợp đồng

>> Xem thêm: Cách Xử Lý Khi Nhà Thầu Vi Phạm Hợp Đồng Không Bàn Giao Mặt Bằng Đúng Hạn

Thế nào là vi phạm hợp đồng?

Trong hệ thống pháp luật nước ta, khái niệm vi phạm hợp đồng chưa được giải thích cụ thể, tuy nhiên, nhiều đạo luật như Bộ luật dân sự năm 2015 và Luật thương mại đã sử dụng thuật ngữ vi phạm hợp đồng với cách hiểu tương đối thống nhất. Vi phạm hợp đồng là việc một bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ theo thỏa thuận giữa các bên hoặc theo các quy định của pháp luật.

Các dạng vi phạm hợp đồng

Vi phạm về chủ thể

Dạng vi phạm hợp đồng này thường được thể hiện qua các trường hợp và nguyên nhân sau:

  • Không chịu thực hiện hợp đồng hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng mà không giải thích rõ lý do cho bên kia [hợp đồng chưa được bên nào thực hiện].
  • Không chịu thực hiện nghĩa vụ hợp đồng mặc dù đã hưởng các quyền lợi từ hợp đồng. Chẳng hạn như vay tiền sau khi nhận được tiền vay thì sau đó không thực hiện nghĩa vụ trả tiền.
  • Không thực hiện đúng, đầy đủ các thỏa thuận ghi trong hợp đồng [mặc dù có thực hiện hợp đồng].

Các biện pháp xử lý vi phạm hợp đồng

Vi phạm quy định của pháp luật khi ký kết, thực hiện hợp đồng

Dạng vi phạm hợp đồng này thường được thể hiện qua các trường hợp và nguyên nhân sau:

  • Giao kết hợp đồng không đúng đối tượng chủ thể. Nghĩa là người tham gia giao kết không có tư cách để ký kết hợp đồng
  • Giao kết hợp đồng không tuân thủ hình thức hợp đồng đã được pháp luật quy định. Việc vi phạm thể hiện ở chỗ những hợp đồng bắt buộc phải làm thành văn bản, phải công chứng, phải chứng thực nhưng lại không thực hiện đúng.
  • Đối tượng giao kết hợp đồng bị pháp luật cấm. Nhiều trường hợp các bên tham gia ký kết không am hiểu những hàng hóa hoặc các giao dịch bị pháp luật cấm hoặc hạn chế nên vẫn ký kết dẫn đến hợp đồng bị vô hiệu.
  • Hợp đồng thể hiện rõ ràng và thiếu các nội dung cơ bản của hợp đồng này.
  • Nội dung hợp đồng do các bên ký kết không bảo đảm các nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, trung thực. Trường hợp này xác định do một hoặc nhiều bên đã có sự lừa dối hoặc có thủ đoạn ép buộc bên kia giao kết với nội dung áp đặt nhằm tạo lợi thế tuyệt đối cho mình.

>> Xem thêm: Cách Xác Định Thiệt Hại Khi Đối Tác Vi Phạm Hợp Đồng Thương Mại

Hậu quả pháp lý của hành vi vi phạm hợp đồng

Bồi thường thiệt hại

Điều 419 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

  • Thiệt hại được bồi thường do vi phạm nghĩa vụ theo hợp đồng được xác định theo quy định tại khoản 2 Điều này, Điều 13 và Điều 360 của Bộ luật này.
  • Người có quyền có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà lẽ ra mình sẽ được hưởng do hợp đồng mang lại. Người có quyền còn có thể yêu cầu người có nghĩa vụ chi trả chi phí phát sinh do không hoàn thành nghĩa vụ hợp đồng mà không trùng lặp với mức bồi thường thiệt hại cho lợi ích mà hợp đồng mang lại.
  • Theo yêu cầu của người có quyền, Tòa án có thể buộc người có nghĩa vụ bồi thường thiệt hại về tinh thần cho người có quyền. Mức bồi thường do Tòa án quyết định căn cứ vào nội dung vụ việc.

Phạt vi phạm hợp đồng

Điều 418 Bộ luật Dân sự 2015 quy định:

  • Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.
  • Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
  • Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.

Phạt vi phạm hợp đồng

>> Xem thêm: Cách Tính Mức Bồi Thường Thiệt Hại Do Vi Phạm Hợp Đồng

Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.

Như vậy, việc phạt vi phạm chỉ đặt ra nếu có sự thỏa thuận của các bên chủ thể trong hợp đồng. Có thể hiểu, nếu trong hợp đồng không có ghi nhận về vấn đề phạt vi phạm thì bên bị vi phạm không có quyền yêu cầu phạt vi phạm hợp đồng đối với bên vi phạm. Còn đối với bồi thường thiệt hại trong hợp đồng dân sự, cho dù các bên có thỏa thuận hay không, thì khi xảy ra thiệt hại, bên gây thiệt hại vẫn phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Các biện pháp xử lý khi vi phạm hợp đồng

Để có thể xử lý có hiệu quả các vi phạm hợp đồng khi xảy ra, tùy theo tính chất sự việc, bạn có thể tiến hành một hoặc các biện pháp sau:

Thương lượng – hòa giải

Việc thương lượng – hòa giải nhìn chung luôn được khuyến khích khi xảy ra bất cứ một vụ tranh chấp hợp đồng nào nhằm giải quyết một cách nhẹ nhàng nhất vụ việc. Việc thương lượng hòa giải có thể do các bên chủ động gặp gỡ nhau để giải quyết nhưng nhiều trường hợp phải do Tòa án hoặc cơ quan Trọng tài thương mại hòa giải.

>>> Xem thêm: Nguyên tắc giải thích khi hợp đồng có điều khoản không rõ ràng

Yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài thương mại giải quyết

Việc yêu cầu Tòa án hoặc Trọng tài thương mại giải quyết là biện pháp cần thiết và hữu hiệu khi không còn biện pháp nào có thể làm thay đổi được tình hình bởi các cơ quan này, nhất là Tòa án, là các cơ quan có thẩm quyền ra các phán quyết bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của bên vi phạm các phán quyết này có hiệu lực pháp lý cao và có tính bắt buộc.

Đơn phương hủy bỏ hoặc đình chỉ thực hiện hợp đồng

Đây là biện pháp bất đắc dĩ sau khi đã thương lượng hòa giải không được nhưng nhằm hạn chế hoặc không để gây ra hậu quả xấu hơn nếu tiếp tục thực hiện hợp đồng trong khi phía bên kia không chấm dứt việc vi phạm hợp đồng hoặc thiếu thiện chí để giải quyết hậu quả của việc vi phạm hợp đồng. Tuy nhiên cũng cần hết sức cân nhắc thận trọng để tránh nóng vội không cần thiết.

Yêu cầu Cơ quan điều tra, Viện Kiểm sát xem xét khởi tố vụ án hình sự

Đây là biện pháp cứng rắn được áp dụng nếu bên đối tác có dấu hiệu chiếm đoạt tài sản khi ký kết hoặc trong quá trình thực hiện hợp đồng bằng hành vi lừa đảo hoặc lạm dụng tín nhiệm.

Trên đây là bài viết về các trường hợp vi phạm hợp đồng, đặc biệt là các biện pháp xử lý vi phạm hợp đồng. Nếu quý khách còn có thắc mắc liên quan đến bài viết hoặc cần hỗ trợ TƯ VẤN VỀ HỢP ĐỒNG, hãy liên hệ với chúng tôi qua HOTLINE 1900.63.63.87 để được hỗ trợ và tư vấn.

Video liên quan

Chủ Đề