Làm thế nào để tạo ra lợi thế cạnh tranh

Lợi thế cạnh tranh là gì? Giải pháp tạo lợi thế cạnh tranh của DN & ví dụ

Trong cuộc cách mạng khoa học công nghệ đang phát triển với tốc độ vũ bão như hiện nay đã đưa tới những sự đột biến trong việc tăng trưởng kinh tế mỗi quốc gia cũng như xã hội loài người bước sang một ký nguyên mới - kỷ nguyên văn minh trí tuệ. Để tồn tại và phát triển thì đòi hỏi cách doanh nghiệp, các tổ chức phải tao ra cho riêng mình những lợi thế cạnh tranh khác biệt. Vậy bạn đã thực sự hiểu lợi thế cạnh tranh là gì chưa? Bằng cách nào doanh nghiệp có thể tạo ra lợi thế cạnh tranh? Nếu vẫn chưa, bài viết này sẽ thực sự hữu ích dành cho bạn!

Lợi thế cạnh tranh là gì?

Khái niệm cạnh tranh

Cạnh tranh là một khái niệm thường được sử dụng trong khoa học kinh tế và được hiểu là sự ganh đua giữa những đối thủ để dành một nhân tố sản xuất hoặc thị phần để nâng cao vị thế của mình ở trên thương trường.

Sự cạnh tranh trong doanh nghiệp là một tín hiệu tốt vì nó sẽ giúp cho họ không ngừng nỗ lực để giúp nâng cao chất lượng sản phẩm - dịch vụ,... để từ đó có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Đặc biệt cả người tiêu dùng và toàn bộ nền kinh tế của một quốc gia cũng sẽ nhận được khá nhiều lợi ích liên quan.

Khái niệm lợi thế cạnh tranh

Theo Michael E.Porter, lợi thế cạnh tranh [Competitive Advantage] xuất phát chủ yếu từ giá trị mà doanh nghiệp có thể tạo ra cho khách hàng. Lợi thế có thể ở dưới dạng giá cả thấp hơn đối thủ cạnh tranh hoặc việc cung cấp những lợi ích vượt trội so với đối thủ khiến người mua chấp nhận chi trả với một mức giá cao hơn.

Hiểu đơn giản, lợi thế cạnh tranh là điểm vượt trội của doanh nghiệp/ tổ chức so với đối thủ của họ. Một doanh nghiệp khi có lợi thế cạnh tranh thì họ sẽ làm được nhiều điều mà những doanh nghiệp khác không thể làm được hoặc là sở hữu một thứ gì đó làm cho những doanh nghiệp khác mong muốn, ao ước có được. Lợi thế cạnh tranh cho phép các doanh nghiệp cung cấp cho thị trường mục tiêu một sản phẩm hoặc dịch vụ có giá trị cao hơn các đối thủ cạnh tranh trong ngành. Về lâu dài, điều này nâng cao vị thế của doanh nghiệp trong ngành của họ và thúc đẩy doanh số bán hàng lớn hơn các đối thủ cạnh tranh.

Lợi thế cạnh tranh có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, từ xây dựng thương hiệu đến mạng lưới phân phối được thiết kế thông minh. Thông thường, có nhiều yếu tố kết hợp để doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranh, chẳng hạn như:

  • Chất lượng sản phẩm
  • Định giá chiến lược
  • Dịch vụ khách hàng
  • Định vị thị trường
  • Mạng lưới phân phối
  • Đổi mới và tiếp cận công nghệ mới
  • ...


Khái niệm lợi thế cạnh tranh là gì

Xem thêm:

Mẫu đề tài luận văn thạc sĩ quản trị kinh doanh mới nhất [ Update 2021]

Lợi thế cạnh tranh bắt nguồn từ đâu?

Sự thay đổi của nguồn lực bên ngoài

Nhu cầu của người dùng sẽ thay đổi từng ngày, sự thay đổi về giá, về yếu tố công nghệ và nhiều yếu tố khác sẽ tạo nên lợi thế cạnh tranh giữa những công ty kinh doanh cùng một sản phẩm - dịch vụ.

Ví dụ: Với nhu cầu được sử dụng điện thoại cảm ứng, Apple và Samsung đã vượt qua Nokia trên thị trường điện thoại Smartphone. Samsung thành công nhờ việc đi lên từ những dòng sản phẩm sử dụng hệ điều hành Android của Google. Còn Iphone sử dụng hệ điều hành IOS.

Sự đáp ứng lại đối với các thay đổi

Lợi thế cạnh tranh cũng có nguồn gốc từ những phản ứng hiệu quả của doanh nghiệp đối với những yếu tố ở bên ngoài. Việc các yếu tố bên ngoài và việc chúng ta có thể có những phản ứng bắt kịp được sự thay đổi đó thì điều đó có nghĩa là chúng ta đã tự tạo được cho mình lợi thế cạnh tranh.

Ví dụ: Khi những chiếc Iphone 4 của Apple xuất hiện thì Samsung cũng nhanh chóng đưa ra mẫu Galaxy S II và tạo sự thành công lớn. Trong khi đó cùng năm thì Nokia cũng cho ra đời N9 nhưng không tạo được tiếng vang như là Galaxy S.

Lợi thế cạnh tranh từ sự đổi mới

Đó là những sự thay đổi xuất phát từ trong công ty, doanh nghiệp kinh doanh. Cụ thể là những ý tưởng mới, những sản phẩm mới để tạo ra lợi thế cạnh tranh vượt bậc so với đối thủ. Doanh nghiệp có thể lựa chọn các hình thức tạo sản phẩm mới, phong cách phục vụ mới hay gia tăng số lượng các cửa hàng,...

Ví dụ: Hiểu rõ được nhu cầu sử dụng lớn của những dòng Smartphone của khách hàng. Thì ngoài những dòng sản phẩm phục vụ cho phân khúc cao cấp, Samsung còn đưa ra chiến lược ra mắt hàng loạt những dòng Smartphone giá rẻ những Samsung Galaxy Y, Y pro, W,... để phục vụ cho tầng lớp khách hàng có thu nhập trung bình nhưng có nhu cầu muốn dùng Smartphone.


Lợi thế cạnh tranh bắt nguồn từ đâu?

Hiện tại, Luận Văn 2S đang cung cấp DỊCH VỤ VIẾT THUÊ LUẬN VĂN THẠC SĨ đối với tất cả các ngành học nói chung và luận văn thạc sĩ ngành kinh tế nói riêng. Nếu như bạn gặp khó khăn với bài luận của mình, hãy chia sẻ với chúng tôi nhé. Chi tiết dịch vụ làm luận văn thuê XEM TẠI ĐÂY

Giải pháp tạo lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp là gì?

Tạo lợi thế cạnh tranh là mục tiêu của bất kỳ doanh nghiệp nào. Một doanh nghiệp có thể tạo ra và duy trì lợi thế cạnh tranh, thì doanh nghiệp đó có thể định vị mình như một người dẫn đầu thị trường. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra nhiều doanh thu hơn và tỷ suất lợi nhuận tiềm năng cao hơn. Dưới đây là các phương pháp mà Michael Porter đưa ra để tạo lợi thế cạnh tranh:

Sự khác biệt [Product Differentiation]

Để vượt trội so với đối thủ cạnh tranh, sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp phải cung cấp giá trị vô song cho đối tượng mục tiêu của bạn. Để làm tốt điều này, doanh nghiệp cần phải hiểu sâu sắc về chân dung khách hàng mục tiêu của mình. Doanh nghiệp phải xác định chính xác những gì họ muốn hoặc cần và làm thế nào những dịch vụ của bạn có thể đáp ứng các nhu cầu của khách hàng. Nhiều doanh nghiệp thực hiện chiến lược khác biệt hóa bằng cách làm như sau:

  • Cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ chất lượng cao hơn
  • Tạo thương hiệu đặc biệt
  • Đầu tư vào các chiến lược tiếp thị thông minh

Tóm lại, chiến lược khác biệt hóa là một chiến lược khó thực hiện vì các yếu tố để tạo nên một sản phẩm hàng hóa, dịch vụ có giá trị luôn thay đổi. Vì vậy, doanh nghiệp phải đón đầu các xu hướng của ngành và liên tục điều chỉnh các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của mình để phù hợp với sự năng động của thị trường. Đây là cách duy nhất các doanh nghiệp có thể tạo sự khác biệt nhất quán với đối thủ cạnh tranh đồng thời vẫn phù hợp với người tiêu dùng.

Lợi thế chi phí [Cost Leadership]

Một chiến lược khác có khả năng giúp doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh là tập trung vào việc dẫn đầu về chi phí. Chiến lược này dựa trên ý tưởng cung cấp giá trị tốt nhất cho khách hàng với chi phí thấp nhất. Một số phương pháp thực hiện chiến lược lợi thế chi phí của doanh nghiệp như sau:

  • Tăng hiệu quả hoạt động
  • Tìm kiếm các kênh phân phối hiệu quả hơn
  • Thương lượng giá thấp cho các vật liệu cần thiết để tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ của họ

Nhìn chung, các doanh nghiệp đầu tiên trong ngành của họ đạt được thành công nhờ sự cân bằng giữa việc cung cấp giá trị cao với chi phí thấp nhất để tăng thị phần của họ một cách nhanh chóng. Doanh nghiệp đầu tiên áp dụng chiến lược này thường có thể đạt được lợi thế cạnh tranh dễ dàng hơn.

Lợi thế tập trung [Customer Focus]

Phương pháp tiếp cận lợi thế tập trung để đạt được lợi thế cạnh tranh tập trung vào việc thu hẹp đối tượng mục tiêu của doanh nghiệp khi loại trừ các phân khúc ngành khác. Điều chỉnh một sản phẩm hàng hóa hoặc dịch vụ cho phù hợp với nhu cầu của thị trường cụ thể cho phép doanh nghiệp dễ dàng cung cấp cho khách hàng những giá trị tốt nhất. Phương pháp lợi thế tập trung thường được thực hiện bằng cách áp dụng chiến lược chi phí hoặc chiến lược khác biệt hóa cho thị trường mục tiêu được lựa chọn cẩn thận.

Thách thức của việc áp dụng chiến lược lợi thế tập trung nằm ở việc lựa chọn đúng thị trường mục tiêu. Phân khúc thị trường lý tưởng trọng tâm nên có những nhu cầu bất thường không được đáp ứng. Mặc dù có thể xác định các thị trường này và đưa ra các giải pháp phù hợp cho chúng, nhưng rất khó để cung cấp giá trị với chi phí tương đương hoặc thấp hơn các giải pháp thay thế trong ngành.

Giải pháp tạo lợi thế cạnh tranh trong doanh nghiệp

Ví dụ về lợi thế cạnh tranh

Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về lợi thế cạnh tranh. Chúng ta cùng theo dõi hai ví dụ về lợi thế cạnh tranh của các doanh nghiệp cụ thể dưới đây:

Phân tích lợi thế cạnh tranh của Apple

Lợi thế khác biệt hóa là vô cùng cần thiết đối với lợi thế cạnh tranh. Điều này được thể hiện đặc biệt rõ nét trong trường hợp của Apple. Apple Inc. có một thương hiệu mạnh và thiết kế trực quan ấn tượng giúp họ khác biệt với các công ty công nghệ khác, mang lại cho Apple một số lượng khách hàng trung thành với thương hiệu lớn. Apple từ lâu đã tạo được ấn tượng khác biệt đối với người tiêu dùng cũng như các đối thủ bằng những sản phẩm với thiết kế sáng tạo của mình. Trên thực tế, hầu hết các đối thủ cạnh tranh của họ hiện đang tung ra các sản phẩm gần như giống với thiết kế của Apple.

Hơn thế nữa, Apple có một lượng vốn lớn để đầu tư vào nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới. Mặc dù họ không phát hành sản phẩm với số lượng tương đương so với một số đối thủ cạnh tranh. Tuy nhiên, sản phẩm Apple tạo ra luôn được thiết kế cẩn thận, chú trọng đến từng chi tiết để mang lại giá trị và trải nghiệm tốt nhất cho người tiêu dùng.

Tóm lại, việc sử dụng hiệu quả chiến lược khác biệt hóa này đã cho phép họ bán sản phẩm của mình ở mức giá cao hơn đối thủ cạnh tranh mà không phải hy sinh thị phần hoặc tỷ suất lợi nhuận gộp.


Chiến lược khác biệt hóa của Apple

Lợi thế cạnh tranh của Vinamilk

Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam [Vinamilk], đã hoạt động hơn 30 năm và đạt được những thành công đáng kể trên thị trường sữa tươi Việt Nam. Dưới đây là những lợi thế cạnh tranh của Vinamilk đã xây dựng để đạt được những thành công đó:

  • Vinamilk là một thương hiệu mạnh, khả năng nhận diện thương hiệu cao. Điều này giúp cho họ dễ dàng trong việc đưa sản phẩm mới ra thị trường, tiếp cận đến khách hàng và người tiêu dùng.
  • Hệ thống phân phối lớn mạnh giúp hoạt động tiêu thụ sản phẩm, phân phối hàng hóa của Vinamilk được đảm bảo thuận lợi nhất.
  • Vinamilk sở hữu 3 nhà máy sản xuất lớn, cùng với đó là sự chủ động về vùng nguyên liệu sạch, đáp ứng các tiêu chuẩn về chất lượng. Do đó, các sản phẩm của Vinamilk có khả năng cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.
  • Sản phẩm có sự đa dạng cao. Vinamilk phân phối ra thị trường hơn 200 mặt hàng, điều này giúp họ tạo ra lợi thế cạnh tranh rất lớn so với những đối thủ còn lại. Hơn nữa, nhờ sự chủ động trong sản xuất, nguyên liệu và tiêu thụ nên mức giá sản phẩm của Vinamilk có sự cạnh tranh rất lớn trên thị trường.

Trên đây là một số thông tin chia sẻ xoay quanh khái niệm "lợi thế cạnh tranh là gì" của Luận Văn 2S sẽ giúp bạn đọc có những kiến thức sâu hơn, bao quát hơn về khái niệm này. Hy vọng rằng, bài viết đã giải đáp tất cả các câu hỏi mà bạn đang tìm kiếm. Đừng quên liên hệ với chúng tôi khi bạn gặp bất kỳ khó khăn nào nhé!

Video liên quan

Chủ Đề