Linux swap là gì

Trên mọi hệ điều hành, ngoài lượng RAM được dành riêng để xử lý hệ điều hành đó, thì sẽ luôn có một khoảng RAM trống dùng để xử lý các tiến trình khác. Khi một process được thực thi, các file / đường dẫn cần thiết của process đó sẽ được load lên RAM và được xử lý. Tuy nhiên, lượng RAM trên server luôn là có hạn [hiển nhiên], vậy khi dung lượng còn trống của RAM không còn đủ để chứa những dữ liệu đó thì chuyện gì sẽ xảy ra?

Nâng cấp RAM chứ còn làm gì nữa.

Khi RAM hết memory, sẽ có một lựa chọn thay thế để giúp cho process của ta vẫn có thể hoạt động được. Cơ chế này đều có ở cả hệ điều hành Windows lẫn Linux. Khi lượng memory cần thiết để xử lý process không đủ, hệ điều hành sẽ “mượn” thêm memory từ một kho lưu trữ phụ [gọi là virtual memory] để chứa các nội dung không hoạt động [inactive]. Nhờ đó, hệ thống của ta sẽ có thêm lượng memory trống để xử lý các process mới. Lượng memory phụ này được mượn từ ổ cứng và được gọi là Swap memory.

Ở bài viết này, tớ sẽ mô tả từ A tới Ă các khía cạnh, ngóc ngách của Swap để các cậu hoang mang hơn nhé.

Chủ Đề