Lời nguyền biệt thự cổ review năm 2024

[Review] Lời Nguyền Gia Tộc: Một Phim Kinh Dị Đẹp

Đối với phim mới Lời Nguyền Gia Tộc, điểm đáng chú ý nhất là cái tên đạo diễn Đặng Thái Huyền. Một nữ đạo diễn Việt Nam hiếm hoi làm phim kinh dị. Điều đó hứa hẹn phần hình ảnh sẽ đẹp và lời thoại trong phim sẽ lãng mạn.

Và đúng thật là như vậy.

Bộ phim kể về những câu chuyện kì dị mà Nam - một anh chàng đi du học về gặp phải trên cao nguyên Y B'lao. Chỉ trong mấy ngày sống tại căn biệt thự cổ của dòng họ Đoàn, có vô số những bí mật của gia tộc cũng như cuộc sống của Nam được hé lộ. Thứ nhất là về cô người yêu An Nhiên. Kế đó là việc họ thật của Nam là Đoàn chứ không phải Đặng như anh vẫn được ba mẹ gọi. Và kinh hoàng nhất, đó là lời nguyền của một cô gái trẻ đem tới cho gia tộc họ Đoàn sau khi bị chính mẹ của người yêu giết đứa con gái mình đẻ ra.

Góc quay và màu sắc Lời Nguyền Gia Tộc quá đẹp, nó không tối tăm như mô-tuýp thường thấy ở các phim kinh dị khác. Hàng loạt bối cảnh quay ở cao nguyên như ngôi biệt thự ma mị, thác nước, rừng thông,… đẹp như phim nước ngoài. Bên cạnh những bối cảnh rùng rợn bí ẩn là những bối cảnh mang màu sắc lãng mạn của tình yêu ví dụ như vườn hoa nơi Nam & An Nhiên ôm hôn nhau. Ánh sáng, nhất là ánh sáng đèn trong biệt thự, ánh sáng thiên nhiên nơi thác nước, rừng thông đều đẹp cho dù là ban ngày hay ban đêm; rồi cả ánh trăng phản chiếu nơi thác nước long lanh. Hiếm có phim chiếu rạp kinh dị Việt nào từng làm được như vậy. Về phần hình ảnh, rất xứng đáng được cho 5 sao.

Chàng trai tên Đoàn Nam do Tuấn Trần vào vai thực sự giống một công tử bột đi du học về, mắt hí, tóc Hàn Quốc. Được biết, Tuấn Trần đã theo học diễn xuất trong suốt 2 năm qua bằng nhiều cách, từ việc đi theo một số ekip làm phim cho đến việc đóng cửa phòng xem hàng loạt phim điện ảnh, truyền hình nước ngoài, rồi đứng trước gương tập. Có thể coi đây là một vai diễn đáng nhớ cho nam diễn viên Mùa Oải Hương Năm Ấy. Thế nhưng, vai Đoàn Nam vẫn có vài hạt sạn khó chịu. Ngay từ đầu, khi người xem chưa kịp biết rõ gì về Nam thì Nam đã lên đến ngôi biệt thự rồi. Sự lột tả nỗi sợ hãi của Tuấn Trần không thuyết phục được người xem khó tính. Bên cạnh đó, có những chỗ sử dụng hiệu ứng tiếng thở dồn dập không đồng bộ với ngôn ngữ hình thể của Nam trên phim.

Diễn xuất của “hot girl mì gõ” Phi Huyền Trang không đến nỗi tệ. An Nhiên xuất hiện ban đầu như bạn gái của Đoàn Nam, xinh đẹp, tươi tắn và xứng đôi với Đoàn Nam. Một quý cô mặc đồ trắng tinh khôi đối lập với cô gái mặc toàn đồ đen đến rước Nam ở ban đầu. Chẳng bao giờ nghĩ rằng cô ta lại là một nhân vật quan trọng như thế! Ấn tượng nhất đối với tôi là cảnh An Nhiên ngồi trong phòng ru con ầu ơ. Lạnh toát! Nhưng cũng phải nói là cách đọc thoại cứng ngắc là điểm yếu của cô, phim có nhiều cảnh tình cảm giữa cô và Nam nhưng xem chẳng “ép phê” vì lời thoại thì sướt mướt mà nói ra thì cứng ngắt như trả bài.

Khương Ngọc ở đầu phim không thu hút. Hỏi gì cũng cười. Tạo hình lão Hom của anh cằn cỗi, khô héo, dị dạng và đầy vẻ ma mị. Nếu để ý kỹ thì trông khuôn mặt anh vẫn phảng phất nét tươi trẻ dù đã hóa trang “đậm đà”. Bù lại thì càng về cuối, anh càng diễn xuất nhập tâm hơn, diễn tả được sự sâu sắc, bao dung của ông già Hom. Có lẽ sự già dặn trong nghề diễn viên kịch và phim truyền hình đã cứu anh.

Nói về phim kinh dị thì phải nói về những trò dọa ma. Yếu tố kinh dị trong Lời Nguyền Gia Tộc diễn ra dồn dập nhưng chưa đủ hiệu quả. Những trò hù dọa ở đầu phim với những cái bóng ma lởn vởn, những tiếng động, đồ vật biến mất, lâu lâu lại có “con ma nữ đen thui” treo cổ trên cành cây… đã quá cũ rồi; vậy mà cứ diễn ra đều đều đến nỗi người xem có thể đoán trước được ma sẽ xuất hiện ở đâu. Độ kinh dị bắt đầu tăng lên khi Nam bắt đầu tìm ra sự thật về An Nhiên.

Đạo diễn có tầm nhìn khi đưa vào phim những trường đoạn nhân vật Nam xuyên không về quá khứ. Chúng được dàn dựng khá tốt, và tạo ra sự thú vị. Bên cạnh đó, các hiệu ứng âm thanh như tiếng cửa mở, gió thổi, đồ vật rơi xuống nền đất cũng được chăm chút… Tuy nhiên, đạo diễn cũng có điểm yếu là khi để mạch phim lúc đầu rất lộn xộn và đang tới cao trào thì bị cắt cảnh đột ngột, gây hụt hẫng cho khán giả.

Cái kết của phim tưởng rằng không hay nhưng rồi sự trở lại của cô gái áo đen ở đầu phim và câu nói của cô ấy đã làm cho kết thúc phim hay và thú vị, tuy hơi gây hoang mang.

Lời Nguyền Gia Tộc không đơn thuần là trò dọa ma khán giả ở rạp chiếu phim. “Nhiều khi ma không đáng sợ, mà là cái ác trong lòng người sống còn đáng sợ hơn ma.” – Đạo diễn Đặng Thái Hiền

Nói chung, nữ đạo diễn Đặng Thái Hiền đã có nỗ lực trong lần đầu làm phim kinh dị. Phim có chất lượng hình ảnh tốt, chỉ cần chăm chút kỹ hơn cho lối dẫn chuyện, thủ pháp hù dọa khán giả nữa, là tuyệt vời.

Có sự đầu tư chỉn chu về mặt kĩ thuật hình ảnh, song Mười: Lời Nguyền Trở Lại vẫn còn đâu đó những lỗ hổng tương tự các dự án kinh dị Việt khác.

Mười: Lời Nguyền Trở Lại là tác phẩm đầu tay của nhà sản xuất - đạo diễn Hằng Trịnh lấy ý tưởng từ bộ phim kết hợp giữa Việt - Hàn là Mười được ra mắt vào năm 2007. Phim xoay quanh câu chuyện của hai cô bạn thân và mối liên hệ với lời nguyền Mười ở thời xa xưa, một lời nguyền từ một người phụ nữ bị đày đọa bởi sự ghen tuông mù quáng trong tình yêu. Nhìn chung, ý tưởng của phim không quá tệ nhưng cách triển khai kịch bản lại làm phim bị mất điểm bởi sự rối rắm và hời hợt.

Với tông màu xám xanh chủ đạo, Mười: Lời Nguyền Trở Lại đã mang lại một cảm giác u ám ngay từ khi bước vào cốt truyện chính, màu phim này có chút khác biệt so với các dự án khác. Với bối cảnh chính từ một ngôi biệt thự cổ giữa rừng cao su tại Đồng Nai, màu phim này tương đối phù hợp khi đẩy được đặc trưng của một khu rừng đầy hiểm nguy và có phần bí ẩn. Tuy nhiên, hợp lí với nhiều cảnh quay chính là thế, tông màu này lại bị lạm dụng cho những cảnh quay ở Sài Gòn, điều này làm nhiều khung cảnh bị mất đi tính thực tế của nó.

Tông màu ám xanh khá phù hợp nhưng lại bị lạm dụng ở mọi cảnh quay

Về chất liệu kinh dị, phim làm tương đối tốt ở phần kĩ thuật hình ảnh như các phân cảnh máu me, xác chết, hồn ma và nhập hồn. Ngoài ra, góc quay cũng được đầu tư rất tốt cho toàn phim để có nhiều cảnh quay đủ ấn tượng và đem lại cảm giác hồi hộp cho khán giả. Jumpcare được sử dụng khá nhiều, tính sáng tạo kém nhưng đủ để làm người xem giật mình vì hầu hết cảnh phim là vào ban đêm.

Diễn xuất cũng là một điểm cộng khi dàn diễn viên khá tài năng và có kinh nghiệm, những phân đoạn thể hiện rõ tâm lí sợ hãi và xen kẽ giữa các bản tính khác nhau của một cá nhân khi bị thao túng tâm lí rất thuyết phục. Khách quan mà nói, dàn diễn viên gạo cội như Anh Thư, Bình Minh và Hồng Ánh diễn rất xuất thần và tròn vai. Chi Pu ở Chị Chị Em Em vẫn có nét diễn ấn tượng hơn trong đây, Thanh Vy thì với hình tượng hốc hác, tàn tạ rất phù hợp với vai diễn giúp cho yếu tố "body horror" thêm thuyết phục. Tuy nhiên, diễn xuất ổn là thế nhưng sự tương tác của các nhân vật chính lại chưa đủ ấn tượng, nó có phần khá hời hợt giữa mối quan hệ gọi là thân thiết lâu năm giữa Linh và Hằng.

Dù ở quá khứ hay ở hiện tại thì những hành động, biểu hiện của Linh và Hằng chưa đủ thuyết phục để nói rằng đây là một đôi bạn rất thân và có thể làm tổn thương nhau. Từ đó, việc gây dựng lên mâu thuẫn của hai cô gái này càng không có cơ sở khi động cơ dường như quá ấu trĩ, thiếu thuyết phục. Ở khía cạnh tình yêu cũng thế, một phần vì vai phụ Kiệt có vẻ không được chú trọng nên ta vẫn chưa nhận ra bất cứ thứ đẹp đẽ hay đáng si mê chàng trai ấy của hai cô gái.

Nhân vật Kiệt có gì nổi trội để Hằng yêu như chết đi sống lại, để khi Linh cướp đi người đàn ông ấy, cô đã ôm đầy thù hận? Hay sự ghen tị của Linh bắt đầu từ đâu, bắt đầu như thế nào để dẫn tới việc cướp đi người yêu của bạn mình? Mọi thứ đều gượng gạo và chưa đủ thuyết phục.

Diễn xuất cá nhân ổn nhưng tương tác với các nhân vật khác lại chưa đủ thuyết phục

Gượng gạo ở tam giác mối quan hệ là thế nên có lẽ điều này khiến cho động cơ hành động của các nhân vật càng không có sự hợp lí. Cách hành xử của các nhân vật rất vô định, chưa đủ sức thuyết phục để đẩy đến cao trào. Giá như phim có thể khai thác tâm lí nhân vật chính tốt hơn, xây dựng nhân vật có chiều sâu hơn thì mạch phim đã không hời hợt như thế. Không dừng lại ở đó, việc đưa một số nhân vật vào phim nhưng lại không đào sâu vào tính cách cũng như động cơ và chọn bỏ dở làm mạch phim càng trở nên rối rắm hơn để đến tận khi kết thúc, người viết vẫn còn rất nhiều dấu hỏi chấm to đùng trong đầu.

Một lối mòn của kinh dị Việt mà Mười: Lời Nguyền Trở Lại vẫn chọn bước theo đó là phần thoại, là một bộ phim được quay dựng giữa miền Nam thân thuộc thế nhưng thoại phim lại rất sượng, rất thiếu tự nhiên dẫn đến rất khó để đồng cảm với bất kì nhân vật nào dù là phản diện hay chính diện. Cao trào thì phim vẫn có, cũng có chút ấn tượng khi dồn dập mọi phân cảnh cho cú twist nhưng cái kết mang tính hàn gắn của phim lại chưa đủ thuyết phục và vẫn để lại nhiều thắc mắc.

Thoại phim không tự nhiên, cái kết để lại nhiều thắc mắc

Nói tóm lại, Mười: Lời Nguyền Trở Lại có sự tiến bộ hơn các dự án tương tự ở mặt hình ảnh khi được đầu tư khá chỉn chu nhưng điều đáng tiếc là từ trong trứng nước, thông điệp của phim đã không hề rõ ràng để rồi hết cả một bộ phim hơn 2 tiếng, người xem thực sự không biết cuối cùng đạo diễn đang muốn truyền tải điều gì?

Chủ Đề