Lớp dạy phổ cập văn hóa tại cần thơ năm 2024

Theo nội dung nghị quyết vừa được HĐND TP Cần Thơ thông qua tại kỳ họp thứ 13, năm học 2023-2024, tất cả học sinh, học viên tại các cơ sở giáo dục công lập, trung tâm giáo dục thường xuyên sẽ được hỗ trợ học phí.

Học sinh Trường tiểu học Cái Khế 2 [quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ] - Ảnh: T. LŨY

Mức hỗ trợ một lần bằng 50% mức thu học phí [học kỳ 1] đối với các đối tượng trẻ em, học sinh đang theo học tại các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông công lập; học viên đang học tại các cơ sở giáo dục thường xuyên theo chương trình giáo dục phổ thông trên địa bàn.

Theo dự toán, tổng kinh phí cho việc hỗ trợ học phí khoảng hơn 159 tỉ đồng, từ kinh phí sự nghiệp giáo dục của TP Cần Thơ.

Theo thống kê của Sở Giáo dục và Đào tạo TP Cần Thơ, năm học 2023-2024, trên địa bàn có khoảng 152.683 trẻ em, học sinh, học viên tại các cơ sở giáo dục công lập [không tính học sinh tiểu học và học sinh thuộc đối tượng được miễn, giảm học phí].

Trong tổng số này, có 9.117 trẻ em mầm non, THCS, THPT thuộc địa bàn các phường, thị trấn vùng dân tộc thiểu số. Có 1.383 trẻ em mầm non, học sinh THCS, THPT thuộc địa bàn các xã vùng dân tộc thiểu số.

Theo ông Trần Thanh Bình - giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP Cần Thơ, trước đó trong hai năm học liên tiếp, do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19, TP không thu học phí, hỗ trợ 100% mức đóng học phí.

Trong năm học 2023-2024 này, nhằm tiếp tục chia sẻ một phần khó khăn về tài chính cho cha mẹ học sinh trong điều kiện người dân còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế do quá trình phục hồi sau đại dịch và tạo điều kiện cho các em có điều kiện đến trường, TP đã thống nhất chính sách hỗ trợ học phí 50%.

Kỳ họp HĐND lần này cũng thông qua nghị quyết quy định mức học phí đối với cơ sở giáo dục công lập năm học 2023-2024. Mức thu học phí theo nghị quyết năm nay bằng với mức thu học phí năm học 2022-2023.

Theo đó, mức học phí đối với cấp ở khu vực phường, thị trấn là 300.000 đồng/tháng/học sinh. Đối với học sinh ở khu vực xã là 100.000 đồng/tháng/học sinh, học sinh THPT là 200.000 đồng/tháng/học sinh.

Học sinh thuộc vùng dân tộc thiểu số ở phường, thị trấn từ 80.000-160.000 đồng/tháng/học sinh; xã là 50.000 đồng/tháng/học sinh [riêng học sinh THPT là 100.000 đồng/tháng/học sinh].

Theo nghị quyết nêu, học sinh tiểu học trường công lập thuộc diện không phải đóng học phí. Mức học phí nêu trên [đối với bậc tiểu học] là căn cứ để thực hiện hỗ trợ tiền đóng học phí cho học sinh tiểu học ở trường tư thục thuộc đối tượng được hưởng chính sách miễn, giảm học phí theo quy định.

“Về phía Sở GD&ĐT đề nghị tiếp tục phối hợp với Sở VHTTDL thực hiện ký kết Kế hoạch phối hợp công tác giáo dục truyền thống và di sản văn hóa trong học đường năm học 2023 - 2024. Chỉ đạo sâu sát và tạo điều kiện các đơn vị, trường học ký kết phối hợp cùng Bảo tàng thành phố trong công tác giáo dục tuyên truyền di sản văn hóa trong học đường năm học 2023 - 2024; tiếp tục nghiên cứu đầu tư sáng tạo đồng hành cùng bảo tàng để công tác này ngày càng phát triển vững mạnh. Quan tâm việc thành lập và phát huy hoạt động của “Đội tuyên truyền di sản văn hóa trong học đường” tại các trường. Duy trì và đẩy mạnh các buổi học tập sinh hoạt ngoại khóa tại các di tích lịch sử - văn hóa, Đền thờ vua Hùng; sắp xếp từng cấp học tham gia phù hợp các hoạt động chăm sóc, vệ sinh cảnh quan di tích”. - Ông Nguyễn Minh Tuấn đề nghị.

Ðể triển khai tốt công tác phổ cập giáo dục [PCGD], xóa mù chữ [XMC], thời gian qua TP Cần Thơ đã huy động mọi nguồn lực để tổ chức thực hiện, nâng cao chất lượng PCGD ở các bậc học; với mục tiêu “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”, phục vụ sự nghiệp CNH, HÐH đất nước.

Trường lớp khang trang, đạt chuẩn quốc gia, góp phần thực hiện công tác PCGD-XMC. Trong ảnh: Một góc Trường Tiểu học Hưng Phú 1, quận Cái Răng.

Nỗ lực từ cơ sở

Có vị trí trung tâm của TP Cần Thơ, quận Ninh Kiều có 74 trường từ mầm non đến THCS, trong đó có 55 trường công lập, 19 trường mầm non tư thục và 19 nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập tư thục; 11 Trung tâm học tập cộng đồng [TTHTCÐ] tại 11 phường… Ðó là một trong các nguồn lực để Ninh Kiều là một trong các quận, huyện của thành phố thực hiện hiệu quả PCGD-XMC năm 2022. Quận duy trì và giữ vững thành quả đạt PCGD mầm non cho trẻ 5 tuổi; đạt chuẩn PCGD tiểu học mức độ 3. Tất cả 11 phường thuộc quận đạt PCGD THCS mức độ 2, phấn đấu 7/11 phường đạt PCGD THCS mức độ 3, nâng cao tỷ lệ đạt chuẩn PCGD THCS, tiến tới đạt chuẩn phổ cập trung học trong giai đoạn 2020-2025. Theo lãnh đạo ngành Giáo dục quận Ninh Kiều, đây là kết quả từ sự quan tâm chỉ đạo, đầu tư của lãnh đạo địa phương và nỗ lực của các ngành, các cấp; đồng thời ngành Giáo dục quận đã chủ động, kịp thời tham mưu với Quận ủy, UBND quận thực hiện tốt quy hoạch mạng lưới trường lớp; xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia; đầu tư trang thiết bị dạy và học giúp cho ngành Giáo dục quận từng bước nâng cao chất lượng giáo dục, thực hiện tốt mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo [GD&ÐT].

Tại quận Bình Thủy, năm 2022, quận được công nhận đạt chuẩn PCGD-XMC ở các cấp học; đặc biệt công tác PCGD THCS là nét nổi bật của quận. Ông Huỳnh Minh Thế, Phó Phòng GD&ÐT quận Bình Thủy, cho biết: “Ðể đáp ứng nhiệm vụ, yêu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, thời gian qua Phòng GD&ÐT với vai trò tham mưu đến UBND quận đã thực hiện hiệu quả một số giải pháp về công tác PCGD. Chẳng hạn, thực hiện tốt công tác điều tra, nắm nguồn đối tượng PCGD THCS; xây dựng các điều kiện phát triển giáo dục trung học; đảm bảo chất lượng giáo dục THCS”. Quận tập trung xây dựng cơ sở vật chất trường học theo hướng kiên cố hóa, xóa phòng học tạm bợ; xây dựng đội ngũ giáo viên đảm bảo cả về số lượng và chất lượng. Hiện tại, quận có 4/6 trường THCS đạt chuẩn quốc gia, đạt 66,67%, đã góp phần nâng cao tỷ lệ PCGD THCS mức độ 2.

Bên cạnh Ninh Kiều, Bình Thủy, thời gian qua, Ban chỉ đạo Xây dựng xã hội học tập - XMC - PCGD [Ban Chỉ đạo] các quận, huyện Vĩnh Thạnh, Thới Lai, Phong Ðiền… đã nỗ lực thực hiện công tác này, với những kết quả đạt yêu cầu. Năm học 2022-2023, Ban Chỉ đạo các địa phương, trung tâm là ngành Giáo dục, tiếp tục phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể quận, huyện trao quà, học bổng với tổng trị giá hàng trăm triệu đồng để học sinh khó khăn được tiếp tục đến trường. Ðồng thời, quan tâm đầu tư phát triển mạng lưới trường lớp, xây dựng trường chuẩn quốc gia, góp phần thực hiện hiệu quả công tác PCGD, XMC.

Huy động mọi nguồn lực

Hội nghị tổng kết công tác PCGD, XMC; hoạt động TTHTCÐ năm 2022 và triển khai phương hướng, nhiệm vụ năm 2023, do Ban Chỉ đạo thành phố vừa tổ chức, đánh giá năm 2022 thành phố tiếp tục duy trì, nâng chất công tác PCGD-XMC. Ban Chỉ đạo quận, huyện, thành phố tiếp tục được củng cố, kiện toàn và hoạt động ngày càng hiệu quả. Mạng lưới trường lớp được nâng cấp, xây mới đã đáp ứng nhu cầu học tập, chất lượng giáo dục ngày càng nâng cao, góp phần nâng cao tỷ lệ biết chữ trong nhân dân. Ðặc biệt năm 2022, UBND thành phố đã trình HÐND thành phố ban hành Nghị quyết số 11/2022/NQ-HÐND quy định nội dung, mức chi thực hiện Ðề án “Xây dựng xã hội học tập 2021-2030”; qua đó đã tháo gỡ khó khăn trong công tác thực hiện PCGD, XMC của thành phố.

Tuy nhiên, các đại biểu cho rằng công tác XMC-PCGD vẫn gặp một số khó khăn, hạn chế. Theo lãnh đạo Phòng GD&ÐT quận Ninh Kiều, khó khăn của quận là mật độ dân cư khá đông, địa phương gặp nhiều khó khăn về quỹ đất nên số lượng lớp học, số lượng học sinh vượt chỉ tiêu so với quy định của Bộ GD&ÐT, nên công tác kiểm định chất lượng và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, đánh giá chất lượng đều chưa đạt các tiêu chuẩn quy định. Công tác PCGD-XMC, phân luồng học sinh sau THCS đạt kết quả chưa cao… Còn tại quận Bình Thủy việc tổ chức đánh giá tiến độ PCGD ở cơ sở còn hạn chế; quỹ đất dành cho xây dựng trường còn gặp nhiều khó khăn; giáo viên phụ trách công tác PCGD phải vừa thực hiện công tác chuyên môn vừa đảm trách công tác này.

Ông Huỳnh Minh Thế, Phó Phòng GD&ÐT quận Bình Thủy, cho biết: Khó khăn của quận hiện nay là việc phân luồng học sinh sau tốt nghiệp THCS vào học các lớp trung cấp chuyên nghiệp, trung cấp nghề mặc dù có tăng lên, nhưng số học sinh không vào các trường dạy nghề, Trung cấp Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên sau tốt nghiệp THCS vẫn còn nhiều. Quận còn 2 phường [Trà Nóc, Bùi Hữu Nghĩa] chưa có trường THCS. Ông Huỳnh Minh Thế chia sẻ: “Trong quá trình thực hiện PCGD-XMC ở quận, nơi nào cấp ủy Ðảng, chính quyền quan tâm, chỉ đạo cụ thể, sâu sát với quyết tâm cao, nhận thức đầy đủ về trách nhiệm, nâng cao nhiệm vụ; các ban ngành, đoàn thể có sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ; các trường làm tốt công tác tham mưu thì tiến độ, chất lượng PCGD-XMC sớm đạt được mục tiêu đề ra và có chất lượng bền vững”.

PCGD, XMC có vai trò quan trọng trong nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, phục vụ cho sự phát triển địa phương. Ông Trần Thanh Bình, Giám đốc Sở GD&ÐT TP Cần Thơ, cho biết: “Các cấp ủy đảng, chính quyền, ban ngành đoàn thể, Phòng GD&ÐT quận, huyện tiếp tục tham mưu, rà soát đảm bảo cơ sở vật chất, trường lớp, đội ngũ; tiếp tục huy động mọi nguồn lực chăm lo giáo dục nhằm góp phần nâng cao chất lượng công tác PCGD-XMC ở địa phương”.

Chủ Đề