Luật mới về độ tuổi kết hôn 2023

  • Kết hôn là gì?
  • 16, 17, 18 tuổi có được đăng ký kết hôn không?
  • Chưa đủ tuổi vẫn kết hôn có vi phạm pháp luật không?

Tại mỗi quốc gia, quy định về điều kiện kết hôn lại có những sự khác nhau nhưng đều sẽ có quy định về độ tuổi tối thiểu để có thể kết hôn. Vậy ở Việt Nam 16, 17, 18 tuổi có được đăng ký kết hôn không? Kết hôn khi không đủ tuổi bị xử lý như thế nào? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết sau đây.

Kết hôn là gì?

Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.

Khi kết hôn, các bên nam nữ phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn được Luật hôn nhân và gia đình quy định và phải đăng ký kết hôn tại cơ quan đăng ký kết hôn có thẩm quyền thì việc kết hôn đó mới được công nhận là hợp pháp và giữa các bên nam nữ mới phát sinh quan hệ vợ chồng trước pháp luật.

16, 17, 18 tuổi có được đăng ký kết hôn không?

Để trả lời câu hỏi 16, 17, 18 tuổi có được đăng ký kết hôn không thì đầu tiên chúng ta sẽ cần phải tìm hiểu về điều kiện đăng ký kết hôn.

Điều kiện kết hôn được quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 như sau:

Điều 8. Điều kiện kết hôn

1.Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:

a] Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;

b] Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;

c] Không bị mất năng lực hành vi dân sự;

d] Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.

2.Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.

Như vậy, về độ tuổi kết hôn thì nam phải từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ phải từ đủ 18 tuổi trở lên mới được pháp luật cho phép đăng ký kết hôn. Và những trường hợp kết hôn không thỏa mãn các điều kiện nêu trên sẽ là những trường hợp kết hôn trái pháp luật và sẽ bị xử lý theo quy định.

Và vì thế, nam ở độ tuổi 16, 17, 18 tuổi sẽ chưa đủ điều kiện đăng ký kết hôn. Còn nữ khi từ đủ 18 tuổi sẽ được đăng ký kết hôn khi đảm bảo các điều kiện còn lại theo luật định, những trường hợp khi chưa đủ tuổi sẽ được gọi là “tảo hôn”.

Bên cạnh đó, nếu không xác định được ngày sinh, tháng sinh thì sẽ thực hiện như sau:

– Nếu xác định được năm sinh nhưng không xác định được tháng sinh thì tháng sinh được xác định là tháng một của năm sinh;

– Nếu xác định được năm sinh, tháng sinh nhưng không xác định được ngày sinh thì ngày sinh được xác định là ngày mùng một của tháng sinh.

Chưa đủ tuổi vẫn kết hôn có vi phạm pháp luật không?

Tảo hôn là việc lấy vợ, lấy chồng khi một bên hoặc cả 2 bên chưa đủ tuổi kết hôn theo quy định của pháp luật. Cụ thể, tảo hôn là hành vi thuộc một trong các trường hợp sau:

– Nam lấy vợ khi chưa đủ 20 tuổi.

– Nữ lấy chồng khi chưa đủ 18 tuổi.

– Nam chưa đủ 20 tuổi và nữ chưa đủ 18 tuổi.

Hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn sẽ bị xử phạt hành chính, nếu đủ yếu tố cấu thành có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể:

– Xử lý hành chính:

Điều 58 Nghị định 82/2020/NĐ-CP quy định xử phạt đối với hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn như sau:

+ Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.

+ Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án.

– Xử lý hình sự:

Người có hành vi tổ chức tảo hôn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội tổ chức tảo hôn được quy định tại Điều 183 Bộ luật Hình sự, cụ thể:

Người nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.

Trên đây là nội dung bài viết 16, 17, 18 tuổi có được đăng ký kết hôn không? Mọi thắc mắc có liên quan đến thủ tục đăng ký kết hôn hoặc các vấn đề pháp luật khác, Quý khách hàng vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn: 1900.6557

Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ vẻ vang của công dân để phục vụ trong quân đội nhân dân Việt Nam. Tuy nhiên, không phải ai cũng được gọi tên nhập ngũ mà phải đáp ứng điều kiện về tuổi, sức khỏe… Vậy độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự mới nhất là bao nhiêu?

1. Bao nhiêu tuổi phải đi nghĩa vụ quân sự?

Độ tuổi thực hiện nghĩa vụ quân sự là độ tuổi công dân thực hiện nghĩa vụ phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân.

Đây là giải thích nêu tại khoản 1 Điều 3 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015. Trong đó, khi thuộc độ tuổi quy định, sẽ phải thực hiện nghĩa vụ quân sự mà không phân biệt dân tộc, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ học vấn cũng như nghề nghiệp, nơi cư trú [thường trú hoặc tạm trú].

Về độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự, Điều 30 Luật Nghĩa vụ quân sự năm 2015 nêu rõ:

Công dân đủ 18 tuổi được gọi nhập ngũ; độ tuổi gọi nhập ngũ từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi; công dân được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học đã được tạm hoãn gọi nhập ngũ thì độ tuổi gọi nhập ngũ đến hết 27 tuổi.

Từ quy định này, có thể khẳng định, công dân sẽ bị gọi nhập ngũ nếu đáp ứng điều kiện về độ tuổi sau đây:

- Độ tuổi thông thường công dân được bắt đầu gọi nhập ngũ là từ đủ 18 tuổi trở lên đến hết 25 tuổi.

- Độ tuổi gọi nhập ngũ với công dân có trình độ đào tạo là cao đẳng, đại học là từ đủ 18 tuổi đến hết 27 tuổi. Trong trường hợp này, công dân được tạm hoãn gọi nhập ngũ nên độ tuổi sẽ bị kéo dài thêm 02 năm so với các trường hợp thông thường.

Như vậy: Độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự là từ đủ 18 tuổi - hết 25 tuổi [trường hợp thông thường] hoặc từ đủ 18 tuổi - hết 27 tuổi [bị tạm hoãn gọi nhập ngũ khi được đào tạo trình độ cao đẳng, đại học].

Tuy nhiên, cần lưu ý, độ tuổi chỉ là một trong các tiêu chuẩn để công dân được gọi nhập ngũ. Bên cạnh tuổi thì công dân còn phải đáp ứng các điều kiện khác nêu tại khoản 1 Điều 31 Luật Nghĩa vụ quân sự gồm:

- Lý lịch rõ ràng.

- Đủ sức khỏe phục vụ tại ngũ.

- Trình độ văn hóa phù hợp…

2. Tính tuổi nghĩa vụ quân sự 2023 thế nào cho chuẩn?

Hiện nay, không có quy định cụ thể về cách tính tuổi gọi nghĩa vụ quân sự năm 2023. Tuy nhiên, căn cứ phân tích ở trên, độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự gồm:

- Từ đủ 18 tuổi - hết 25 tuổi.

- Từ đủ 18 tuổi - hết 27 tuổi.

Theo đó, mặc dù không có quy định về cách xác định tuổi nghĩa vụ quân sự nhưng cách tính tuổi “từ đủ” thì được xác định theo Điều 2 Thông tư số 01/2016.

Cụ thể, công dân có ngày, tháng, năm sinh theo cấu trúc ngày/tháng/năm thì các xác định tuổi thực hiện như sau:

- Từ đủ 18 tuổi: Ngày/tháng/năm + 18.

- Hết 25 tuổi: Ngày/tháng/năm + 26.

- Hết 27 tuổi: Ngày/tháng/năm + 28.

Để dễ hình dung, độc giả có thể tham khảo ví dụ cụ thể như sau:

Nguyễn Văn A sinh ngày 26/5/2003. Thời điểm xác định Nguyễn Văn A đủ 18 tuổi là ngày 26/5/2021. Thời điểm xác định Nguyễn Văn A hết 25 tuổi là ngày 26/5/2029 và thời điểm hết 27 tuổi là 26/5/2031.

Như vậy, nếu không thuộc trường hợp bị tạm hoãn, không phải gọi nghia vụ quân sự, Nguyễn Văn A sẽ được gọi nhập ngũ từ ngày 26/5/2021 - 26/5/2029. Nếu có trình độ đào tạo cao đẳng, đại học thì đến ngày 26/5/2031, Nguyễn Văn A sẽ không được gọi nhập ngũ nữa.

3. Thời điểm công dân được gọi đi nhập ngũ 2023 là khi nào?

Hằng năm, công dân được gọi nhập ngũ một lần vào tháng 02 hoặc tháng 3. Riêng nếu có lý do quốc phòng, an ninh thì sẽ được gọi bổ sung lần thứ hai trong năm theo quy định tại Điều 33 Luật Nghĩa vụ quân sự.

Với địa phương có thảm họa hoặc dịch bệnh nguy hiểm thì thời gian gọi nhập ngũ sẽ được điều chỉnh phù hợp với tình hình thực tế.

Như vậy, căn cứ quy định này, trong năm 2023, thời gian công dân được gọi nhập ngũ là tháng 02/2023 hoặc tháng 3/2023.

Nếu trong độ tuổi quy định nêu trên, công dân sẽ được gọi đi nghĩa vụ quân sự trong khoảng thời gian này trừ trường hợp tạm hoãn như chưa đủ sức khỏe; có anh, chị hoặc e ruột là hạ sĩ quan, binh sĩ đang phục vụ tại ngũ…

4. Năm 2023, trốn nghĩa vụ quân sự bị phạt thế nào?

Khi đáp ứng đủ các tiêu chuẩn, điều kiện về độ tuổi, sức khỏe, trình độ văn hóa, chính trị,… công dân có nghĩa vụ phải tham gia nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên, nhiều người bằng mọi cách lại có hành vi gian dối nhằm trốn tránh nghĩa vụ quân sự.

Đây là hành vi vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý nghiêm theo quy định. Tùy theo mức độ vi phạm, trốn nghĩa vụ quân sự có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự. Cụ thể:

- Xử phạt hành chính:

Theo khoản 7 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP, người vi phạm quy định về nhập ngũ 2023 sẽ bị phạt như sau:

+ Phạt tiền từ 30 - 40 triệu đồng: Không có mặt đúng thời gian hoặc địa điểm tập trung ghi trong lệnh gọi nhập ngũ mà không có lý do chính đáng.

+ Phạt tiền từ 40 - 50 triệu đồng: Gian dối nhằm trốn tránh thực hiện lệnh gọi nhập ngũ sau khi đã có kết quả khám tuyển sức khỏe nghĩa vụ quân sự đủ điều kiện nhập ngũ theo quy định.

+ Phạt tiền từ 50 - 75 triệu đồng: Không chấp hành lệnh gọi nhập ngũ [trừ các trường hợp nêu trên]

- Xử lý hình sự:

Người trốn nghĩa vụ quân sự có thể phải chịu trách nhiệm hình sự theo Điều 332 Bộ luật Hình sự 2015. Theo đó, người nào không chấp hành đăng ký nghĩa vụ quân sự, lệnh gọi nhập ngũ, lệnh gọi tập trung huấn luyện, đã bị xử phạt vi phạt hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội Trốn tránh nghĩa vụ quân sự, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị:

+ Phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm; hoặc

+ Phạt tù từ 03 tháng - 02 năm.

Trường hợp tự gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của mình; Phạm tội trong thời chiến hay lôi kéo người khác phạm tội thì mức phạt tù từ 01 - 05 năm.

Trên đây là quy định về độ tuổi đi nghĩa vụ quân sự. Nếu còn thắc mắc về các vấn đề khác liên quan đến nghĩa vụ quân sự, độc giả có thể liên hệ 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp hoặc tham khảo thêm bài viết dưới đây:

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề