Luật mua bán đất 2023

Các đại biểu Quốc hội tham dự, thảo luận tại Kỳ họp thứ 3, Quốc hội Khóa XV. Ảnh: VGP/LS

Sau khi nghe Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng trình bày Báo cáo tiếp thu, giải trình về dự thảo Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, Quốc hội đã biểu quyết thông qua Nghị quyết, với 462/463 đại biểu Quốc hội tham gia biểu quyết tán thành, chiếm 92,77% tổng số đại biểu Quốc hội.

Cụ thể, về điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022, Quốc hội quyết nghị đổi tên dự án Luật Thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn thành Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 3 [tháng 5/2022]; điều chỉnh thời gian trình đối với dự án Luật Đất đai [sửa đổi] từ Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 3 [tháng 5/2022] sang cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 [tháng 10/2022] và kỳ họp thứ 5 [tháng 5/2023], thông qua tại kỳ họp thứ 6 [tháng 10/2023]; bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 để trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại kỳ họp thứ 4 [tháng 10/2022] theo quy trình tại một kỳ họp dự án Luật Phòng, chống rửa tiền [sửa đổi].

Quốc hội cũng quyết nghị bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2022 để trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 4 [tháng 10/2022] các dự án: Luật Đấu thầu [sửa đổi]; Luật Giá [sửa đổi]; Luật Giao dịch điện tử [sửa đổi]; Luật Hợp tác xã [sửa đổi]; Luật Phòng thủ dân sự.

Về chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023, Quốc hội quyết nghị, tại kỳ họp thứ 5 [tháng 5/2023], trình Quốc hội thông qua 6 luật, 1 nghị quyết, bao gồm: Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng [sửa đổi]; Luật Đấu thầu [sửa đổi]; Luật Giá [sửa đổi]; Luật Giao dịch điện tử [sửa đổi]; Luật Hợp tác xã [sửa đổi]; Luật Phòng thủ dân sự; Nghị quyết về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023. Trình Quốc hội cho ý kiến về 6 dự án Luật gồm: Luật Đất đai [sửa đổi] [cho ý kiến lần 2]; Luật Kinh doanh bất động sản [sửa đổi]; Luật Nhà ở [sửa đổi]; Luật Tài nguyên nước [sửa đổi]; Luật Viễn thông [sửa đổi]; Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự.

Tại Kỳ họp thứ 6 [tháng 10/2023] sẽ trình Quốc hội thông qua 6 luật gồm: Luật Đất đai [sửa đổi]; Luật Kinh doanh bất động sản [sửa đổi]; Luật Nhà ở [sửa đổi]; Luật Tài nguyên nước [sửa đổi]; Luật Viễn thông [sửa đổi]; Luật Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự. Đồng thời, trình Quốc hội cho ý kiến về 2 dự án luật: Luật Bảo hiểm xã hội [sửa đổi]; Luật Lưu trữ [sửa đổi].

Thực hiện nghiêm chương trình xây dựng luật, pháp lệnh đã thông qua

Nghị quyết giao Chính phủ, Tòa án nhân dân Tối cao, Viện kiểm sát nhân dân Tối cao, Kiểm toán Nhà nước và các cơ quan, tổ chức có liên quan tập trung chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ lập pháp được giao trong Đề án định hướng chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội khóa XV [Đề án]. Trường hợp sau khi rà soát, nghiên cứu thấy cần thiết phải sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới luật, pháp lệnh, nghị quyết thì khẩn trương chuẩn bị hồ sơ đề nghị xây dựng luật, pháp lệnh, nghị quyết bảo đảm chất lượng để trình Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét đưa vào Chương trình, bảo đảm thứ tự ưu tiên về tính cấp thiết ban hành, tính khả thi của Chương trình, cân đối hài hòa với khối lượng công việc của Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội; quyết tâm hoàn thành đúng tiến độ, chất lượng toàn bộ các nhiệm vụ lập pháp đã được đề ra trong Đề án.

Nghị quyết cũng nhấn mạnh, cơ quan, tổ chức được giao chủ trì soạn thảo thực hiện nghiêm, thực chất việc tổng kết thi hành pháp luật; đánh giá tác động của chính sách; tổ chức lấy ý kiến cơ quan, tổ chức, cá nhân và đối tượng chịu sự tác động bảo đảm thiết thực, hiệu quả. Việc soạn thảo phải đặt yêu cầu cao về chất lượng, bám sát và kịp thời thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn; các quy định phải bảo đảm tính đồng bộ, khả thi, có tính quy phạm cao, tuân thủ đầy đủ các nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Những vấn đề cấp bách, đã chín, đã rõ, được thực tiễn chứng minh và có sự thống nhất cao thì mới đề xuất quy định trong luật; những vấn đề tuy cấp bách, cần thiết nhưng là vấn đề mới, chưa có sự đồng thuận cao thì có thể đề xuất thực hiện thí điểm; đánh giá kỹ lưỡng về nguồn lực để thực hiện.

Lê Sơn


Nếu bạn đang muốn chuyển nhượng, cho tặng, thừa kế quyền sử dụng đất mà chưa biết thủ tục làm giấy tờ, hồ sơ như thế nào thì hãy đọc qua bài viết này nhé!

Chuyển nhượng quyền sử dụng đất là thủ tục chuyển giao quyền sử dụng đất từ bên bán sang bên mua theo quy định của pháp luật, do đó các bên cần nắm vững quy trình các bước thực hiện thủ tục.

Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất được diễn ra như những hoạt động mua bán bất động sản thông thường hoặc người sử đất có quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, tặng cho…quyền sử dụng đất.

Điều kiện để chuyện quyền sử dụng đất [ QSD ]: 

Căn cứ theo khoản 1 và khoản 3 Điều 188 Luật Đất đai 2013 cho phép thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong trường hợp:
+ Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
+ Đất không có tranh chấp
+ Vẫn còn thời hạn sử dụng đất
+ Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án 
+ Việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền và có hiệu lực từ khi đăng ký vào sổ địa chính.

Quy trình chuyển nhượng QSD đất:

Bước 1: 2 bên cần chuẩn bị các giấy tờ sau

Bên bán: Giấy chứng nhận QSD đất [ sổ hồng ], CMND, sổ hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn [ trường hợp độc thân thì phải xin giấy xác nhận tình trạng độc thân ]. Trường hợp trên giấy chứng nhận QSD đất đứng tên nhiều người thì tất cả những người này đều phải mang đầy đủ giấy tờ như trên.
Bên mua: CMND, sổ hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn [ độc thân thì xin giấy xác nhận tình trạng độc thân ], nếu bên mua có vợ hoặc chông thì nên đứng tên 1 người [ sau thủ tục đỡ lằng nhằng, nếu sau muốn bán thi cũng phải cần cả vợ chồng ký vì là tài sản hình thành sau hôn nhận ], đứng tên 2 hay nhiều người khác nhau cũng cần các giấy tờ tất cả những người đứng tên.

Bước 2: Hẹn nhau ra văn phòng công chứng

Sau khi cả bên bán và bên mua đã chuẩn bị những giấy tờ như trên, 2 bên hẹn nhau ra văn phòng công chứng, bên công chứng họ sẽ soạn hợp đồng chuyển nhượng, 2 bên chỉ việc ký vào.

Bước 3: Sau khi công chứng hoàn tất, bên mua đem hồ sơ đã công chứng ra văn phong đăng ký đất đai

Văn phòng đăng ký đất đai sẽ tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ và tiến hành theo quy trình nếu đã đầy đủ.
Hồ sơ đầy đủ bao gồm:
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất [01 bản chính + 02 bản photo có chứng thực]
– CMND, hộ khẩu 2 bên chuyển nhượng [02 bản có chứng thực]
– Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất [02 bản có công chứng]
– Giấy tờ chứng minh tài sản chung/ riêng [giây xác nhận tình trạng hôn nhân, 02 bộ có chứng thực]
– Đơn đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất [01 bản chính]
– Tờ khai lệ phí trước bạ [02 bản chính]
– Tờ khai thuế thu nhập cá nhân [02 bản chính]
– Tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp [02 bản chính]
– Tờ khai đăng ký thuế
– Sơ đồ vị trí nhà đất [01 bản chính]

Kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, thời gian thủ tục sang tên kéo dài 15-30 ngày làm việc [ Tùy từng địa phương thời gian sẽ nhanh hay chậm ]
Bộ hồ sơ sẽ được gửi đến cơ quan thuế và phòng Tài nguyên và Môi trường để xác định nghĩa vụ tài chính và tiến hành sang tên.

*Lưu ý
Tình huống chuyển nhượng một phần thửa đất thì người sử dụng đề nghị Văn phòng đăng ký đất đai thực hiện đo đạc, tách thửa đối với phần diện tích cần thực hiện chuyển nhượng trước khi nộp hồ sơ.

Bước 4: Thực hiện nghĩa vụ tài chính [ đóng thuế ]

Văn phòng đăng ký đất đai sẽ gửi thông báo cho chủ thửa đất ngay khi có thông từ cơ quan thuế để hoàn thành nghĩa vụ tài chính.

Bước 5: Nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất

Sau khi hoàn tất nghĩa vụ tài chính, chủ thửa đất nộp biên lai cho Văn phòng đăng ký đất đai để nhận Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Thời gian làm thủ tục cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tối đa là 30 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. 

Thuế & lệ phí khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất: 

Một chi phí khi sang tên đất đai gồm: Chi phí công chứng hợp đồng chuyển nhượng, thuế thu nhập các nhân khi chuyển nhượng bất động sản, lệ phí trước bạ sang tên quyền sử dụng đất: 

Tiền nộp đất = [Diện tích đất] x [Giá đất] x [Lệ phí]

Tiền nộp nhà= [Diện tích nhà] x [Cấp nhà] x [Lệ phí]

Trong đó:
– Diện tích đất tính bằng m2
– Giá đất theo bảng giá
– Lệ phí = 0,5%

*KHÔNG phải nộp lệ phí trước bạ khi:
– Chuyển giao tài sản cho vợ chồng, con cái, cha mẹ.
– Nhà đất được đền bù hoặc mua bằng tiền đền bù.
– Nhà đất đã có Giấy chứng nhận chung hộ gia đình, khi phân chia nhà đất cho những người trong hộ gia đình.

Thuế thu nhập cá nhân [ Bên bán chịu ]

Cách 1: Thuế thu nhập cá nhân = 25% giá trị lợi nhuận [giá bán – giá mua]

Cách 2: Áp dụng khi không xác định được giá mua [thông thường cơ quan thuế áp dụng phương pháp này]

Thuế thu nhập cá nhân = 2% Giá chuyển nhượng [giá ghi trong hợp đồng].

*KHÔNG phải nộp thuế thu nhập cá nhân khi:

– Chuyển nhượng bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.

– Chuyển nhượng nhà ở, quyền sử dụng đất ở và tài sản gắn liền với đất ở của cá nhân trong trường hợp cá nhân chỉ có một nhà ở, đất ở duy nhất.

– Nhận thừa kế, quà tặng là bất động sản giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau.

Chủ Đề