Luyện tập về hình bình hành

Bài 2. Hình bình hành ABCD có cạnh đáy AB = 15cm, chiều cao AH bằng 3/5 cạnh đáy. Tính diện tích của hình bình hành đó.

Giải:

Chiều cao của hình bình hành ABCD bằng:

15 x 3/5 = 9 [cm]

Diện tích hình bình hành ABCD bằng:

15 x 9 = 135 [cm2]

Đáp số: 135cm2.

Bài 3. Có một miếng đất hình bình hành cạnh đáy bằng 32m, người ta mở rộng miếng đất bằng cách tăng độ dài cạnh đáy thêm 4m được miếng đất hình bình hành mới. Có diện tích hơn diện tích miếng đất ban đầu là 56cm. Hỏi diện tích của miếng đất ban đầu là bao nhiêu?

Giải:

Miếng đất sau khi mở rộng có diện tích hơn diện tích ban đầu là 56m2. Phần tăng thêm là diện tích một hình bình hành có cạnh đáy là 4m và có chiều cao bằng chiều cao của miếng đất ban đầu.

Chiều cao của miếng đất ban đầu bằng:

56 : 4 = 14 [m]

Diện tích của miếng đất ban đầu:

32 x 14 = 488 [m2]

Đáp số: 488m2.

Bài 4. Có một miếng đất hình bình hành, cạnh đáy bằng 48m, chiều cao kém cạnh đáy 12m, trên miếng đất người ta trồng rau, mỗi mét vuông thu hoạch được 2kg rau. Hỏi số rau thu hoạch trên miếng đất là bao nhiêu?

Giải:

Chiều cao của miếng đất là:

48 – 12 = 36 [m]

Diện tích của miếng đất:

48 x 36 = 1728 [m2]

Số rau thu hoạch trên miếng đất:

2 x 1728 = 3456 [kg]

Đáp số: 3456kg

Bài 5. Tính diện tích hình chữ nhật AKCH biết hình bình hành ABCD có diện tích bằng 28cm2.

Giải:

Chiều cao AH của hình bình hành ABCD là:

28 : 7 = 4 [cm]

Độ dài cạnh HC hình chữ nhật AKCH là:

7 – 2 = 5 [cm]

Diện tích của hình chữ nhật AKCH là:

5 x 4 = 20 [cm2]

Đáp số: 20cm2

Bài 6. Tìm diện tích của hình H gồm hình bình hành ABCD và hình chữ nhật BMNC, biết hình chữ nhật BMNC có chu vi bằng 18cm và chiều dài MN gấp hai lần chiều rộng BM.

Giải:

Nửa chu vi hình chữ nhật BMNC bằng:

18 : 2 = 9 [cm]

Coi chiều dài hình chữ nhật BMNC gồm 2 phần bằng nhau thì chiều rộng của nó gồm 1 phần như thế.

Tổng số phần bằng nhau là:

2 + 1 = 3 [phần]

Chiều rộng của hình chữ nhật BMNC:

9 : 3 = 3 [cm]

Chiều dài của hình chữ nhật BMNC:

3 x 2 = 6 [cm]

Diện tích của hình chữ nhật BMNC:

6 x 3 = 18 [cm2]

Diện tích hình bình hành ABCD:

6 x 2 = 12 [cm2]

Diện tích hình H là:

12 + 18 = 30 [cm2]

Đáp số: 30cm2

C. BÀI TẬP TỰ LUYỆN

Bài 1. Tính diện tích hình bình hành có:

a] Độ dài đáy 12m, chiều cao 5m

b] Độ dài đáy 2m 5dm, chiều cao 18dm

c] Độ dài đấy 56cm, chiều cao 7dm

Bài 2. Cho hình bình hành có:

a] Diện tích 135cm2 và độ dài đáy 15cm. Tính chiều cao của hình bình hành.

b] Diện tích 420dm2 và chiều cao 3m. Tính độ dài đáy của hình bình hành.

Bài 3. Cho hình bình hành ABCD có AB = 18cm, AH = 10cm, BC = 12cm. Tính độ dài đoạn thẳng AK, biết AH vuông góc với DC và AK vuông góc với BC.

Bài 4. Hình vẽ bên gồm hình chữ nhật ABCD và hình bình hành ABMN. Biết chu vi hình chữ nhật ABCD là 84m, chiều dài hơn chiều rộng 6m. Tính diện tích hình bình hành ABMN.

Bài 5. Hình vẽ bên gồm hình bình hành ABCD và hình chữ nhật ABEG. Biết BC = 20cm, AH = 27cm, BE = 18cm. Tính chu vi hình chữ nhật ABEG.

Tài liệu gồm 16 trang, tóm tắt lý thuyết trọng tâm cần đạt, phân dạng và hướng dẫn giải các dạng toán, tuyển chọn các bài tập từ cơ bản đến nâng cao chuyên đề hình bình hành, có đáp án và lời giải chi tiết, hỗ trợ học sinh trong quá trình học tập chương trình Hình học 8 chương 1: Tứ giác.

I. TÓM TẮT LÝ THUYẾT
Định nghĩa: Hình bình hành là tứ giác có các cặp cạnh đối song song.
Tính chất: Trong hình bình hành:
+ Các cạnh đối bằng nhau.
+ Các góc đối bằng nhau.
+ Hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường.
Dấu hiệu nhận biết:
+ Tứ giác có các cạnh đối song song là hình bình hành.
+ Tứ giác có các cạnh đối bằng nhau là hình bình hành.
+ Tứ giác có hai cạnh đối song song và bằng nhau là hình bình hành.
+ Tứ giác có các góc đối bằng nhau là hình bình hành.
+ Tứ giác có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường là hình bình hành.
II. BÀI TẬP VÀ CÁC DẠNG TOÁN
A. CÁC DẠNG BÀI CƠ BẢN VÀ NÂNG CAO
+ Dạng 1. Vận dụng tính chất của hình bình hành để chứng minh các tính chất hình học.
Phương pháp giải: Vận dụng định nghĩa và các tính chất về cạnh, góc và đường chéo của hình bình hành.
+ Dạng 2. Chứng minh tứ giác là hình bình hành.
Phương pháp giải: Vận dụng các dấu hiệu nhận biết để chứng minh một tứ giác là hình bình hành.
+ Dạng 3. Chứng minh ba điểm thẳng hàng, các đường thẳng đồng quy.
B. PHIẾU BÀI TỰ LUYỆN CB – NC

Tải tài liệu

Chủ Đề