Mắt bị thâm quầng là bệnh gì

Bọng mắt hay còn gọi là bọng mỡ dưới mắt gây mất thẩm mỹ cho gương mặt, đồng thời khiến bạn cảm thấy thiếu tự tin khi giao tiếp. Hãy tìm hiểu thêm nguyên nhân và cách điều trị để khắc phục nhanh chóng tình trạng trên.

Bọng mắt là gì?

Có thể nói, bọng mắt là tình trạng sưng nhẹ hoặc phồng lên dưới mắt. Theo tuổi tác, các mô xung quanh mắt, bao gồm một số các cơ hỗ trợ mí mắt, bị yếu đi. Mỡ hỗ trợ mắt di chuyển vào mí mắt dưới, gây ra bọng dưới mắt. Chất lỏng cũng có thể tích tụ bên dưới mắt làm tăng độ sưng phồng.

Nguyên nhân xuất hiện bọng mắt: Là do tuổi tác, điều kiện sức khỏe, thể chất, yếu tố di truyền hay nhiều yếu tố khác nữa như thường xuyên xem tivi, đọc sách, làm việc bên máy tính, khâu vá…

Từ hai nhận định trên, bạn sẽ dễ dàng xác định rõ nguyên nhân chính là do đâu mà tình trạng thâm quầng, bọng mắt hiện diện trên đôi mắt của mình. Dựa vào đó tìm cho mình phương pháp điều trị hiệu quả tốt nhất.

Triệu chứng của bọng mắt

Các triệu chứng phổ biến của bọng dưới mắt là:

– Sưng nhẹ

– Da chảy xệ

– Quầng thâm

Nguyên nhân gây nên bọng mắt

Ngày nay, bọng mỡ dưới mắt không chỉ xuất hiện ở người lớn tuổi mà tỉ lệ người trẻ gặp phải tình trạng này cũng đang ngày càng gia tăng. Dưới đây là những nguyên nhân chính gây ra tình trạng bọng mỡ mắt.

Lão hóa: Bọng mắt có thể là cảnh báo cơ thể đang già đi. Cơ bắp và các dây chằng trở nên yếu đi theo tuổi tác, khiến vùng da dưới mắt chảy xệ. Mỡ sẽ tích tụ bên dưới mắt và khiến chúng trông sưng húp. Những bọng mắt này có thể trở nên rõ hơn nữa khi chủ nhân của nó rơi vào căng thẳng hoặc ốm đau.

Di truyền: Nếu bọng mắt là tài sản được thừa kế. Một số người sẽ có bọng mắt bất kể già hay trẻ vì họ có điều này trong gene. Nếu bọng mắt đã là một di sản trong gia đình, bạn có thể có bọng mắt ngay cả khi vẫn còn rất trẻ.

Dị ứng: Dị ứng có thể là câu trả lời cho túi dưới mắt. Tiếp xúc với một số chất gây dị ứng có thể dẫn đến viêm mắt.

Điều này cũng sẽ đi kèm với kích ứng, sưng, ngứa. Ngứa có thể khiến người bệnh dụi mắt và sẽ dẫn đến sự phát triển của bọng mắt. Nếu dị ứng là nguyên nhân cơ bản của bọng mắt, người bệnh sẽ gặp các triệu chứng khác, chẳng hạn như chảy nước mắt, nghẹt mũi và đau xung quanh cung mắt và má.

Giữ nước: Cơ thể giữ nước ở các khu vực khác nhau để chống mất nước. Dịch lỏng có thể tích tụ dưới mắt sẽ gây ra bọng mắt. Stress, căng thẳng quá mức sẽ làm cho tình trạng giữ nước tồi tệ hơn và làm cho những chiếc túi dưới mắt trở nên nổi bật hơn.

Thay đổi nội tiết: Khi cơ thể trải qua thay đổi nội tiết tố có thể phát triển bọng mắt. Sự thay đổi nội tiết tố dẫn đến tình trạng ứ nước dưới mắt, từ đó sẽ làm tăng bọng mắt. Điều này khá phổ biến ở phụ nữ trong thời kỳ mang thai và kinh nguyệt. Nếu bọng mắt là di truyền thì thay đổi nội tiết tố làm nó trầm trọng hơn.

Vấn đề về giấc ngủ: Có vấn đề về giấc ngủ cũng là một trong những câu trả lời cho “Điều gì gây ra bọng mắt?”. Không ngủ đủ giấc sẽ dẫn đến túi dưới mắt có quầng thâm sẽ khiến bạn trông yếu đuối và mệt mỏi. Một số người cũng có thể xuất hiện túi dưới mắt do ngủ quá nhiều, ngủ nướng. Vì vậy, thay đổi thói quen ngủ không tốt cũng là cách để thoát khỏi bọng mắt và quầng thâm.

Nạp vào cơ thể quá nhiều natri và… rượu: Ăn thực phẩm giàu natri [muối] cũng sẽ góp phần vào sự phát triển của bọng mắt vì muối có xu hướng giữ nước. Đối với rượu thì hơi khác nhưng hậu quả lại giống nhau, uống quá nhiều rượu làm mất nước cơ thể và làm cho các mô dưới mắt yếu đi và nhão.

Khi bù nước cho cơ thể, làm thỏa mãn sự háo khát do rượu gây nên, những chiếc túi dưới mắt sẽ phát triển để giữ nước – Một cách để cơ thể phòng ngừa và chống mất nước trong tương lai.

Bệnh tật: Một số bệnh cũng có thể là lý do phía sau bọng mắt. Xoang mạn tính có thể gây ra túi mắt với các vấn đề khác, chẳng hạn như nhức đầu, sốt và sưng mặt. Bệnh dị ứng, thiếu máu và viêm kết mạc là một số bệnh khác có thể gây ra bọng mắt. Một số nguyên nhân phổ biến khác của bọng mắt bao gồm suy giáp, trichinosis, bạch cầu đơn nhân, viêm mô tế bào quanh mắt và bệnh Chagas.

Nguyên nhân khác: Nguyên nhân gây ra bọng mắt có thể khá đơn giản. Ví dụ, một người có thể “sắm” cho mình những chiếc túi dưới mắt bằng nước mắt khi khóc quá nhiều.

Cách khắc phục bọng mắt

Bọng mắt thường là vấn đề về thẩm mỹ và không yêu cầu điều trị đặc hiệu. Lối sống và các biện pháp tại nhà có thể  giảm bớt hoặc loại bỏ mắt sưng phồng.

Phương pháp điều trị y tế và phẫu thuật có thể được tiếp cận để cải thiện bề ngoài của bạn. Điều trị thường không được bảo hiểm y tế chi trả nếu chỉ với mục đích thẩm mỹ.

Thuốc

Nếu bạn nghĩ mình bị sưng dưới mắt là do dị ứng, hãy hỏi bác sĩ về các loại thuốc dị ứng theo toa.

Nhiều phương pháp điều trị nếp nhăn khác nhau được sử dụng để cải thiện sự xuất hiện của bọng mắt. Chúng bao gồm laser tái tạo bề mặt da, lột da bằng hóa chất và tiêm xoá nhăn giúp cải thiện da, căng da và trẻ hóa phần da dưới mắt.

Phẫu thuật mí mắt

Phẫu thuật mí mắt  là một lựa chọn để loại bỏ bọng mắt. Bác sĩ phẫu thuật cắt ngay dưới lông mi trong nếp gấp tự nhiên của mắt hoặc bên trong mí dưới. Bác sĩ phẫu thuật loại bỏ hoặc tái phân phối chất béo dư thừa, cơ và da bị chảy xệ, sau đó khâu mép cắt với loại chỉ tự tiêu rất nhỏ theo nếp gấp tự nhiên của mí hoặc bên trong mí mắt dưới. Thủ thuật này thường được thực hiện như một thủ thuật ngoại trú.

Ngoài cắt bỏ bọng dưới mắt, phẫu thuật mí mắt cũng có thể chữa

– Túi mắt và sưng phồng mí trên

– Sụp mí mắt trên gây cản trở tầm nhìn

– Xệ các mí, có thể nhìn thấy tròng trắng dưới mống mắt – phần có màu của mắt

– Da dư thừa ở mí mắt dưới

Nói chuyện với bác sĩ về những rủi ro của phẫu thuật mí mắt, trong đó bao gồm nhiễm trùng, khô mắt, các vấn đề thị lực, tuyến nước mắt và vị trí mí mắt.

Cách phòng ngừa bọng mắt

Sau khi đã biết những gì gây ra bọng mắt, bạn có thể tìm hiểu một số biện pháp khắc phục tại nhà để đối phó với nó:

Đảm bảo ngủ đủ giấc mỗi đêm để làm giảm quầng thâm và ngăn ngừa bọng mắt. Nên ngủ ít nhất 8 giờ một đêm.

Hãy thường xuyên uống nước để cơ thể luôn đủ nước, điều này sẽ ngăn ngừa mất nước và phát triển túi dưới mắt.

Giảm lượng muối trong khẩu phần hàng ngày để đảm bảo cơ thể không giữ nước ở những vị trí sai, như khu vực dưới mắt. Để làm được điều này cũng nên hạn chế ăn thực phẩm chế biến bởi nó thường chứa lượng muối nhiều hơn cần thiết.

Có thể sử dụng những túi trà ướp lạnh đặt lên mắt để giúp ngăn ngừa bọng mắt và quầng thâm. Những lát dưa chuột mát lạnh cũng sẽ giúp làm dịu đôi mắt của bạn và giảm túi dưới mắt. Tương tự như vậy, những loại mặt nạ cho mặt và cho mắt cũng có tác dụng.

Bọng mắt có thể có nhiều nguyên nhân. Tuy nhiên, có một vài nguyên nhân dường như là bất khả kháng như di truyền, lão hóa – Nếu bạn già đi, bạn sẽ có quầng thâm và túi dưới mắt.

Chấp nhận sẽ khiến bạn cảm thấy bớt căng thẳng, điều này sẽ gián tiếp giúp cải thiện làn da của bạn cũng như không khiến bọng mắt trầm trọng hơn.

Bệnh viện Mắt Sài Gòn

Bs Nguyễn Thị Thu Thủy

1. Dấu hiệu của bệnh suy thận

Quầng mắt màu thâm, đen khiến cả khuôn mặt nhìn buồn bã và không có thần. Theo nghiên cứu quầng thâm đen do thận bị suy nhược gây ra. Thận yếu sẽ khiến vùng da dưới mắt bị tối, khô và thiếu sinh khí.

Có nhiều nguyên nhân khiến quầng mắt bị thâm đen đó là cơ thể quá mệt mỏi, thức khuya, có cuộc sống sinh hoạt không điều độ. Ngoài ra tâm trạng mệt mỏi, suy nghĩ nhiều hay buồn bã cũng khiến cho mắt trở nên tối, buồn bã. Vì vậy cần thay đổi tâm trạng tích cực hơn và có cuộc sống sinh hoạt lành mạnh hơn.

2. Dấu hiệu của bệnh gan

Mắt có quầng thâm đen là một biểu hiện bên ngoài của bệnh gan mãn tính, đặc biệt khi chức năng gan bị suy yếu trong thời gian dài, hoặc ở người bị phù gan mắt càng xuất hiện quầng thâm đen lâu.

Khoảng 20% người bị bệnh gan thường xuất hiện quầng thâm mắt ở những vùng cơ thể lộ ra ngoài như khuôn mặt, vùng quanh mắt…

Những người có dấu hiệu này cần nên đi khám và chữa trị kịp thời. Ngoài ra cần thay đỏi chế độ ăn uống và tĩnh dưỡng. Cần cung cấp dưỡng chất cần thiết bổ sung cho gan bên cạnh việc phục hồi lại các tế bào gan đã bị tổn thương, hồi phục lại chức năng gan. 

Nên nạp nhiều protein cho cơ thể, để đảm bảo cung cấp đủ cho việc hồi phục và tái sinh của các tế bào gan. Nên ăn nhiều thịt, trứng, và chế phẩm từ sữa. 

3. Kinh nguyệt không đều

Đồi với chị em phụ nữ, việc xuất hiện quầng thâm mắt trong thời gian dài cũng gây ra nỗi ám ảnh và thiếu tự tin. Bởi quầng thâm mắt làm cho khuôn mặt trở nên thiếu sức sống, nhìn buồn bã và già trước tuổi. Quầng thâm mắt có thể do các bạn nữ đang gặp các vấn đề về kinh nguyệt.

Theo Đông y, kinh nguyệt không đều, đau bụng kinh là do hàn khí bị ách tắc, khiến khí huyết không lưu thông. Quầng thâm mắt cũng là biểu hiện bên ngoài của việc khí huyết không lưu thông trong cơ thể. 

Ngoài ra, lượng kinh ra quá nhiều, hoặc chị em có hiện tượng xuất huyết tử cung cũng dễ bị quầng thâm mắt.

4. Dấu hiệu của bệnh dạ dày mãn tính

Quầng thâm mắt cũng là dấu hiệu cho thấy dạ dày của bạn đang gặp nhiều vấn đề. 0Những người bị viêm dạ dày mãn tính nếu chức năng tiêu hoá, hấp thụ bị suy giảm trong thời gian dài, dạ dày bị viêm đi viêm lại nhiều lần, quầng thâm mắt sẽ càng nặng hơn. 

Người bị suy nhược thần kinh, có bệnh về nội tạng cũng dễ xuất hiện quầng thâm mắt.

Cách phòng tránh: Bệnh viêm dạ dày mãn tính, ngoài việc chữa trị, quan trọng nhất là việc cân bằng chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Cần có chế độ ăn uống hợp lý, kiêng ăn uống quá nhiều, quá no, cần chú ý vệ sinh thực phẩm, không để dạ dày vốn bị suy nhược lại phải chịu thêm kích thích. Khi dạ dày ổn định, quầng thâm mắt sẽ tự biến mất. 

5. Dấu hiệu mũi có vấn đề

Quầng thâm mắt cũng có liên quan đến các vấn đề về mũi. Nếu ngày nào ngủ dậy bạn cũng hắt xì, chảy nước mũi trong thời gian dài sẽ khiến tĩnh mạch phía dưới mắt bị chảy máu làm xuất hiện quầng thâm. Do đó, nếu mũi bạn quá mẫn cảm, dễ bị viêm sẽ rất dễ làm xuất hiện quầng thâm mắt.

Tham khảo thêm thông tin bài viếtNhững cách đơn giản giúp bảo vệ đôi mắt

Theo Giáo Dục Thời Đại

Video liên quan

Chủ Đề