Mắt đỏ là biểu hiện của bệnh gì năm 2024

Bệnh đau mắt đỏ [hay viêm kết mạc] có thể gặp ở tất cả mọi người và dễ lây lan thành dịch. Có người bị đau mắt đỏ cả hai mắt nhưng có người chỉ bị đỏ một bên mắt. Vậy bị đau mắt đỏ 1 bên nhưng không đau có sao không? Bao lâu thì khỏi bệnh?

Bị đau mắt đỏ 1 bên là bị gì?

Bị đau mắt đỏ 1 bên là tình trạng các mạch máu bên trong nhãn cầu giãn ra làm xuất hiện các đường gân đỏ trong mắt. Các yếu tố ngoại lai tác động vào mắt sẽ là mắt xuất hiện những triệu chứng sưng và đỏ ở nhiều mức độ khác nhau. Đôi khi, đây còn có thể là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh về mắt.

Tình trạng bị đau mắt đỏ 1 bên nhưng không đau

Tình trạng mắt bị đỏ 1 bên nhưng không đau là điều bình thường và hầu hết trường hợp này không gây nguy hiểm cho mắt. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này có thể do ảnh hưởng từ môi trường bên ngoài hoặc do mắc một số bệnh về mắt.

Nguyên nhân gây đau mắt đỏ 1 bên là gì?

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau mắt đỏ 1 bên. [1]

1. Nhiễm khuẩn

Vi khuẩn có thể truyền sang một hoặc cả hai mắt thông qua tiếp xúc, chạm vào mắt bằng tay không sạch hoặc sử dụng đồ trang điểm hoặc kem dưỡng da mặt bị nhiễm khuẩn.

2. Nhiễm virus

Nhiễm virus liên quan đến cảm lạnh thông thường, nhiễm trùng đường hô hấp trên và trong một số trường hợp hiếm gặp hơn là mụn rộp và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.

3. Dị ứng

Mắt có thể bị dị ứng với các chất gây kích thích như phấn hoa, nấm mốc, mạt bụi, mỹ phẩm, hoặc kính áp tròng và dung dịch ngâm kính.

4. Hóa chất bắn vào mắt

Đồ trang điểm mặt hoặc mắt, bụi bẩn, ô nhiễm không khí, clo trong bể bơi hoặc các hóa chất độc hại khác có thể gây kích ứng hoặc viêm ở một hoặc cả hai mắt.

5. Dị vật trong mắt

Trong trường hợp dị vật rơi vào mắt như lông mi hoặc cát, có thể được loại bỏ khỏi mắt thông qua quá trình chớp mắt và chảy nước mắt bình thường. Không nên dụi mắt và cần rửa tay kỹ trước khi kiểm tra mắt.

6. Bị tắc tuyến lệ

Khi tuyến lệ trong mắt bị tắc một phần hoặc hoàn toàn, nước mắt sẽ không lưu thông trong mắt như bình thường, dẫn đến tình trạng chảy nước mắt sống, khiến mắt yếu đi, dễ nhiễm trùng và mắc các bệnh về mắt.

7. Dùng kính áp tròng

Kính áp tròng mềm thường chứa hóa chất gây dị ứng do đặc tính ngậm nước giữ ẩm, vì vậy khi người bệnh đeo kính áp tròng mềm có nguy cơ bị giảm cảm giác và phản ứng dị ứng với chất độc. Tất cả các chất bảo quản và hóa chất bảo quản đều có thể gây ra phản ứng dị ứng và có thể gây ra tình trạng tăng sản hột [trong đó Thimerosal là chất bảo quản độc hại nhất].

8. Tiếp xúc với người đang bị đau mắt đỏ khác

Viêm kết mạc do virus hoặc vi khuẩn gây ra rất dễ lây lan theo nhiều cách khác nhau như tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp [qua không khí khi ho hoặc hắt hơi hoặc chạm vào một vật có vi trùng và sau đó chạm vào mắt mà chưa rửa tay]. [2]

Bệnh đau mắt đỏ do nhiều tác nhân gây ra nhưng chủ yếu do vi khuẩn, virus

Bị đau mắt đỏ 1 bên có lây sang bên còn lại không?

Khi xác định được nguyên nhân gây đỏ mắt 1 bên, bạn sẽ biết liệu tình trạng này có thể lan sang mắt thứ hai hay không. Hầu hết, các nguyên nhân gây đỏ mắt phổ biến ở một mắt đều không lây sang mắt thứ hai, tuy nhiên tình trạng này có thể dễ dàng gặp phải nếu người bệnh không cẩn thận và không giữ gìn vệ sinh cho mắt. [3]

Khi nhận thấy một mắt đột nhiên đỏ lên không rõ nguyên nhân, trong khi chăm sóc cho mắt bị bệnh cũng rất cần chú ý và theo dõi mắt còn lại. Lúc này, việc vệ sinh hai mắt cần tách biệt rõ ràng, ví dụ: dùng riêng thuốc nhỏ mắt, nước muối, khăn… khi vệ sinh mắt. Sau khi vệ sinh mắt bị bệnh, hãy rửa tay trước rồi mới làm sạch mắt khỏe mạnh còn lại.

Bệnh đau mắt đỏ thường do virus hoặc vi khuẩn tấn công với khả năng lây truyền rất cao. Hầu hết những người bị đau mắt đỏ lần đầu tiên gặp các triệu chứng ở một mắt và sau đó dần dần lan sang mắt thứ hai sau 1-2 ngày. Tất cả các biện pháp bảo vệ chỉ có thể giúp giảm thiểu rủi ro chứ không thể ngăn hoàn toàn việc mắt kia bị nhiễm trùng.

Vì vậy, khi phát hiện triệu chứng mắt tự nhiên bị đỏ 1 bên không đau, cũng như các triệu chứng khác nghi ngờ bệnh đau mắt đỏ, bạn nên đến gặp bác sĩ để được khám, chẩn đoán và điều trị đúng nhằm hạn chế nguy cơ nhiễm trùng ở mức độ nhất định để giữ cho đôi mắt của bạn khỏe mạnh và tránh sự lây lan của các dịch bệnh lớn.

Khám mắt định kỳ giúp bảo vệ đôi mắt khỏe đẹp

Triệu chứng bị đau mắt đỏ 1 bên là gì?

Dưới đây là các triệu chứng bị đau mắt đỏ 1 bên có thể xuất hiện:

1. Đỏ mắt

Đỏ mắt là triệu chứng điển hình của viêm kết mạc. Đó là một triệu chứng phổ biến, hiếm khi trở nên nghiêm trọng và nếu được phát hiện và điều trị kịp thời thì không gây tổn thương mắt hoặc thị lực lâu dài.

2. Ngứa hoặc cộm ở mắt

Ngứa, rát hoặc khó chịu khi có dị vật mắc kẹt trong mắt là những triệu chứng điển hình của viêm kết mạc. Các triệu chứng của viêm kết mạc do vi khuẩn thường bắt đầu ở một mắt và lan sang mắt kia trong vòng vài ngày. Nếu nguyên nhân do virus thì triệu chứng sẽ xuất hiện ở cả hai mắt. Các triệu chứng của bệnh đau mắt đỏ dị ứng thường xảy ra ở cả hai mắt và hầu như luôn bị ngứa, trong khi sưng mí mắt thường do vi khuẩn và dị ứng gây ra.

3. Tiết nhiều dịch ở mắt

Chảy nước mắt quá nhiều thường gặp ở những người bị viêm kết mạc do virus và viêm kết mạc dị ứng. Viêm kết mạc do vi khuẩn gây ra tạo ra dịch mủ màu vàng hoặc xanh.

4. Nhạy cảm với ánh sáng

Đau mắt đỏ có thể làm mắt nhạy cảm với ánh sáng. Một số triệu chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như suy giảm thị lực, nhạy cảm với ánh sáng hoặc đau dữ dội, có thể do nhiễm trùng lan ra ngoài kết mạc, nhiễm trùng nặng hoặc viêm bên trong mắt. Khi phát hiện tình trạng này, người bệnh cần được đưa ngay đến cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

5. Đóng màng, ghèn sau khi thức dậy

Mí mắt dính vào nhau khi thức dậy có thể do vi khuẩn tích tụ trong khi ngủ.

6. Chảy nước mắt

Đau mắt đỏ do virus và dị ứng gây ra là nguyên nhân chính khiến bạn chảy nước mắt nhiều hơn bình thường.

Bị đau mắt đỏ 1 bên có sao không? Biến chứng gì không?

Hầu hết các trường hợp đau mắt đỏ đều tương đối nhẹ và không gây tổn thương mắt. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, các biến chứng có thể phát triển nghiêm trọng và thậm chí đe dọa tính mạng người bệnh. Một số biến chứng thường thấy của đau mắt đỏ gồm:

  • Viêm giác mạc biểu mô có đốm [Punctate epithelial keratitis]: được đặc trưng bởi nhiễm trùng giác mạc kèm theo sự hình thành các chấm nhỏ. Sự tái phát của nhiễm trùng herpes là một nguyên nhân phổ biến. Ngoài đau mắt, tình trạng nhạy cảm với ánh sáng cực độ có thể xảy ra do các lỗ nhỏ khiến ánh sáng khuếch tán bất thường. Các triệu chứng có xu hướng thuyên giảm trong vòng vài tuần khi sử dụng thuốc kháng virus.
  • Viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh [Ophthalmia neonatorum]: có thể tránh được bằng cách sàng lọc định kỳ các bệnh lây truyền qua đường tình dục ở mẹ và sử dụng kháng sinh ở trẻ sơ sinh. Trẻ sơ sinh không được điều trị có nguy cơ suy giảm thị lực và mù lòa. Hơn nữa, khoảng 20% trẻ sơ sinh bị viêm kết mạc do chlamydia sẽ bị viêm phổi, có khả năng đe dọa tính mạng các em.

Bị đau mắt đỏ 1 bên bao lâu thì khỏi?

Tùy thuộc vào loại đau mắt đỏ mà phương pháp điều trị bệnh và thời gian khỏi bệnh ở mỗi người cũng khác nhau. Hầu hết, các trường hợp đau mắt đỏ do virus đều nhẹ, thường sẽ hết sau 7-14 ngày mà không cần điều trị và không có bất kỳ hậu quả lâu dài nào. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh đau mắt đỏ do virus có thể mất từ 2-3 tuần hoặc hơn mới khỏi.

Đau mắt đỏ do vi khuẩn có thể thuyên giảm mà không cần điều trị bằng kháng sinh và không gây ra bất kỳ biến chứng nào, thường cải thiện sau 2-5 ngày mà không cần điều trị nhưng có thể mất 2 tuần mới khỏi hoàn toàn.

Đau mắt đỏ do chất gây dị ứng [chẳng hạn như phấn hoa hoặc lông động vật] thường được cải thiện ngay khi loại bỏ chất gây dị ứng khỏi môi trường sống. Thuốc dị ứng và một số thuốc nhỏ mắt [thuốc kháng histamine và thuốc co mạch tại chỗ], bao gồm một số thuốc nhỏ mắt theo toa, cũng có thể giúp giảm đau mắt đỏ do dị ứng.

Khi nào bạn cần gặp bác sĩ?

Người bệnh cần gặp bác sĩ ngay nếu đau mắt đỏ kèm theo các triệu chứng như sưng hạch bạch huyết hoặc bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng đường hô hấp, đặc biệt trẻ em trong độ tuổi đi học. Trẻ em là đối tượng dễ nhiễm virus lây truyền nhất do hệ thống miễn dịch chưa phát triển hoàn toàn.

Ngay cả khi không có triệu chứng rõ ràng nào khác, người bệnh vẫn nên gặp bác sĩ chuyên khoa Mắt nếu tình trạng đau mắt đỏ diễn ra trong hơn 2 tuần. Nấu gặp bất kỳ triệu chứng nào dưới đây, người bệnh nên liên hệ với bác sĩ ngay lập tức vì đây là dấu hiệu bạn đã nhiễm trùng nặng:

  • Sốt cao.
  • Mắt chảy ghèn có màu vàng hoặc xanh.
  • Đau dữ dội khi nhìn vào ánh sáng mạnh.
  • Mờ mắt, song thị, giảm thị lực hoặc nhìn thấy quầng sáng xung quanh đồ vật.

Phương pháp điều trị bị đau mắt đỏ 1 bên

Phương pháp điều trị đau mắt đỏ 1 bên thường phụ thuộc vào loại đau mắt đỏ mà người bệnh mắc phải. [4]

  • Đau mắt đỏ do virus có thể tự khỏi mà không cần điều trị. Có thể dùng khăn lạnh đắp lên mắt để giảm sưng và ngứa.
  • Đau mắt đỏ do vi khuẩn có thể được điều trị bằng thuốc nhỏ mắt kháng sinh, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng. Thuốc kháng sinh không điều trị nhiễm trùng do virus hoặc do dị ứng.
  • Đau mắt đỏ do dị ứng có thể điều trị bằng một số loại thuốc nhỏ mắt giúp giảm ngứa và sưng mắt.
  • Đôi khi đau mắt đỏ có thể do hóa chất bắn vào mắt, cần loại bỏ hóa chất ra khỏi mắt bằng cách rửa mắt với nước sạch, trường hợp nặng sẽ cần đến sự can thiệp từ bác sĩ nhãn khoa. Còn nếu mắt chỉ bị tổn thương nhẹ, bác sĩ sẽ kê đơn cho người bệnh sử dụng một số loại thuốc nhỏ mắt hoặc thuốc mỡ cho mắt.

Đau mắt đỏ thường tự khỏi trong vòng 1–2 tuần. Nếu các triệu chứng kéo dài hơn người bệnh nên đến bệnh viện ngay để bác sĩ có thể lên phác đồ điều trị kịp thời, tránh các biến chứng cho mắt.

Đau mắt đỏ do dị ứng có thể điều trị bằng một số loại thuốc nhỏ mắt, giúp giảm ngứa và sưng mắt

Phòng ngừa khi bị đau mắt đỏ 1 bên

Việc phòng ngừa đau mắt đỏ sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ bệnh lây sang mắt còn lại hoặc lây cho những người xung quanh. Một vài mẹo giúp giảm rủi ro lây bệnh gồm:

1. Hạn chế dùng tay chạm vào mắt

Không dùng tay dụi mắt, đặc biệt khi chỉ có 1 bên mắt bị đau mắt đỏ, điều này sẽ dễ lây bệnh sang bên mắt còn lại. Đảm bảo vệ sinh cá nhân bằng cách rửa tay với xà bông và nước sạch trước và sau khi chạm vào mắt. Hoặc dùng dung dịch sát khuẩn vệ sinh tay thường xuyên, ít nhất 3 lần/ngày.

2. Vệ sinh mắt thường xuyên

Vệ sinh mắt ít nhất 2 lần/ngày bằng bông sạch và nước muối sinh lý. Sau khi lau rửa cần vứt bông ngay vào thùng rác, tránh để vi khuẩn hoặc virus từ bông tiếp xúc với các bề mặt khác sẽ dễ lây bệnh cho bên mắt còn lại hoặc cho người khác. Không tự ý mua thuốc hoặc dùng thuốc nhỏ mắt của người khác, chỉ sử dụng thuốc theo đúng chỉ dẫn từ bác sĩ.

3. Không dùng chung vật dụng cá nhân

Không dùng chung vật dụng cá nhân như mỹ phẩm, thuốc nhỏ mắt,… chung với người bị bệnh. Nên dùng riêng gối, khăn và chậu rửa mặt. Thường xuyên giặt khăn với xà bông và nước ấm trước và sau khi vệ sinh mắt, sau đó phơi khăn dưới nắng hàng ngày.

4. Hạn chế đến nơi công cộng

Hạn chế đến nơi công cộng như bệnh viện, trường học, hồ bơi,… khi dịch đang bùng phát. Hạn chế tiếp xúc với người bị đau mắt đỏ hoặc nghi ngờ bệnh. Với trẻ em bị đau mắt đỏ nên chủ động cho các em nghỉ học, không nên đưa các em đến những nơi đông người trong thời gian bị bệnh.

Chuyên khoa Mắt, BVĐK Tâm Anh TPHCM là nơi quy tụ các chuyên gia và bác sĩ đầu ngành với nhiều năm kinh nghiệm trong việc khám và điều trị các bệnh về mắt: đau mắt đỏ [viêm kết mạc], viêm loét giác mạc, lẹo mắt, giác mạc hình nón, viêm màng bồ đào, tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, thoái hóa điểm vàng,… Hệ thống trang thiết bị hiện đại được nhập khẩu chính ngạch từ các nước Âu – Mỹ, Nhật Bản… giúp phát hiện bệnh chuẩn xác và rút ngắn thời gian thăm khám cũng như điều trị bệnh.

Bị đau mắt đỏ 1 bên thường rất dễ chữa nếu được phát hiện sớm. Vì vậy, khi bạn có dấu hiệu đau mắt đỏ, hãy đến ngay các bệnh viện và cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời, tránh các biến chứng nguy hiểm cho mắt.

Bệnh mắt đỏ có triệu chứng gỉ?

Dấu hiệu nhận biết đau mắt đỏ.

Đỏ một hoặc cả hai mắt;.

Ngứa một hoặc cả hai mắt; cảm giác có sạn ở trong mắt;.

Rỉ dịch ở một hoặc hai mắt; chảy nước mắt;.

Mi mắt sưng nhẹ, hơi đau, kết mạc sưng phù, đỏ. ... .

Kèm theo có thể ho, sốt nhẹ, nổi hạch trước tai [hay gặp ở trẻ em]..

Bị đau mắt đỏ 1 bên bao lâu thì khỏi?

Đau mắt đỏ thường tự khỏi trong vòng 1–2 tuần. Nếu các triệu chứng kéo dài hơn người bệnh nên đến bệnh viện ngay để bác sĩ có thể lên phác đồ điều trị kịp thời, tránh các biến chứng cho mắt.

Bệnh đau mắt đỏ bao lâu thì khỏi?

Hầu hết các trường hợp đau mắt đỏ thường sẽ khỏi trong vòng 7 đến 10 ngày. Tuy nhiên, thời gian khỏi của bệnh đau mắt đỏ còn phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản: Do virus thường sẽ hết sau 7 - 14 ngày, nặng hơn có thể mất từ ​​2 đến 3 tuần. Do nhiễm trùng thường cải thiện sau 2 đến 5 ngày, chậm nhất là 2 tuần.

Làm thế nào để hết bị đau mắt đỏ?

Hướng dẫn cách chữa đau mắt đỏ tại nhà nhanh hết và hiệu quả.

Thuốc nhỏ mắt. Dùng nước mắt nhân tạo không kê đơn hoặc thuốc nhỏ nước muối có thể làm dịu triệu chứng đau mắt đỏ. ... .

Chườm ấm. ... .

Chườm lạnh. ... .

Thuốc giảm đau không kê đơn..

Chủ Đề