Máu kinh ra bao nhiêu là bình thường

Trong đa số các trường hợp, kinh nguyệt ở những năm 30 tuổi sẽ có một vài sự thay đổi so với những năm 20 tuổi.

Tuy nhiên, nếu bạn sinh con và cho con bú trong giai đoạn này, có thể bạn sẽ mất kinh trong một vài tháng hoặc có chu kỳ kinh nguyệt không đều đặn.

Khi hành kinh trở lại sau giai đoạn sinh con và cho con bú, lượng máu kinh nguyệt có thể cũng không còn dồi dào như trước.

Với một số người, độ tuổi từ 35 đến gần 40 tuổi là khởi đầu cho một hành trình hoàn toàn mới: tiền mãn kinh. Lúc này, cơ thể bắt đầu ít sản xuất estrogen và progesterone. Mặc dù hầu hết mọi người đều bắt đầu thời kỳ tiền mãn kinh từ những năm 40 tuổi nhưng cơ thể đã có sự chuẩn bị cho giai đoạn này từ những năm 30 tuổi.

Điều đó có nghĩa là hormone nội tiết tố nữ sẽ có những sự thay đổi nhất định. Trong khi đó, hormone nội tiết là yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến chu kỳ và lượng máu kinh nguyệt của mỗi người.

Kinh nguyệt những năm 40 tuổi

Lúc này, bạn đã bước vào giai đoạn tiền mãn kinh. Máu kinh nguyệt trong thời kỳ này có thể xuất hiện bất ngờ dù trước đó bạn không cảm nhận thấy dấu hiệu gì.

Mặc dù vậy, số ngày hành kinh sẽ giảm đáng kể. Có thể bạn chỉ mất 3 ngày hành kinh khi đến chu kỳ kinh nguyệt. Lượng máu kinh nguyệt trong những ngày này cũng ít hơn hẳn. Thậm chí, bạn sẽ không thể cảm thấy mình đang chảy máu ở âm đạo dù vẫn đang trong ngày hành kinh.

Mặc dù 40 tuổi là mốc thời gian phổ biến ở những phụ nữ chính thức bắt đầu giai đoạn tiền mãn kinh nhưng nó có thể khác nhau ở một số người. Dấu hiệu tiền mãn kinh dễ nhận biết nhất là:

  • Người nóng bừng
  • Thường xuyên ớn lạnh và đổ mồ hôi đêm
  • Khô âm đạo bất thường
  • Tâm trạng và cảm xúc thay đổi thất thường
  • Tăng cân
  • Rụng tóc, khô da
  • Teo vú
  • Khó ngủ
  • Kinh nguyệt không đều, lúc có lúc không.

Nếu đang ở trong độ tuổi tiền mãn kinh, bạn không nhất thiết phải đến bệnh viện nếu gặp phải những triệu chứng này. Tuy nhiên, nếu chúng khiến bạn khó chịu cực độ, làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống, bạn hãy nhờ đến sự trợ giúp của bác sĩ. Lúc này, có thể bác sĩ sẽ kê những loại thuốc giúp bạn giảm nhẹ triệu chứng.

Máu kinh nguyệt khi bạn 50 tuổi


Hầu hết phụ nữ đều hết hành kinh khi bước sang tuổi 50. Đó còn gọi là giai đoạn mãn kinh. Mãn kinh có nghĩa là bạn sẽ không bị chảy máu kinh nguyệt trong 12 tháng liên tục.
Tuy nhiên, bạn có thể mãn kinh sớm hoặc muộn hơn độ tuổi trung bình. Ngoài biểu hiện mất máu kinh nguyệt, phụ nữ mãn kinh thường phải trải qua rất nhiều thay đổi về mặt tâm lý.
Những biểu hiện mãn kinh hay gặp nhất là thường xuyên cáu gắt, tâm lý và cảm xúc thay đổi rất nhanh. Về mặt thể chất, phụ nữ mãn kinh rất thường bị nhức mỏi cơ thể, mất ngủ, ăn không ngon miệng.

Bạn có thể trải qua những điều khó chịu này trong khoảng một vài tháng liên tục. Sau đó, khi cơ thể đã thích nghi, các triệu chứng sẽ dần biến mất.

Máu kinh nguyệt là một trong những căn cứ quan trọng để phụ nữ có cái nhìn sơ bộ về tình trạng sức khỏe của mình. Những thay đổi bất thường về lưu lượng, màu sắc hoặc tính chất trong máu kinh nguyệt trong từng giai đoạn có thể là biểu hiện của một bệnh lý nào đó. Bạn cần đến bệnh viện để bác sĩ thăm khám và chẩn đoán tình hình sức khỏe.

Chu kỳ kinh nguyệt diễn ra đều đặn hàng tháng từ tuổi dậy thì cho đến cuối tuổi sinh sản. Tuy nhiên, chu kỳ kinh nguyệt mỗi người lại khác nhau: 21, 28, 40 ngày… gây nên những băn khoăn, lo lắng. Vậy, thế nào là chu kỳ kinh nguyệt bình thường, kéo dài bao nhiêu ngày? Hãy tham khảo bài viết để tìm hiểu vấn đề này nhé.

Khi nào chu kỳ kinh nguyệt bình thường?

Chu kỳ kinh nguyệt bình thường kéo dài từ 28 - 30 ngày

Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường là 28 - 30 ngày, được tính từ ngày đầu tiên xuất hiện kinh nguyệt đến khi bắt đầu ngày đầu của chu kỳ kinh nguyệt tiếp theo. Chu kỳ được xem là bình thường khi lập lại đều đặn sau 21 ngày hoặc 32 - 35 ngày.

Một chu kỳ kéo dài 3 - 5 ngày hoặc kéo dài 2 - 7 ngày cũng là hiện tượng bình thường. Cho dù chu kỳ kinh nguyệt lên tới 7 - 10 ngày nhưng nếu lượng máu kinh rất ít cũng không có gì đáng lo ngại. Nếu có sự dao động nhẹ trong vài ngày vẫn được xem là chu kỳ bình thường. Ví dụ, chu kỳ tháng trước kéo dài 28 ngày nhưng tháng sau chu kỳ lại xê dịch là 30 ngày, điều này vẫn nằm trong phạm vi cho phép. Bạn không cần phải quá lo lắng khi lỡ một chu kỳ, kinh nguyệt bị trì hoãn vì có thể do bạn bị căng thẳng hoặc đang mắc một bệnh lý. Nhưng nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn bị rối loạn thường xuyên, bạn cần gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và điều trị sớm.

Những triệu chứng của chu kỳ kinh nguyệt thường gặp như nổi mụn trứng cá, căng tức ngực, mệt mỏi, đau bụng, đau lưng, thèm ăn, thay đổi tâm trạng, cáu gắt, đau đầu nhẹ, đầy hơi...

Tùy theo cơ địa từng người phụ nữ sẽ có các dấu hiệu trên hoặc không có.

Lượng máu bao nhiêu là bình thường?

Trong giai đoạn hành kinh, phụ nữ thường mất nhiều máu. Trên thực tế, trong cả chu kỳ kinh nguyệt bình thường của người phụ nữ, trung bình họ chỉ mất 2 thìa máu. Nếu mất 4 - 6 thìa cũng được xem là bình thường.

Trường hợp gọi là bất thường khi chị em ra một cục máu đông lớn hoặc phải thay băng vệ sinh vào lúc nửa đêm. Nếu kinh nguyệt ra máu đông nhỏ xuất hiện vào ngày đầu tiên hoặc ngày thứ 2 của chu kỳ kinh nguyệt thì được xem là bình thường.

Dù vào những ngày đầu tiên của chu kỳ kinh, lượng kinh nguyệt ra nhiều hơn nhưng nếu chị em phải thay băng vệ sinh trong 2 - 3 giờ liên tục, hãy gặp bác sĩ ngay lập tức.

Chu kỳ kinh nguyệt bất thường dẫn đến tình trạng rong kinh, rong huyết, cường kinh, thiểu kinh

Thế nào là chu kỳ kinh nguyệt bất thường 

Mỗi người có tình trạng kinh nguyệt khác nhau. Có người có thời gian hành kinh kéo dài khoảng 2 - 3 ngày, nhưng người khác lại kéo dài tận 7 - 8 ngày, thậm chí là 10 ngày. Chị em cần đến gặp bác sĩ ngay để được thăm khám và chữa trị kịp thời khi nhận thấy một trong những tình trạng bất thường sau:

  • Rong kinh: Tình trạng ra máu liên tục kéo dài trên 7 ngày nhưng không mang tính chu kỳ gọi là rong kinh. Tình trạng rong huyết sẽ xảy ra nếu ra máu kéo dài hơn 15 ngày và được gọi là rong kinh – rong huyết. Điều này có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của phụ nữ. Khi có triệu chứng như trên, chị em phải đi khám và điều trị kịp thời. 
  • Cường kinh: Hiện tượng ra nhiều máu kinh và kéo dài trong nhiều ngày, gây mất nhiều máu và dẫn đến thiếu máu, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
  • Thiểu kinh: Tình trạng máu kinh ra ít, thường kéo dài trong 1 - 2 ngày gọi là thiểu kinh.
  • Vô kinh: Vô kinh hay còn gọi là mất kinh là tình trạng kinh nguyệt bỗng dưng biến mất liên tục trong 3 tháng. Sau 3 tháng có thể sẽ có kinh lại nhưng cũng có thể sẽ không có kinh nữa. Nguyên nhân của tình trạng này thường do các bệnh về phụ khoa và có nguy cơ cao gây vô sinh.

Dấu hiệu của một kỳ kinh nguyệt bình thường

Một chu kỳ quay lại trong khoảng 28 - 30 ngày được xem là chu kỳ kinh nguyệt bình thường. Đôi khi, có trường hợp có thể ít hơn khoảng 21 ngày hoặc nhiều hơn từ 30 - 35 ngày vẫn bình thường. 

Một chu kỳ kinh nguyệt bình thường sẽ kéo dài từ 2 - 7 ngày hoặc 3 - 5 ngày. Ngoài ra nếu bạn có độ dài chu kì kinh nguyệt từ 7 - 10 ngày với lượng máu rất ít cũng không có gì đáng lo ngại.

Những thay đổi nhỏ giữa chu kỳ vẫn nằm trong sự cho phép. Ví dụ nếu khoảng cách giữa hai chu kì kinh trước của bạn là 28 ngày nhưng lần sau lại là 30 ngày. Việc thay đổi chu kỳ kinh hoặc lỡ một chu kì có thể do bạn bị căng thẳng hoặc mắc bệnh lý. Nếu thời gian giữa hai chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn 40 ngày mà không phải do mang thai, bạn cần đến gặp ngay bác sĩ.

 Phụ nữ nên xây dựng lối sống lành mạnh để kinh nguyệt đều đặn, khả năng mang thai càng cao

Làm thế nào có chu kỳ kinh nguyệt bình thường?

Để có chu kỳ kinh nguyệt ổn định, đều đặn, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:

Khám phụ khoa định kỳ: Điều này giúp bạn kiểm tra và điều trị các trường hợp bất thường ở tử cung, polyp cổ tử cung hoặc u xơ tử cung hoặc nhiễm trùng tử cung, dẫn đến chu kỳ kinh nguyệt bất thường. 

Tự theo dõi chu kỳ kinh nguyệt và sự rụng trứng: Bạn nên ghi lại ngày bắt đầu và ngày kết thúc chu kỳ kinh, ghi lại tất cả các dấu hiệu trước khi có kinh. Dùng các ứng dụng theo dõi ngày rụng trứng trên điện thoại.

Chế độ ăn uống giàu vitamin khoáng chất: Để giúp kinh nguyệt đều đặn, cải thiện nội tiết tố, tăng khả năng thụ thai, bạn cần có chế độ ăn uống lành mạnh, giảm tinh bột, tăng chất xơ, acid folic, omega 3, tăng cường vitamin và khoáng chất.

Ngủ sớm và ngủ đủ giấc: Đây là bí quyết cho những người hay bị rối loạn kinh nguyệt, giúp ổn định hoạt động của nội tiết tố, làm cho kinh nguyệt và sự rụng trứng đều hơn, cải thiện các triệu chứng khi bị hành kinh nhưng đau bụng, đau lưng.

Tập thể dục thể thao: Để giữ gìn sức khỏe tốt và giúp giải phóng năng lượng, điều hòa nội tiết tố, ổn định chu kỳ kinh nguyệt, bạn nên tập thể dục, chơi thể thao thường xuyên.

Bên trên là các giải đáp thế nào là một chu kỳ kinh nguyệt bình thường mà bạn nên ghi nhớ. Một chu kỳ kinh đều đặn, không có bất thường thể hiện tình trạng sức khoẻ sinh sản của bạn đang ở trạng thái tốt nhất. Nếu kinh nguyệt ra ít hay ra nhiều và kéo dài bất thường, bạn nên xem xét đi khám, bởi đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý phụ khoa.

1 miếng băng vệ sinh chứa bao nhiêu ml máu?

Băng vệ sinh hay tampon Đối với băng vệ sinh thường sẽ giữ được khoảng khoảng 5ml chất lỏng. Với băng vệ sinh siêu thấm thì có thể gấp đôi số đó. Nếu trung bình bạn mất khoảng 60ml kinh nguyệt trong suốt kỳ kinh thì bạn có thể phải sử dụng từ 6-12 miếng băng vệ sinh tùy theo kích thước mà bạn chọn.

Chậm kinh bao nhiêu ngày là bình thường?

Chu kỳ kinh nguyệt thay đổi bình thường và lặp đi lặp lại mỗi tháng. Thông thường, chu kỳ kinh diễn ra trong khoảng 28 - 32 ngày hoặc có thể chậm hơn 1, 2 ngày và điều này vẫn có thể coi là bình thường. Nếu diễn ra quá 35 ngày vẫn chưa có kinh nguyệt thì gọi trễ kinh.

Máu kinh ra nhiều là gì?

Máu kinh ra nhiều là dấu hiệu không bình thường, cảnh báo một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng hơn. Điều này khiến cho việc sinh hoạt của chị em trở nên khó khăn, bất tiện. Nếu nhận thấy chảy máu kinh nguyệt nhiều hơn bình thường, hãy đi thăm khám với bác sĩ sản phụ khoa để được chẩn đoán chính xác.

Chu kỳ kinh nguyệt dài nhất là bao nhiêu ngày?

Chu kỳ kinh nguyệt được tính bắt đầu từ ngày hành kinh đầu tiên và kết thúc vào ngày đầu tiên của kỳ kinh nguyệt tiếp theo. Mặc dù một chu kỳ kinh nguyệt trung bình kéo dài 28 ngày, nhưng giới hạn bình thường của nó có thể nằm từ 21 - 45 ngày.

Chủ Đề