Mẫu sòng sơn là ai

“Đền Sòng thiêng nhất xứ Thanh” là câu nói quen thuộc của bất kỳ người dân nào khi nhắc đến đền Sòng Sơn Thanh Hóa. Nó vừa củng cố cho sự nổi tiếng của ngôi đền xứ Thanh, vừa thể hiện cho sự cung kính trọng vọng của người dân đối với những vị thánh thần được thờ tự tại đền. Trong bài viết này, hãy cùng Oản Cô Tâm tìm hiểu về kiến trúc cùng những kinh nghiệm dâng bái ngôi đền thiêng nhất xứ Thanh này nhé.

Do tình hình .dịch .bệnh phức tạp, nhiều thanh đồng đạo quan cùng các con nhang đệ tử không thể về bái yết cửa Cha cửa Mẹ khiến lòng bề bộn không yên. Hiểu được cảm giác đó, từ tháng 5/2021 Oản Cô Tâm nhận gửi đồ lễ về cửa đền và nhờ thủ nhang kêu cầu vái vọng theo ý nguyện của gia chủ. Để được tư vấn chi tiết hơn, vui lòng gọi đến hotline 03 4545 5959 hoặc nhắn tin zalo đến Oản Cô Tâm.

Xem thêm: Hệ thống các vị thần linh Tứ Phủ bạn cần biết.

Đền Sòng Sơn thờ ai?

Được biết, đền Sòng thờ rất nhiều vị thánh, tuy nhiên, vị thánh được thờ ở nơi trọng vọng nhất trong đền đó chính là Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên. 

Xem thêm: Chầu Cửu Đền Sòng cũng được thờ tự tại đền Sòng Sơn Thanh Hóa?

“Thánh đường tôn thờ nữ thần Liễu Hạnh” là một trong những điều nổi tiếng khi người ta nói về đền Sòng. Điều này được bắt nguồn từ một truyền thuyết được nhân dân trong vùng truyền tụng qua nhiều đời. Chuyện kể rằng vào khoảng năm Vĩnh Tộ đời vua Lê Thần Tông [1619 – 1628], một ông lão người làm Cổ Đam, trang Phú Dương, Tống Sơn, phủ Hà Trung [nay là làng Cổ Đam, Lam Sơn, thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa] được tiên chúa nhập hồn báo mộng: “Hãy về nói với dân làng dựng cho ta một ngôi đền để ta ngự, ta sẽ phù hộ cho các ngươi”. Vâng theo lời tiên Chúa, vào một buổi sáng cuối tháng Giêng, ông lão mang một cây gậy tre đến mảnh đất ấy [nay là đền Sòng] rồi cắm xuống, thắp hương mà khấn rằng: “Nếu cây gậy này mà tươi tốt thì chúng con sẽ chọn đất này để lập đền tôn thờ tiên chúa”.

Ít lâu sau, cây gậy như có phép lạ mà bỗng nảy lá, đâm măng và lớn lên thành bụi tre tươi tốt. Không ai dám chặt đẫn bụi tre này. Từ đó, người ta gọi nó là bụi Tre Thần và lập nên đền thờ Thánh Mẫu trên mảnh đất ấy.

Xem thêm: Kinh nghiệm dâng lễ đền Cô Chín Giếng khi du xuân về đền xứ Thanh.

Đền Sòng Sơn xưa

Kinh nghiệm sắm lễ đền Sòng Sơn, Thanh Hóa

Hằng năm, con hương đệ tử nhất tâm thường về đền dâng bái Thánh Mẫu Liễu Hạnh cầu một năm bình an, nhiều tài lộc cho gia quyến. Thời điểm tốt nhất cho gia chủ đến chiêm bái tại đền là vào khoảng tháng Giêng đến Tháng hai. Khi đi lễ đền Sòng Thanh Hóa, không nên đi vào ngày chính hội. Bởi có rất đông người dân cả nước đổ về đền vào ngày chính hội. Khi đó, gia chủ sẽ rất vất vả và khó khăn để vào đền bái yết Thánh Mẫu. 

Về sắm lễ Mẫu Sòng Sơn, kinh nghiệm dành cho khách hành hương nên sắm các lễ vật có màu đỏ là chủ đạo. Bởi Mẫu Liễu Hạnh chứng tòa Thánh Mẫu màu đỏ nên mọi lễ vật nên có màu đỏ. Tại hầu hết các đền thờ mẫu Liễu Hạnh, các lễ vật cơ bản phải sắm gồm một đĩa hoa, đĩa quả với nhiều loại quả khác nhau, cơi trầu, thẻ hương, giấy tiền, cút rượu, xôi thịt, cánh sớ và hoan hỉ có thêm một quanh oản thành kính dâng bái.

Thông thường sau khi dâng tiến hương hoa, bạn sẽ phải hạ toàn bộ lễ vật này xuống sau một tuần hương. Nhưng nếu bạn muốn lưu lộc dâng cúng lâu dài trên ban thờ nhà ngài thì có thể tham khảo Oản Tài Lộc. Oản Tài Lộc có thể được lâu với thời gian khoảng 6 tháng được trang trí tỉ mỉ, trang trọng rất thích hợp đặt trong không gian cúng lễ.

Khi chọn Oản Tài Lộc sắm lễ Mẫu Sòng, người ta thường dâng Mẫu các mẫu oản có màu đỏ. Để thêm phần thành tâm, thành kính, con hương thường sắm những quanh oản được đầu tư, trang trí tỉ mỉ, tạo hình cách điệu hoa văn cho thêm phần đặc sắc, lộng lẫy, mang nhiều ý nghĩa tốt lành. Với kiểu oản lễ đặc biệt như vậy, Oản Cô Tâm đã dành rất nhiều tâm huyết để tạo ra những mẫu oản thiết kế riêng vô cùng sang trọng mà lại phần độc đáo không đâu có được.

Mẫu Oản Mã dâng Mẫu Đệ Nhất:

Đây là dòng sản phẩm đặc biệt được Oản Cô Tâm đầu tư chăm chút đến từng chi tiết nhỏ dưới sự nghiên cứu kỹ lưỡng về hệ thống tâm linh Tam Tứ Phủ. Từ trang phục, nón, hài, quạt đến các phụ kiện trang sức đính kèm đều được dựa nguyên mẫu theo hình ảnh giá hầu Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên. Phẩm lễ Oản mã là lựa chọn của nhiều con hương đệ tử khi dâng tiến, bày tỏ tấm lòng thành kính chiêm bái nhà đền. 

Oản tài lộc kết hợp bộ mã dâng tiến Mẫu Sòng Sơn
Mẫu Oản Tài Lộc màu đỏ thành tâm dâng Mẫu

Mẫu Oản Lụa dâng Mẫu Đệ Nhất:

Dòng Oản Lụa là mẫu sản phẩm cơ bản tại Oản cô Tâm. Oản Lụa bao gồm 3 size Tiểu, Trung, Đại đáp ứng đa dạng nhu cầu của con hương khi chọn đồ dâng lễ phù hợp. Với thiết kế độc đáo, đa dạng, nhiều mẫu mã, những mẫu Oản Lụa đi lễ đền Sòng Thanh Hóa tại Oản Cô Tâm chắc chắn sẽ làm quý khách hài lòng. Mời quý khách tham khảo một số mẫu Oản Lụa Tài Lộc đi lễ Mẫu Sòng được ưa chuộng nhà Oản Cô Tâm.

Oản Tài Lộc màu đỏ kết hợp lông công tài lộc thành kính dâng Mẫu Đệ Nhất
Oản dâng Mẫu Liễu Hạnh nên mang sắc đỏ sẽ thành tâm hơn cả

Oản Cô Tâm là đơn vị chuyên làm oản nghệ thuật với nhiều màu sắc và họa tiết trang trí mang ý nghĩa tâm linh phục vụ cho nhu cầu cúng bái, lễ lạy của khách hành hương. Với quanh oản vàng lễ Mẫu Thoải, khách hàng hoàn toàn an tâm khi mua hàng tại Oản Cô Tâm bởi quanh oản vàng sẽ được chúng tôi trang trí cách điệu với hoa lụa trang nhã cùng cành vàng lá ngọc, tạo nên quanh oản vừa đẹp, vừa kiêu sa lại hoàn toàn phù hợp với văn hóa tín ngưỡng tâm linh thờ cúng của người Việt, cực kỳ thích hợp để dâng lên cửa thánh mẫu cầu tốt lành đầu năm cho gia đình.

Những chú ý khi dâng lễ tại đền Sòng Sơn

Đối với trình tự dâng lễ, cũng giống như khi bạn bước vào bất cứ ngôi đền nào, bạn nên khấn vái trước ban thờ bên ngoài đền trước để xin phép các quan cai quản tại đền tiếp độ cho gia tiên. Sau đó, bạn dâng lễ tại một trong các cung trong đền và đọc văn khấn. Sau đó, chờ khoảng 1 tuần hương thì hạ lễ.

Trong khuôn viên đền có riêng khu vực sắm lễ và khu vực viết sớ nếu như bạn chưa kịp chuẩn bị tại nhà. 

Nơi viết sớ

Ban quản lý đền Sòng Sơn có sắp xếp khu vực sắp lễ và khu vực cắm hoa tươi riêng cho bạn. Khu vực sắp lễ nằm ở phía bên phải đền. Ở đây có rất nhiều loại mâm lễ với kích thước khác nhau, bạn có thể tùy ý sử dụng nhưng phải đảm bảo trả lại về vị trí cũ khi lễ xong. Khu vực cắm hoa tươi được đặt ở phía bên phải khu đền chính của đền. 

Khi hạ lễ xong, bạn có thể đem sớ đi hóa tại khu vực hóa sớ của đền nằm ở khoảng sân bên trái của đền.

Nơi hóa sớ

Kinh nghiệm di chuyển đến đền Sòng Sơn

Vị trí: phường Lam Sơn, thị xã Bỉm Sơn, Thanh Hóa, bên phải mặt đường quốc lộ 1A theo hướng Hà Nội về Thanh Hóa.

Giờ mở cửa: 5h30 – 20h

Phương tiện di chuyển: xe máy, ô tô, xe khách. 

Nơi gửi xe:

  • Xe máy: Bên ngoài cổng đền
  • Ô tô: Bên trong khuôn viên đền

Phí gửi xe: 

  • Xe máy: 5.000đ
  • Ô tô: 30.000đ

Dịch vụ: sắm lễ, ăn uống, gửi xe

Nếu đi bằng xe khách, bạn có thể đến bến xe Giáp Bát để bắt xe đến thị xã Bỉm Sơn đi đường QL1A. Đến gần đền, bạn nói nhà xe cho xuống. Thời gian di chuyển bằng xe khách khoảng 4 tiếng.

Nếu đi bằng ô tô – 122km – 2h30p – đường cao tốc – có trạm thu phí: Từ Hà Nội đi vào cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ, tiếp tục vào Cao Tốc Ninh Bình – Hà Nội – về thành phố Ninh Bình rẽ vào QL1A – rẽ theo tại biển báo dành cho đền Sòng.

Lộ trình di chuyển bằng ô tô

Nếu đi bằng xe máy – 116 km – hơn 3 tiếng: Từ Hà Nội bạn đi dọc QL1A qua Thành phố Ninh Bình, qua thành phố Tam Điệp – rẽ theo các biển báo dành cho đền Sòng.

Lộ trình di chuyển bằng xe máy

Lịch sử kiến tạo đền Sòng

Theo tìm hiểu thông tin tại đền Sòng Sơn, ngôi đền được khởi dựng từ thời Cảnh Hưng, triều vua Lê Hiển Tông [1740 – 1786]. Ban đầu, ngôi đền được lập đơn sơ với mục đích chính là để phụng thờ Mẫu Liễu Hạnh. Sau này, nhờ con hương, đệ tử tứ phương nhất tâm công đức, ngôi đền đã được tu bổ khang trang như ngày nay.

Tam quan đền Sòng Sơn

Năm thứ 33 niên hiệu Cảnh Hưng, thời vua Lê Hiển Tông [khoảng năm 1773], Hoàng Thái Hậu nhà Lê cùng Vương phi Đặng Thị Huệ [vợ chúa Trịnh Sâm] vào đền Sòng Sơn làm lễ cầu tự, đã phát âm công đức 50 lạng bạc cho dân sở tại tu sửa lại đền và xây chiếc cầu đá xanh hình vòm bắc qua con suối trước đền.

Sau đó, đền trải qua nhiều đợt tu sửa nữa. Theo bản dịch các văn bia công đức tu sửa đền Sòng Sơn của Viện Hán Nôm Việt Nam thì đền Sòng được tu bổ qua nhiều giai đoạn:

  • Lần thứ nhất vào năm Duy Tân thứ 6 [1912]
  • Lần thứ hai vào năm Khải Định thứ tư [1919]
  • Lần thứ ba vào năm Bảo Đại thứ ba [1928]
  • Lần thứ tư vào năm 1998 sau khi đền bị bom đạn chiến tranh tàn phá.

Đáng lưu tâm nhất là vào lần tu sửa thứ 3, khi thợ đào đất để xây dựng bức bình phong trước cửa chính, họ đã tìm thấy một cái tráp bằng đồng hình chữ nhật. Mở cái tráp ấy ra, họ thấy một cuốn sách có rất nhiều tờ bằng đồng ghi niên hiệu Vĩnh Tộ đời Lê Thần Tông và chép lại lịch sử gia đình nữ thần Vân Hương. Điều này càng khiến ngôi đền trở nên linh thiêng hơn bao giờ hết.

Năm 1993, đền Sòng Sơn đã được Bộ Văn Hóa – Thông Tin [nay là bộ Văn Hóa – Thể Thao – Du Lịch] công nhận là di tích lịch sử cấp Quốc Gia.

Kiến trúc

Đền Sòng Sơn được xây dựng hướng mặt về phía Bắc, tọa lạc trên thế đất “Hữu Bạch Hổ, Tả Thanh Long” rất đẹp. Ngay trước cửa đền là một hồ nước tự nhiên hình bán nguyệt quanh năm xanh trong. Người ta gọi đó là hồ cá Thần. Bởi tương truyền rằng, cứ đến khoảng cuối Tháng Giêng, hồ lại có một đàn cá toàn thân màu đỏ lũ lượt kéo về bơi lội trong hồ. Nhưng cứ hết lễ hội đền Sòng thì đàn cá tự nhiên biến mất. Người dân đồn rằng đó là các Nàng tiên trên thượng giới hóa phép về để hầu Tiên Chúa Thánh Mẫu Liễu Hạnh.

Phía trước đền là chiếc cầu đá do Bà Hoàng Thái Hậu nhà Lê phát tâm công đức. Cầu được làm từ đá xanh, bắc qua con suối trong veo róc rách quanh năm góp phần làm tăng vẻ đẹp nên thơ cho ngôi đền. 

Con suối này chảy dọc về phía Đông hợp lưu cùng mạch nước ngầm chín miệng giếng thiêng không bao giờ cạn nước. Nhân dân cũng đã xây dựng một ngôi đền cạnh những miệng giếng này. Ngôi đền đó chính là nơi phụng thờ Cô Chín Giếng hay Cô Chín Sòng Sơn anh linh tài giỏi. Ngôi đền cách đền Sòng khoảng 1km về phía Đông. Tìm hiểu thêm về ngôi đền tại đây.

Sân đền Sòng

Hiện nay, đền Sòng được xây dựng rất uy nghiêm và khang trang. Bước qua cổng Tam Quan rộng lớn, du khách sẽ thấy tượng Phật Bà Quan Âm Bồ Tát màu trắng bạch ngọc. Đằng trước tượng ngài là khu vực đền chính gồm 3 cung thờ của đền.

Đầu tiên là cung đệ tam. Đây là nơi thờ Hội Đồng Thánh Quan, trong đó, thờ các Ông Hoàng và các Thánh Cô, nổi bật có ông Hoàng Bơ, Ông Hoàng Bảy. Cung này cũng phối thờ cả Đức Thánh Trần Hưng Đạo Đại Vương.

Ban thờ Ngũ Vị Tôn Ông

Tiến bước vào bên trong là cung đệ nhị, đây là nơi thờ Vua Cha Ngọc Hoàng [Vua Cha của Thánh Mẫu Liễu Hạnh] cùng các Quan.

Ban Sơn Trang

Sâu trong cùng là cung Đệ Nhất. Đây là khu vực cung cấm, rất ít khi được mở cửa, trừ những ngày lễ rước Thánh Mẫu vào tháng hai âm lịch. Thông thường, con hương chỉ được phép bái vọng từ bên ngoài cửa cung cấm. Nơi đây, đặt tượng thờ Thánh Mẫu dáng ngồi uy nghi mà khoan dung độ lượng. Hai bên là hai đệ tử thân tín: Quế Nương và Nhị Nương. Quế Nương khoác trên mình bộ trang phục màu hồng. Nhị Nương trong trang phục xanh lam. Hai gian bên có tượng thờ Mẫu Thoải và Mẫu Thượng Ngàn.

Nối giữa các cung là hệ thống cột kèo, xà ngang. Khắp các cột và xà ngang đều được khắc họa tiết trang trí với 26 cuốn thư, hoành phi, câu đối suy tôn, ca ngợi những công đức và sự anh linh của Thánh Mẫu Đệ Nhất Thượng Thiên.

Bên ngoài khuôn viên khu đền chính đền Sòng là điện thờ Thánh Cô, Thánh Cậu. Điện thờ Cô Chín được đặt chếch hướng bên trái của đền, ngay cạnh dòng suối quanh năm xanh mát chảy qua đền.

Điện thờ Cô Chín
Ban thờ Cô Chín

Đi qua khu vực bên kia chiếc cầu đá là không gian thờ phụng Mẫu Thoải. Tượng mẫu Thoải được khắc nguyên khối từ đá ngọc lam xanh với dáng ngồi uy nghiêm và bề thế. Ban thờ mẫu được con hương đệ tử bày biện vô cùng tỉ mỉ và ấm cúng.

Đi qua khu vực gian thờ mẫu Thoải là khu đền thờ Đức Thánh Trần Hưng Đạo. Nơi đây phối thờ cả phụ thân, phụ mẫu cùng các tướng lĩnh thân cận của Đức Thánh Trần.

Cầu đá dẫn vào đền Đức Thánh Trần
Đền thờ Đức Thánh Trần trong khuôn viên đền Sòng
Gian đại bái đền Đức Thánh Trần
Ban thờ Đức Thánh Trần

Lễ hội đền Sòng

Ngày 10 – 26/2 âm lịch hàng năm, đền lại tổ chức lễ hội đền Sòng Sơn. Trong đó, ngày 25 là ngày chính hội, được cho là ngày Thánh Mẫu hạ giới. Mặc dù chính hội chỉ diễn ra trong vòng 1 ngày nhưng trước đó một tháng, con hương tại đền đã phải bắt tay chuẩn bị để mọi việc được trơn tru, bài bản, đồng thời thể hiện sự thành kính với Thánh Mẫu.

Xem thêm: Hệ thống ngày tiệc các vị thần linh Tứ Phủ dành cho đệ tử nhất tâm.

Ngày diễn ra lễ hội đền Sòng cũng bao gồm phần Lễ và phần Hội.

Quan trọng nhất trong phần lễ chính là lễ rước Thánh Mẫu Liễu Hạnh từ đền Sòng đến đền Chín Giếng và tế nữ quan. Sau khi già làng Cổ Đạm thắp một tuần nhang cáo yết Thánh ban cho dân làng một năm an khang thì bắt đầu tổ chức rước Mẫu. Đi trước đoàn rước là chiêng, trống rồi đến ban thờ đặt những lễ vật và đồ tế. Trên bàn thờ bày biện đồ cúng lễ, hòm đựng những đồ giấy màu vàng óng ánh và tô màu sắc tượng trưng cho phục trang, hoa khăn của Thánh Mẫu. Tiếp sau đó là kiệu Thánh Mẫu. Cùng với đó là 16 cô giá đồng trinh trang phục sặc sỡ đi giật lùi trước kiệu Thánh Mẫu. Sau kiệu cũng có mười sáu cô gái đồng trinh như vậy cầm lư hương, tung hoa, cầm lá che kiệu. Sau khi rước Thánh mẫu vào chính tẩm an vị thì bắt đầu tế nữ quan. 

Phần hội được tổ chức vui tươi, nhằm kết nối cộng đồng với những trò chơi dân gian như đánh vật, thi hát đối chầu văn,…

Video liên quan

Chủ Đề