Mẹ vui con có quản gì Ngâm thơ, kể chuyện rồi thì đọc hiểu

Câu hỏi:Biện pháp tu từ trong bài thơ Mẹ ốm

Trả lời:

- Ẩn dụ:

+ ”nắng mưa”:những khó khăn,khổ cực của người mẹ phải gánh chịu.

+ Từ ”lặng” trong đoạn thơ trên thể hiện được những khó khăn của người mẹ đang còn đọng lại trong mẹ.Mẹ đã hi sinh vì con,vì tương lai sau này của con.

- Liệt kê:

Người cho trứng, người cho cam

Và anh y sĩ đã mang thuốc vào.

Mẹ vui con có quản gì

Ngâm thơ, kể chuyện, rồi thì múa ca

Rồi con diễn kịch giữa nhà

Ngoài ra, các em cùng Top lời giải tham khảo thêm các kiến thức hữu ích khác nhé!

1. Bài thơ Mẹ ốm

Mẹ ốm

Mọi hôm mẹ thích vui chơi

Hôm nay mẹ chẳng nói cười được đâu

Lá trầu khô giữa cơi trầu

Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay.

Cánh màn khép lỏng cả ngày

Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa

Nắng mưa từ những ngày xưa

Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan.

Khắp người đau buốt, nóng ran

Mẹ ơi! Cô bác xóm làng đến thăm

Người cho trứng, người cho cam

Và anh y sĩ đã mang thuốc vào.

Sáng nay trời để mưa rào

Nắng trong trái chín ngọt ngào bay hương

Cả đời đi gió đi sương

Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi.

Mẹ vui con có quản gì

Ngâm thơ, kể chuyện, rồi thì múa ca

Rồi con diễn kịch giữa nhà

Một mình con sắm cả ba vai chèo.

Vì con, mẹ khổ đủ điều

Quanh , đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn

Con mong mẹ khỏe dần dần

Ngày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say.

Rồi ra đọc sách, cấy cày

Mẹ là đất nước, tháng ngày của con...

(Trần Đăng Khoa)

2. Phân tích bài thơ Mẹ ốm:

Nhà thơ Trần Đăng Khoa được mệnh danh là “Thần đồng thơ trẻ”. Bởi từ khi lên 8 tuổi, ông đã có một số sáng tác thơ ca được đăng trên báo chí. Hai năm sau, khi 10 tuổi, Trần Đăng Khoa đã xuất bản tập thơ đầu tiên mang tên “Từ góc sân nhà em” (1968). Không dừng lại đó, cũng năm đó, tác giả tiếp tục ra mắt tập thơ thiếu nhi thứ hai với nhan đề “Góc sân và khoảng trời” do NXB Kim Đồng ấn hành.

Bài thơ “Mẹ ốm” rút ra trong tập thơ “Góc sân và khoảng trời” đó. Có nghĩa là tác phẩm này do một cậu bé 10 tuổi viết. Là một tác phẩm trẻ con viết cho trẻ con đọc nhưng lại mang tới nhiều bài học mà người lớn cũng phải sũy nghĩ.

Khi viết bài thơ này, tác giả mới chỉ là cậu bé lên 9, lên 10. Do đó, cậu có cái nhìn thật trẻ thơ, trong treo với việc mẹ. Với cậu, những ai thích vui chơi, thích nói cười là những người không ốm. Những ai còn nhai trầu, còn đọc truyện Kiều là không ốm. Thế nhưng, hôm nay mẹ ốm thật rồi. Vì mẹ đã không làm những việc thường ngày đó.

“Mọi hôm mẹ thích vui chơi

Hôm nay mẹ chẳng nói cười được đâu

Lá trầu khô giữa cơi trầu

Truyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nay”

Sẽ rất nhiều em bé thấy mẹ ốm. Tuy nhiên không phải ai cũng nghĩ, cũng ví von một cách tinh tế như nhà văn Trần Đăng Khoa. Mặc dù chỉ là những hành động giản đơn, việc làm quen thuộc nhưng có thể thấy, nhà thơ rất để tâm tới từng thói quen của mẹ. Ông quan sát kỹ và ghi nhớ nó như một dấu hiệu nhận biết. Qua đây, cũng thấy được tình cảm mẹ con thân thiết của ông. Người mẹ ấy ngoài thời gian làm việc còn dành thời gian vui chơi, cười đùa, đọc truyện cùng nhà thơ. Thật là một người mẹ có tư tưởng tiến bộ.

Không dừng lại đó, nhà thơ tiếp tục miêu tả việc mẹ ốm bằng những hình ảnh như“Cánh màn khép lỏng cả ngày/ Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa”.Nhà thơ không chỉ dành thời gian quan sát khi mẹ ở cạnh mình mà ngay cả khi mẹ làm việc nơi xa. Thế nên ông mới biết, mẹ vẫn thường xuyên ra ruộng ra vườn. Từ đó ông cũng ngờ ngợ nhận ra“Nắng mưa từ những ngày xưa/ Lặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan”.Thật khó có thể tin nỗi đây là lời thơ từ một cậu bé thiếu nhi. Chỉ có thể là một cậu bé có suy nghĩ sâu sắc, có trái tim yêu thương mẹ tha thiết, có sự tinh tế trong cách quan sát và có vốn từ sâu rộng mới làm được. Hai câu thơ thể hiện rõ rệt rằng, nhà thơ dù bé nhưng đã sớm ý thức được nỗi vất vả của mẹ, đức hy sinh của mẹ. Điều đó, khiến bài thơ không chỉ trở nên ấm áp tình mẹ con hơn mà còn khiến độc giả vô cùng cảm động.

Không chỉ dừng lại ở việc miêu tả tình cảnh mẹ ốm ra sao, tác giả còn viết thêm câu chuyện về tình người, tình hàng xóm láng giềng. Nhà thơ cho hay:

“Khắp người đau buốt, nóng ran

Mẹ ơi! Cô bác xóm làng đến thăm

Người cho trứng, người cho cam

Và anh bác sĩ đã mang thuốc vào”

Phân tích bài thơ Mẹ ốm của Trần Đăng Khoa, độc giả chợt thấy những chi tiết việc làm hàng ngày bỗng trở nên thật thơ, thật ý nghĩa.Tác giả nhắc tới sự quan tâm của hàng xóm khi mẹ bị để chứng tỏ rằng, khi khỏe mạnh mẹ rất được mọi người yêu quý. Mẹ yêu thương người khác nên khi nghe tin mẹ ốm, không chỉ con mà tất cả mọi người trong xóm làng đều lo lắng, quan tâm. Những lần thăm hỏi, những món quà dân giã quả trứng, quả cam nhưng chan chứa tình người. Đó cũng là niềm hãnh diện của người con khi có một người mẹ tốt, được mọi người tôn trọng. Qua đây, cũng thể hiện lòng biết ơn của cậu bé đối với những người láng giềng. Dù còn bé nhưng cậu đã biết lễ nghĩa, để rồi dù là một sự quan tâm nhỏ của họ cũng trở thành niềm vui trong mắt của trẻ thơ.

Không hổ danh là “thần đông thơ trẻ”, khi gần cuối bài tác giả đã thổ lộ tấm lòng hiếu thảo của mình bằng những câu thơ hết sức trong trẻo:“Sáng nay trời đổ mưa rào/ Nắng trong trái chín ngọt ngào bay hương/ Cả đời đi gió đi sương/ Bây giờ mẹ lại lần giường tập đi”.

Điều này có thể thấy, dường như từ khi mẹ ốm, tác giả không rời mẹ nửa bước. Mỗi sự thay đổi của mẹ đều được tác giả ghi nhận. Không những thế, để mẹ nhanh khỏe hơn, tác giả đã ngâm thơ, kể chuyện rồi múa ca. Tác giả không ngần ngại một mình sắm cả ba vai chèo để mua vui cho mẹ. Những việc làm đó xuất phát từ trái tim, từ tâm của người con. Bởi tác giả hiểu “Vì con mẹ khổ đủ điều/ Quanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn”. Vì thế, khi mẹ ốm, tác giả không cầu mong gì hơn ngoài việc mẹ nhanh khỏe, để ăn ngon miệng để ngủ ngon giấc hơn, rồi đọc sách với con, để lao động… Tất cả những hình ảnh, những câu thơ ấy đã tuôn trào một cách tự nhiên trong mạch cảm xúc của một cậu bé. Khiến người đọc cũng như được trở về tuổi thơ, được một lần nhớ lại những ngày thơ ấu khi chứng kiến mẹ ốm.

Nhưng đặc biệt nhất là ở câu thơ cuối, tác giả đã viết“Mẹ là đất nước, tháng ngày của con…”Câu thơ là phép so sánh ẩn dụ hình tượng người mẹ với đất nước, với tháng ngày trưởng thành của người con. Khá khen thay cho một tâm hồn trẻ thơ sâu sắc và nhạy cảm như Trần Đăng Khoa. Bởi không phải đứa trẻ nào cũng hiểu được “đất nước” là gì, “tháng ngày” là gì. Câu kết như một lời cảm ơn chân thành của người con dành cho mẹ. Bởi tác giả hiểu, đất nước là cội nguồn. Cũng như mẹ là người đã có công sinh thành và dưỡng dục. Đúng như câu ca “quê hương là mẹ, mẹ là quê hương”.

Tài liệu phân tích bài thơ Mẹ ốm của Trần Đăng Khoa trên đây đã tổng hợp đầy đủ ý để các bạn có thể phân tích tác phẩm hấp dẫn. Tuy nhiên, ở phần kết bài, các bạn cần khái quát lại tình cảm chân thành mà tác giả dành cho người mẹ.

Tình cảm ấy được nhà thơ viết không phải lúc mẹ khỏe mạnh, mà chính là lúc mẹ ốm. Ông viết để một phần giúp mẹ khỏe hơn một phần bày tỏ nỗi lòng lo lắng, cũng như tình yêu của bản thân dành cho mẹ. Dưới con mắt của trẻ thơ, dưới ngòi bút của một cậu bé, những lời thơ hiện ra thật trong sáng và hồn nhiên. Dù không đao to búa lớn, nhưng những câu thơ hình ảnh mộc mạc thân thương ấy lại mang đến nhiều giá trị tinh thần cho độc giả, không riêng gì các độc giả nhỏ tuổi.

Qua tác phẩm này, tác giả không chỉ muốn ca ngợi đức hy sinh của người mẹ dành cho con, không chỉ là tình cảm yêu thương con dành cho mẹ mà còn có cả tình yêu quê hương đất nước.

Qua bài thơ Mẹ ốm, tác giả đã bộc lộ tình cảm của một người con với mẹ - một tình cảm rất hồn nhiên của tuổi niên thiếu.Trần Đăng Khoa nổi tiếng là một thần đồng về thơ khi đang còn học lớp ba trong thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Thơ của Khoa trong sáng giản dị mà dạt dào cảm xúc, đầy tình yêu thương con người và thiết tha yêu quê hương đất nước. Biết bao em nhỏ Việt Nam yêu thích những bài thơ của Khoa viết và bài thơ Mẹ ốm cũng vậy.

Download Bài Phân Tích Full Về Điện Thoại

Mẹ ốm

Cánh màn khép lỏng cả ngàyRuộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưaNắng mưa từ những ngày xưaLặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan.Khắp người đau buốt, nóng ranMẹ ơi! Cô bác xóm làng đến thămNgười cho trứng, người cho camVà anh y sĩ đã mang thuốc vào.Sáng nay trời đổ mưa ràoNắng trong trái chín ngọt ngào bay hươngCả đời đi gió đi sươngBây giờ mẹ lại lần giường tập đi.Mẹ vui con có quản gìNgâm thơ kể chuyện, rồi thì múa caRồi con diễn kịch giữa nhàMột mình con sắm cả ba vai chèo.Vì con, mẹ khổ đủ điềuQuanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhănCon mong mẹ khoẻ dần dầnNgày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ say.Rồi ra đọc sách, cấy càyMẹ là đất nước, tháng ngày của con...

Trần Đăng Khoa

Mở đầu bài thơ, tác giả đã miêu tả cảnh mẹ ốm bằng hình ảnh so sánh:Mọi hôm mẹ thích vui chơi.Hôm nay mẹ chẳng nói cười được đâuThường ngày mẹ hay ăn trầu, đôi má lúc nào cũng đỏ hồng lên. Thế mà hôm nay mọi cảnh vật trong nhà thật buồn bã. Lá trầu cũng như lặng đi và héo khô trong cơi trầu. Những lúc rỗi rãi mẹ thường ngâm nga Truyện Kiều, giờ mẹ bị ốm nên Truyện Kiều gấp lại trên đầu....Mẹ vốn là người lam làm tần tảo. Khi mẹ ốm thì Ruộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưa. Cả cuộc đời mẹ vất vả gian nan nay bị ốm, tác giả đã cảm nhận được và thể hiện qua hình ảnh:Nắng mưa từ những ngày xưaLặn trong đời mẹ đến giờ chưa tan.Tác giả - một em thiếu niên 10 tuổi đã liên tưởng từ hình ảnh nắng mưa mà thấy được sự vất vả, những thăng trầm của cuộc sống mà người mẹ đã phải trải qua. Vì vậy mà tác giả như hiểu được người mẹ đang phải chịu sự đau buốt, nóng ran khi bị ốm.Rồi tình làng nghĩa xóm, sự quan tâm của mọi người tới mẹ cũng được nhà thơ thể hiện rất mộc mạc, giản dị mà thắm đượm tình người:Mẹ ơi, cô bác xóm làng đến thăm.Người cho trứng, người cho camVà anh y sĩ đã mang thuốc vào.Điều đó chứng tỏ rằng, hàng ngày mẹ sống tốt với mọi người nên khi mẹ ốm mọi người quý mến và thương cảm tới mẹ. Còn nhà thơ - em bé thiếu niên Trần Đăng Khoa bấy giờ đã thấu hiểu nỗi vất vả cực nhọc của mẹ trong cuộc sống lam lũ mà em đã từng chứng kiến và cảm nhận được:Cả đời đi gió, đi sươngBây giờ mẹ lại lần giường tập đi.Cả đời đi gió đi sương là hình ảnh ẩn dụ diễn tả sự vất vả, gian khổ của người mẹ.Trong cuộc sống lao động cực nhọc, mẹ đã từng trải qua và vượt lên tất cả để vì cuộc sống và vì tương lai tốt đẹp của các con. Khoa còn hiểu được qua thành ngữ đi gió đi sương là nói lên được sự vất vả gian khổ, lao động trong những điều kiện thời tiết khắc nghiệt, sớm tối lặn lội. Cảm nhận được như vậy, chứng tỏ tác giả rất yêu thương mẹ, muốn làm tất cả những gì để mẹ vui lòng mà chóng khỏi ốm:Mẹ vui con có quản gìNgâm thơ, kể chuyện rồi thì múa ca.Khoa còn làm được cả những việc vượt ngoài khả năng mà trước đây bản thân chưa làm được: Một mình con sắm cả ba vai chèo - một em thiếu niên thật là ngoan ngoãn, có thể lúc trước còn nhõng nhẽo, hay vòi vĩnh mẹ nhưng bây giờ mẹ ốm đã biết thể hiện sự hiếu thảo của mình qua sự chăm sóc mẹ. Nhìn những nếp nhăn hằn trên khuôn mặt của mẹ, Khoa rất cảm động và thấy vô cùng biết ơn mẹ:Vì con mẹ khổ đủ điềuQuanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhăn.Vì vậy mà trong lòng của nhà thơ lúc nào cũng ước:Con mong mẹ khoẻ dần dầnNgày ăn ngon miệng đêm nằm ngủ say.Thật cảm động biết bao trước tình cảm đẹp đẽ của một người con - một cậu bé chưa đầy 10 tuổi trước cảnh Mẹ ốm. Bài thơ còn hay ở câu kết mà tác giả đã nói hộ chúng ta về lòng biết ơn vô hạn của những đứa con với các bà mẹ:Mẹ là đất nước, tháng ngày của con.Phải chăng đó cũng là tình cảm của mỗi chúng ta khi nghĩ về mẹ:Con yêu mẹ nhất trên đời, con yêu mẹ như yêu đất nước và mẹ chính là Tổ quốc của riêng con!

Xem thêm:

Full Bài Thơ Mẹ Ốm - Trần Đăng Khoa

Mẹ vui con có quản gì Ngâm thơ, kể chuyện rồi thì đọc hiểu

Phân tích bài thơ Mẹ Ốm của Trần Đăng Khoa

Đề bài:

Phân tích bài thơ Mẹ Ốm của Trần Đăng Khoa là một bài thơ nói về tình cảm của một người con dành cho mẹ mình.Trong lúc mẹ đang ốm. Bài thơ được tác giả viết bằng những ngôn ngữ giàu hình ảnh, giản dị của một em bé, nhưng chứa đầy những tình cảm của tác giả.Bài thơ được viết vào năm 1966, ngôn ngữ chứa đựng đầy những cảm xúc của những em bé dành cho người mẹ của mình.Bài thơ đã được tác giả khắc họa rõ tình cảm thiêng liêng ấy.Mở đầu bài thơ là một câu kể rất ngây thơ của một em bé.Mọi hôm mẹ thích vui chơiHôm nay mẹ chẳng nói cười được đâuBên cạnh cách nghĩ của bé đó là một câu so sánh dành cho mẹ mình, câu này chỉ mang ý nghĩa là một câu nói vui đùa. Vì ở tuổi trẻ con, các bé thích khám phá những cái mới mẻ, cứ nghĩ người lớn giống mình giống suy nghĩ của em. Nhưng thật ra đó là một cái nhìn nhận về sự đau ốm của mẹ.Ở hai câu tiếp theo, tác giả lại gởi tả những ngày mẹ không ốm mẹ sẽ tem trầu, không để trầu khô. Và mẹ còn kể chuyện Truyện Kiều cho bé nghe. Hôm nay mẹ ốm nên mẹ gấp để Truyện Kiều lại.Lá trầu khô giữa cơi trầuTruyện Kiều gấp lại trên đầu bấy nayĐó là những suy nghĩ của một em bé rất hồn nhiên vô tư. Trong tiềm thức của em bây giờ đó là không được nghe mẹ kể chuyện thôi. Ở khổ thơ tiếp theo đó là em bé sũy nghĩ nghĩ về những ngày tháng mẹ cực khổ. Mẹ không khoảng thời gia, dù nắng hay mua mẹ vẫn làm, mẹ không màng đến thời gian dù cho trời tối. Cậu bé đã ý thức sâu sắc đến thế về những chịu đựng, hy sinh trời bể của người mẹ thật đã khiến cho không chỉ người mẹ, mà ngay cả người đọc chúng ta cũng không giấu nổi cảm động.Cánh màn khép lỏng cả ngàyRuộng vườn vắng mẹ cuốc cày sớm trưaNắng mưa từ những ngày xưaLặn trong đời mẹ đến giờ chưa tanVà tiếp theo ở khổ thơ kế tiếp đó là sự quan tâm của hàng xóm khi mẹ bị ốm. Được tác giả thể hiện một cách khái quát bằng nhưng hình ảnh rất giản dị mộc mạc. Đó cũng như là một lời động viên để giúp mẹ của em mau khỏi bệnh.Khắp người đau buốt, nóng ranMẹ ơi! Cô bác xóm làng đến thămNgười cho trứng, người cho camVà anh bác sĩ đã mang thuốc vàoĐiều này chứng tỏ thường ngày mẹ sống rất tốt với hàng xóm, nên giờ mẹ ốm hàng xóm vào thăm cho quà. Hơn thế nữa, em bé lại thấu hiểu được sự vất vả của mẹ mình qua những ngày mẹ ốm.Cả đời đi gió đi sươngBây giờ mẹ lại lần giường tập điHai câu thơ trê là ẩn dụ để tác giả nói lên được sự vất vả, gian nan của mẹ để lo hi sinh vì các con. Dù trời mưa nắng mẹ vẫn phải làm việc vất vả. Qua các hình ảnh trên cho thấy tác giả là một người rất yêu thương mẹ mình. Và muốn làm những gì mẹ muốn để động viên giúp mẹ mau khỏi bệnh.Mẹ vui, con có quản gìNgâm thơ, kể chuyện rồi thì múa caRồi con diễn kịch giữa nhàMột mình con sắm cả ba vai chèoỞ các câu thơ tiếp theo đó là sự trách bản thân thân mình. Vì mình mà mẹ khổ đủ điều, Vì sự cực khổ đó mà trên mặt mẹ đã hiện bao nhiêu là né nhăng. Tất cả đều vì thương yêu con mình, muons cho con có cái ăn cái mặc, có giấc ngủ say. Đây là những lời rất cảm động của tác giả dành cho mẹ mình, đó là lời cảm ơn, đó là những tấm lòng của người con dành cho mẹ.Vì con mẹ khổ đủ điềuQuanh đôi mắt mẹ đã nhiều nếp nhănCon mong mẹ khỏe dần dầnNgày ăn ngon miệng, đêm nằm ngủ sayỞ câu kết tác giả đã ví mẹ mình như đất nước điều này chứng tỏ được sự biết ơn dành cho mẹ mình.Rồi ra đọc sách, cấy càyMẹ là đất nước, tháng ngày của con...Bài thơ đac được tác giả khái quát hóa một cách rất cụ thể và chân thành. Đó là tình yêu dành cho người mẹ cũng như là những vất vả cực khổ mà mẹ phải gành chịu. Không chỉ có thể vì tình yêu thương con mình, với mong muốn con có được giấc ngủ, cái ăn cái mặc mà mẹ phải hi sinh tất cả.

Qua bài thơ này, tác giả muốn nói lên tình cảm của mình dành cho người mẹ của mình thông qua đó nói lên được tình yêu dành cho quê hương đất nước.