Mô hình hóa quy trình nghiệp vụ kinh doanh năm 2024

Vai trò chuyên viên phân tích kinh doanh[BA] không chỉ đòi hỏi khả năng phân tích dữ liệu tốt mà còn phải có kỹ năng mô hình hóa dữ liệu một cách hiệu quả. Mô hình phân tích nghiệp vụ trực quan tốt là mô hình không những giúp sắp việc xếp dữ liệu hợp lý mà còn giúp các bên liên quan dễ dàng xác định và hiểu chiến lược, mối quan hệ và trách nhiệm trong dự án.

Và trong phần 1, mời quý bạn đọc cùng NextX tìm hiểu về 4 mô hình phân tích nghiệp vụ cực kỳ cần thiết cho một BA thành công – Business Analyst blog. Để cập nhật thêm những thông tin hay trong Trang tin NextX cùng tìm hiểu thêm!

Quy trình nghiệp vụ là gì?

Nói một cách đơn giản, quy trình nghiệp vụ phác thảo từng bước doanh nghiệp cần thực hiện để hoàn thành một quy trình cụ thể, chẳng hạn như quy trình đặt mua sản phẩm, quy trình cho thuê,… Và việc mô hình hoá quy trình chính là chìa khoá để nâng cao hiệu quả quy trình, đào tạo và vẫn tuân theo quy tắc trong ngành. Hiện nay, một doanh nghiệp có thể có rất nhiều quy trình, tổ chức và chức năng. Vì vậy BAs có thể sử dụng nhiều loại mô hình nghiệp vụ khác nhau để phân tích dữ liệu và tối ưu hoá việc hoàn thiện tài liệu của mình [requirements document].

Activity diagrams [Biểu đồ hoạt động]

Activity diagrams [Biểu đồ hoạt động] là một loại biểu đồ hành vi UML mô tả những gì cần xảy ra trong một hệ thống. Biểu đồ này đặc biệt hữu ích trong việc truyền đạt quy trình và thủ tục cho các bên liên quan từ phía doanh nghiệp lẫn đội ngũ phát triển.

Người BA có thể sử dụng các công cụ để vẽ sơ đồ UML như Lucidchart,… để tạo một biểu đồ hoạt động mô phỏng quá trình đăng nhập vào trang web hoặc hoàn thành giao dịch như rút tiền hoặc gửi tiền.

Xem thêm: Làm Business Analyst cần kỹ năng gì? Các tác vụ của BA [chuyên viên phân tích]

Feature mind maps [Sơ đồ tư duy tính năng]

Business diagrams [Sơ đồ nghiệp vụ] không chỉ phục vụ cho giai đoạn cuối của quá trình phân tích hoặc tài liệu hoá. Thậm chí, sơ đồ này rất hữu ích trong giai đoạn brainstorming [động não] ban đầu của dự án. Sơ đồ tư duy tính năng giúp các BA giải quyết việc lộn xộn với các ý tưởng, mối quan tâm và yêu cầu. Từ đó, công việc được nắm bắt và phân loại rõ ràng.

Hơn thế nữa, feature mindmaps còn hỗ trợ đảm bảo các chi tiết và ý tưởng ban đầu đều không bị bỏ sót. Từ đó, bạn có thể đưa ra quyết định sáng suốt về phương hướng, mục tiêu và phạm vi dự án.

Xem thêm Phần mềm DashBoard – công cụ hữu ích cho Business Analyst phần 2

Product roadmaps [Lộ trình sản phẩm]

Product [or feature] roadmaps [Lộ trình sản phẩm [hoặc tính năng]] phác thảo sự phát triển và quá trình ra mắt của một sản phẩm và các tính năng của nó. Đó là quá trình phân tích tập trung vào sự phát triển của sản phẩm, giúp đội ngũ phát triển và các bên liên quan có thể làm tăng giá trị trực tiếp cho người dùng bằng việc dễ dàng tập trung vào các sáng kiến.

Product roadmap có đẹp hay không nằm ở tính linh hoạt và phạm vi ứng dụng của chúng. Các BAs có thể tạo ra nhiều lộ trình sản phẩm khác nhau để minh họa các thông tin khác nhau, bao gồm:

  • Bảo trì và sửa lỗi
  • Phát hành tính năng mới
  • Mục tiêu sản phẩm chiến lược cấp cao

Mặc dù lộ trình sản phẩm thường được sử dụng trong nội bộ nhân viên phát triển sản phẩm. Chúng còn là công cụ hữu ích cho các phòng ban khác nhau như bộ phận bán hàng.

Sản phẩm có lộ trình được xác định rõ ràng sẽ giúp nhân viên bán hàng có cùng góc nhìn với đội ngũ phát triển. Từ đó, họ có thể cung cấp và cập nhật thông tin chính xác cho khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng của họ. Do tính linh hoạt và các ứng dụng rộng rãi của chúng trong các nhóm và tổ chức, lộ trình sản phẩm là một phần cốt lõi của “hộp công cụ” phân tích của các BAs.

Organizational charts [Sơ đồ tổ chức]

Organizational charts [Sơ đồ tổ chức] phác thảo hệ thống phân cấp của một doanh nghiệp hoặc một trong các phòng ban, hoặc đội nhóm nào đó. Đây là sơ đồ tham khảo đặc biệt hữu ích cho nhân viên trong việc hiểu cách thức tổ chức của công ty và xác định các stakeholders chính và các điểm liên hệ cho các dự án hoặc truy vấn một cách nhanh chóng.

Ngoài ra, sơ đồ tổ chức còn đặc biệt hữu ích trong việc phân tích các stakeholders và mô hình hóa các nhóm mới sau sự thay đổi tổ chức.

Nguồn: BAC

Xem thêm Những điều cần biết để trở thành tình nguyện viên phân tích kinh doanh

Doanh nghiệp giữ chân khách hàng bằng hệ sinh thái NextX, ngoài ra:

NextX là một hệ thống CRM chuyên sâu và đáng chú ý cho doanh nghiệp. NextX luôn được nâng cấp và trang bị đầy đủ tính năng hiện đại. Đặc biệt, NextX được coi là phần mềm CRM, phần mềm chăm sóc khách hàng, phần mềm quản lý khách hàng, phần mềm quản lý kinh doanh, phần mềm quản lý hệ thống phân phối, phần mềm DMS, phần mềm giám sát nhân viên thị trường, phần mềm quản lý telesale, phần mềm tổng đài CSKH Call Center… hàng đầu cho các doanh nghiệp lớn, vừa. Điểm mạnh của NextX nằm ở việc có Mobile App tiện lợi và tích hợp đa kênh. Trong đó hệ sinh thái NextX cung cấp các giải pháp All-In-One, bao gồm NextX CRM, NextX bán hàng, NextX DMS, NextX Call và NextX Loyalty.

Chủ Đề