Mối quan hệ biện chứng giữa chính sách xã hội và chính sách kinh tế

Mối quan hệ biện chứng giữa Chính sách kinh tế và Chính sách xã hội trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây  (155.57 KB, 13 trang )

Tiểu luận Triết học Đỗ Thị Phương Lan-CH 16M
Đề tài: Mối quan hệ biện chứng giữa Chính sách kinh tế và Chính sách xã hội trong
công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay.
Đề cương chi tiết:
A. Đặt vấn đề:
B. Nội dung:
1. Cơ sở lý luận mối quan hệ biện chứng giữa Chính sách kinh tế và Chính sách xã hội.
Chính sách kinh tế và cơ sở hạ tầng
Chính sách xã hội và kiến trúc thượng tầng
Mối quan hệ giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội
- Mối quan hệ giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng
- Mối quan hệ giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội
2. Cơ sở thực tiễn về mỗi quan hệ biện chứng giữa Chính sách kinh tế và Chính sách xã hội
trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay.
2.1 Thực trạng chính sách kinh tế và chính sách xã hội Việt Nam hiện nay
2.2 Sự thống nhất giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội trong các thời kỳ đổi mới
3. Giải pháp
C.Kết luận
D. Danh mục tài liệu tham khảo
1
Tiểu luận Triết học Đỗ Thị Phương Lan-CH 16M
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đại hội IX của Đảng đã đề ra mục tiêu tổng quát của chiến lược phát triển kinh tế -
xã hội thời kỳ 2001 - 2010 là "Đưa nước ta ra khỏi tình trạng kém phát triển; nâng cao rõ
rệt đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của nhân dân; tạo nền tảng để đến năm 2020
nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại...". Để thực hiện mục
tiêu trên, việc đổi mới, cải cách chính sách kinh tế, chính sách xã hội một cách đồng bộ,
phù hợp với từng thời kỳ, từng giai đoạn là hết sức cần thiết. Sự phối hợp chặt chẽ giữa các
chính sách kinh tế và chính sách xã hội sẽ tạo điều kiện phát huy nội lực, gắn kết toàn dân,
tạo động lực và nguồn sức mạnh để phát triển đất nước nhanh, hiệu quả và bền vững.
Chính sách xã hội không thể thoát ly khỏi chính sách kinh tế ở tầm vĩ mô. Song đi


vào những chính sách xã hội cụ thể lại thường phát sinh những mâu thuẫn, đặc biệt là trong
điều kiện phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần, vận hành cơ chế thị trường ở
nước ta, và việc nước ta gia nhập tổ chức quốc tế WTO ngày 07/11/2006 vừa qua.
Bởi vậy, nhiệm vụ của chúng ta là phải xác định cho được điểm tới hạn, ở đó sự kết
hợp giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội là tối ưu nhất, có tác động tích cực thúc
đây sự phát triển và tiến bộ xã hội. Vấn đề đặt ra là phải xác định rõ mỗi quan hệ giữa
chính sách phát triển kinh tế và chính sách xã hội trong công cuộc đổi mới hiện nay. Đây
cũng chính là lí do tôi lựa chọn đề tài: Mối quan hệ biện chứng giữa Chính sách kinh
tế và Chính sách xã hội trong công cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay làm tiểu luận
triết học.
Mục đích nghiên cứu của đề tài là: nghiên cứu những mối quan hệ biện chứng giữa
chính sách kinh tế và chính sách xã hội, trên cơ sở đó đưa ra những giải pháp để phát huy
trong công cuộc đổi mới hiên nay. Trên cơ sở lý luận, phân tích thực trạng mối quan hệ
giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội của Việt Nam để đánh giá tìm ra những hướng
để vận dụng nó nó.
Kết cấu của tiểu luận bao gồm:
A. Đặt vấn đề:
B. Nội dung:
C.Kết luận
C. Danh mục tài liệu tham khảo
B. NỘI DUNG
2
Tiểu luận Triết học Đỗ Thị Phương Lan-CH 16M
1. Cơ sở lý luận mối quan hệ biện chứng giữa Chính sách kinh tế và Chính sách xã
hội.
1.1 Chính sách kinh tế và cơ sở hạ tầng:
Chính sách kinh tế là những chủ trương và biện pháp kinh tế mà Nhà nước áp dụng
trong một giai đoạn, một thời kỳ lịch sử nhằm đạt được những yêu cầu và những mục
tiêu kinh tế, chính trị nhất định. Chính sách kinh tế được xây dựng trên cơ sở những phân
tích, dự báo về các nguồn lực, các tiềm năng của đất nước và những xu hướng phát triển

của xã hội.
Chính sách kinh tế của một quốc gia được biểu hiện thông qua cơ sở hạ tầng của
quốc gia đó. Cơ sở hạ tầng được hiểu theo quan niệm triết học như sau:
Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế của một
xã hội nhất định. Cơ sở hạ tầng của một xã hội bao gồm những quan hệ sản xuất thống trị,
quan hệ sản xuất tàn dư của xã hội cũ và quan hệ sản xuất mầm mống của một xã hội
tương lai. Quan hệ sản xuất thống trị giữ vai trò chủ đạo, chi phối các quan hệ sản xuất
khác. Nó quy định xu hướng chung của đời sống kinh tế xã hội. Qua đó cho thấy cơ sở hạ
tầng của một xã hội cụ thể được đặc trưng bởi quan hệ sản xuất thống trị trong xã hội đó.
1.2 Chính sách xã hội và kiến trúc thượng tầng
Chính sách xã hội là bộ phận cấu thành chính sách chung của Nhà nước trong việc
quản lý và giải quyết các vấn đề xã hội. Chính sách xã hội bao trùm mọi mặt cuộc sống
của các thành viên trong xã hội, từ điều kiện lao động và sinh hoạt, giáo dục và văn hóa
đến quan hệ gia đình, quan hệ giai cấp và quan hệ xã hội.
Chính sách xã hội của một quốc gia được biểu hiện thông qua hệ thống kiến trúc
thượng tầng của quốc gia đó. Kiến trúc thượng tầng được hiểu theo quan niệm triết học
như sau:
Kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm chính trị, pháp quyền, triết học,
đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật cùng với những thiết chế xã hội tương ứng như nhà nước,
đảng phái, giáo hội, các đoàn thể xã hộiđược hình thành trên cơ sở hạ tầng nhất định.
Mỗi yếu tố của kiến trúc thượng tầng có đặc điểm riêng, có quy luật vận động phát triển
riêng, nhưng chúng có liên hệ với nhau, tác động qua lại lẫn nhau và đều hình thành trên cơ
sở hạ tầng. Có những yếu tố quan hệ trực tiếp đến cơ sở hạ tầng như chính trị, pháp luật.
Có những yếu tố như triết học, tôn giáo, nghệ thuật chỉ quan hệ gián tiếp với cơ sở hạ tầng.
Trong xã hội có giai cấp thì kiến trúc thượng tầng mang tính giai cấp. Đó là cuộc đấu tranh
3
Tiểu luận Triết học Đỗ Thị Phương Lan-CH 16M
về mặt chính trị, tư tưởng của các giai cấp đối kháng, đặc trưng là sự thống trị về mặt chính
trị, tư tưởng của giai cấp thống trị.
Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là hai mặt cấu thành của hình thái kinh tế -

xã hội, chúng thống nhất biện chứng với nhau, tác động qua lại lẫn nhau, trong đó, cơ sở hạ
tấng quyết định kiến trúc thượng tầng, song kiến trúc thượng tầng cũng có tác động của
tích cực trở lại cơ sở hạ tầng. Như vậy, thông qua mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ
tầng và kiến trúc thượng tầng thể hiện mối quan hệ biện chứng giữa Chính sách kinh tế và
chính sách xã hội.
1.3 Mối quan hệ biện chứng giữa Chính sách kinh tế và chính sách xã hội:
Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng là hai mặt của đời sống xã hội, chúng thống
nhất biện chứng với nhau, trong đó cơ sở hạ tầng đóng vai trò quyết định đối với kiến trúc
thượng tầng. Điều này thể hiện ở những điểm sau:
- Mỗi cơ sở hạ tầng sẽ hình thành nên một kiến trúc thượng tầng tương ứng với nó.
Tính chất của kiến trúc thượng tầng do tính chất của cơ sở hạ tầng quyết định. Trong xã hội
có giai cấp, giai cấp nào thống trị về mặt kinh tế thì cũng chiếm địa vị thống trị về mặt
chính trị và đời sống tinh thần của xã hội. Tất cả các yếu tố của kiến trúc thượng tầng như
nhà nước, pháp quyền, triết học, tôn giáo đều phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng, do cơ sở hạ
tầng quyết định.
Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng, kiến trúc thượng tầng phải phù hợp
với cơ sở hạ tầng nhưng không phải là sự phù hợp giản đơn. Toàn bộ kiến trúc thượng tầng
đều có tính độc lập tương đối trong quá trình vận động phát triển và tác động một cách
mạnh mẽ đối với cơ sở hạ tầng.
Nếu kiến trúc thượng tầng tác động phù hợp với các quy luật kinh tế khách quan thì
nó là động lực thúc đẩy kinh tế phát triển. Nếu kiến trúc thượng tầng tác động ngược lại, nó
sẽ kìm hãm phát triển kinh tế, kìm hãm phát triển xã hội.
Chính sách kinh tế, chính sách xã hội có bản chất là cơ sở hạ tầng và kiến trúc
thượng tầng nên cũng có mối quan hệ biện chứng với nhau. Do đó, đây là hai phạm trù
riêng rẽ nhưng không tách rời nhau, có mối quan hệ tương hỗ và thống nhất. Sự đồng bộ
giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội là điều kiện cần và đủ để bình ổn và phát
triển của mỗi quốc gia. Trình độ phát triển kinh tế là điều kiện vật chất để thực hiện chính
sách xã hội và ngược lại, sự ổn định, công bằng và tiến bộ của xã hội đạt được thông qua
4
Tiểu luận Triết học Đỗ Thị Phương Lan-CH 16M

các chính sách xã hội lại tạo ra những động lực mạnh mẽ để thực hiện các mục tiêu kinh
tế, nhằm làm cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
Nghiên cứu mối quan hệ giữa chính sách kinh tế và chính sách xã hội còn giúp
chúng ta có cơ sở để tìm ra giới hạn giữa hai loại chính sách này. Song đây là vấn đề hết
sức phức tạp, khó khăn. Điều quan trọng là phân tích để đánh giá đúng những tác động
tích cực hoặc hậu quả tiêu cực của các chính sách, từ đó có thể đề ra các biện pháp kiểm
soát, khống chế hoặc thúc đẩy.
Chính sách kinh tế và chính sách xã hội là một thể thống nhất biện chứng, nương
tựa vào nhau, ràng buộc lẫn nhau. Sự kết hợp tối ưu giữa chính sách kinh tế và chính sách
xã hội có tác động thúc đẩy nhanh sự phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội. Nguyên tắc chung
cho sự kết hợp đó là: chính sách kinh tế phải tạo được động lực trong xã hội, bảo đảm cho
xã hội ổn định; đến lượt nó, chính sách xã hội phải thúc đẩy nền kinh tế phát triển vừa phải
phù hợp với điều kiện kinh tế cho phép, vừa đặt ra những thách thức mới, hướng tới sự
phát triển bền vững.
2. Cơ sở thực tiễn về mối quan hệ biện chứng giữa Chính sách kinh tế và Chính sách xã
hội trong công cuộc đổi mới ở nước ta hôm nay.
2.1 Thực trạng chính sách kinh tế và chính sách xã hội Việt Nam hiện nay:
Ở Việt Nam, chính sách kinh tế của Nhà nước là xây dựng nền kinh tế hàng hóa
nhiều thành phần, vận động, phát triển theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước,
nhằm giải phóng mọi năng lực sản xuất hiện có với cơ cấu công nghiệp - nông nghiệp -
dịch vụ hợp lý, mở rộng hợp tác kinh tế quốc tế và phát triển nền kinh tế theo hướng công
nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Chính sách kinh tế và chính sách xã hội là những công cụ điều tiết và quản lý vĩ mô
của Nhà nước, có tác động đến toàn bộ đời sống kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Thông
qua các chính sách kinh tế, chính sách xã hội. Nhà nước có thể thực hiện được các chức
năng chủ yếu của mình như:
- Nâng cao hiệu quả của nền kinh tế
- Bảo đảm công bằng xã hội
- Giữ ổn định kinh tế - xã hội
Kinh nghiệm từ nhiều nước cho thấy, sự phát triển kinh tế cũng đồng thời kéo theo

một loạt các vấn đề về xã hội, như nạn thất nghiệp, sự phân hóa giàu nghèo, mất cân bằng
sinh thái, các chứng bệnh nan y và cả sự thay đổi về các giá trị đạo đức, giá trị tinh thần...
5