Moô hình tự đánh giá bản thân

Mô hình cửa sổ Johari là một công cụ quan trọng trong việc phát triển kỹ năng giao tiếp và tăng cường sự hiểu biết về bản thân. Bài viết này sẽ giải thích chi tiết về mô hình cửa sổ Johari, các bài tập áp dụng, ví dụ và những lợi ích của việc sử dụng mô hình này.

Ai có thể sử dụng mô hình cửa sổ Johari?

Bất kỳ ai muốn nâng cao kỹ năng giao tiếp và tự hiểu hơn về bản thân đều có thể sử dụng mô hình cửa sổ Johari. Điều này bao gồm cả nhân viên, các nhà lãnh đạo, chuyên gia tư vấn và các cá nhân khác trong các lĩnh vực khác nhau.

Mô hình cửa sổ Johari là gì?

Mô hình cửa sổ Johari là một mô hình trong tâm lý học được phát triển vào những năm 1950 bởi hai nhà tâm lý học tên là Joseph Luft và Harry Ingham. Mô hình này giúp mô tả và đánh giá mối quan hệ giữa các cá nhân trong một nhóm dựa trên mức độ tự nhận thức và nhận thức của họ về bản thân và người khác.

Mô hình này bao gồm 4 ô vuông, mỗi ô vuông đại diện cho một phần của bản thân và mối quan hệ với người khác. Các phần này bao gồm:

  1. Ô vuông mở rộng [Open Area]: Đây là phần mà chúng ta biết về bản thân và người khác cũng biết về chúng ta. Nó bao gồm những kỹ năng, sở thích, suy nghĩ, cảm xúc và hành vi của mình.
  2. Ô vuông ẩn dật [Hidden Area]: Đây là phần mà chúng ta biết về bản thân nhưng người khác không biết. Nó bao gồm những suy nghĩ, cảm xúc, kinh nghiệm, sự lo lắng và những kỹ năng mà chúng ta giữ kín.
  3. Ô vuông mù [Blind Area]: Đây là phần mà chúng ta không được nhận thức về bản thân nhưng người khác lại biết về chúng ta. Nó bao gồm những tình huống, hành vi, thói quen và kỹ năng mà chúng ta không nhận ra nhưng được người khác quan sát thấy.
  4. Ô vuông chưa biết [Unknown Area]: Đây là phần mà chúng ta không biết về bản thân và cũng không được người khác biết. Nó bao gồm những khía cạnh của bản thân mà chúng ta chưa nhận thức được.

Mô hình cửa sổ Johari giúp cho các cá nhân trong một nhóm có thể tăng cường mối quan hệ bằng cách chia sẻ những thông tin liên quan đến bản thân mình và lắng nghe ý kiến đóng góp từ người khác. Điều này giúp tăng cường sự hiểu biết, sự tôn trọng và sự tương tác giữa các cá nhân trong nhóm.

Mô hình này cũng giúp cho các cá nhân có thể nhận thức và khắc phục những khuyết điểm của bản thân, đồng thời giúp cho người khác hiểu hơn về bản thân và giúp đỡ một cách hiệu quả hơn. Ngoài ra, mô hình cửa sổ Johari cũng có thể được sử dụng trong các tình huống như đào tạo, phát triển nhóm và quản lý nhân sự để tạo ra một môi trường làm việc tốt hơn và tăng cường sự hiệu quả của nhóm.

Bài tập áp dụng mô hình cửa sổ Johari

Có nhiều bài tập được thiết kế để giúp bạn áp dụng mô hình cửa sổ Johari vào cuộc sống hàng ngày. Dưới đây là ba phương pháp cơ bản:

1. Bảng phản hồi [Feedback]

Bảng phản hồi là một cách hiệu quả để bạn nhận được phản hồi từ những người xung quanh về các đặc điểm của bạn mà họ nhận thấy. Để thực hiện bảng phản hồi, bạn có thể làm như sau:

  • Tạo một danh sách các đặc điểm của bạn mà bạn muốn được đánh giá.
  • Yêu cầu các người xung quanh [bạn bè, đồng nghiệp, gia đình] đánh giá những đặc điểm đó bằng cách đánh dấu trong một bảng.
  • Tổng hợp kết quả và sử dụng chúng để tăng cường hiểu biết của bạn về bản thân.

2. Kỹ năng giao tiếp

Mô hình cửa sổ Johari có thể được áp dụng để nâng cao kỹ năng giao tiếp của bạn. Bạn có thể làm như sau:

  • Xác định các kỹ năng giao tiếp của bạn hiện tại.
  • Học cách trở thành một người lắng nghe tốt hơn và xây dựng mối quan hệ khách hàng tốt hơn.
  • Thực hành kỹ năng giao tiếp của bạn thôngqua các tình huống khác nhau để tăng cường khả năng sử dụng mô hình cửa sổ Johari.

3. Trò chơi "Cung cấp thông tin"

Trò chơi "Cung cấp thông tin" là một cách thu hút sự chú ý của các thành viên trong nhóm và giúp họ hiểu rõ hơn về bản thân và người khác. Cách thực hiện trò chơi này:

  • Chia nhóm thành các cặp.
  • Mỗi người cung cấp thông tin về bản thân cho đối tác của mình.
  • Sau đó, cặp đôi thảo luận để biết xem họ có đồng ý hay không với thông tin được cung cấp.
  • Cuối cùng, các cặp đôi chia sẻ với nhóm các điểm chung và khác nhau của họ.

Lợi ích của mô hình cửa sổ Johari

Sử dụng mô hình cửa sổ Johari giúp bạn tăng cường kỹ năng giao tiếp và hiểu biết về bản thân, xây dựng mối quan hệ tốt hơn với người khác, nâng cao khả năng làm việc nhómvà giải quyết xung đột, tăng cường sự hiểu biết và tôn trọng về đa dạng văn hóa trong tổ chức, và giúp người tham gia phát triển bản thân và đạt được mục tiêu cá nhân. Nó cũng là một công cụ hữu ích để giúp bạn khám phá các đặc điểm của mình và tìm ra cách để phát triển bản thân.

Bên cạnh những đánh giá từ quản lý, nhân viên cần tự đánh giá bản thân về các hạng mục công việc đã và đang đảm nhiệm. Vậy tự đánh giá như thế nào cho toàn diện? Cùng CoDX tìm hiểu một số mẫu tự đánh giá bản thân trong công việc dưới đây!

Bạn đang đọc bài viết trên trang kiến thức quản trị doanh nghiệp của CoDX – nền tảng chuyển đổi số doanh nghiệp toàn diện.

Cùng chủ đề:

  • 10 Phần mềm đánh giá nhân viên đúng năng lực TỐT NHẤT
  • Bảng đánh giá năng lực nhân viên CHUẨN cho doanh nghiệp
  • Bảng tiêu chí đánh giá nhân viên đầy đủ
    Nhân viên tự đánh giá kết quả công việc hay tự đánh giá bản thân trong công việc là hoạt động tự nhìn nhận những ưu và nhược điểm, tố chất, năng lực của mỗi cá nhân nhân viên trong một đội nhóm phòng ban.

Thông thường, vào mỗi kỳ đánh giá, doanh nghiệp sẽ tổ chức hình thức để nhân viên tự đánh giá này.

Vậy tại sao nhiều doanh nghiệp lại áp dụng hình thức này như vậy?

  • Đối với nhân viên, mẫu tự đánh giá bản thân trong công việc giúp nhân viên nhìn nhận toàn diện về bản thân. Khi xác định các điểm mạnh, điểm yếu, thành tích và hạng mục chưa hoàn thành tốt, nhân viên có thể biết nội dung bản thân cần cải thiện và tận dụng cơ hội phát triển trong cả công việc và cuộc sống.
  • Đối với quản lý, tự đánh giá của nhân viên còn giúp quản lý nhận được những phản hồi đúng nhất về công việc và nhân sự. Các cấp quản lý trong doanh nghiệp có thể dựa vào các bảng đánh giá nhân viên để xác định năng lực của nhân viên, các quan điểm làm việc, những mong muốn về vị trí, đãi ngộ và cả phản ánh về quy trình làm việc của nội bộ doanh nghiệp.

2. 3 Mẫu tự đánh giá bản thân trong công việc cho nhân viên

Một số mẫu sau có thể giúp ích trong quá trình nhân viên tự đánh giá kết quả công việc.

2.1 Mẫu nhân viên tự đánh giá bản thân trong công việc 01

Mẫu tự đánh giá bản thân trong công việc cho nhân viên

Những nội dung cần có trong bản nhân viên tự đánh giá bản thân này như:

  • Thông tin cơ bản bao gồm: Kính gửi, họ tên, ngày sinh, chức vụ
  • Nội dung về chính trị, tư tưởng
  • Nội dung về lối sống, đạo đức
  • Nội dung về công tác chuyên môn
  • Nội dung về kết quả bản thân tự xếp loại
  • Các đánh giá cá nhân của nhân sự về ưu điểm và hạn chế cần cải thiện

2.2 Mẫu tự đánh giá bản thân trong công việc 02

Mẫu nhân viên tự đánh giá bản thân trong công việc

Nội dung có trong bản mẫu tự đánh giá kết quả của nhân viên thứ 2 này như:

  • Thông tin sơ yếu lý lịch: Họ tên, ngày tháng nắm sinh, giới tính, trình độ chuyên môn, ngoại ngữ, chức vụ, email.
  • Quá trình công tác tại công ty
  • Đánh giá về các khuyến điểm và triển vọng

+ Về phẩm chất chính trị

+ Về đạo đức lối sống

2.3 Mẫu nhân viên tự đánh giá kết quả công việc 03

mẫu tự đánh giá bản thân trong công việc

Mẫu đánh giá này chứa các nội dung chính như:

  • Phần kính gửi bộ phận quản lý
  • Thông tin chung: Tên, năm sinh, quê quán, vị trí, thời gian làm việc tại doanh nghiệp.
  • Ưu điểm: Hệ tư tưởng chính trị, phẩm chất đao đức, lối sống, Khả năng thực hiện vai trò được giao.

Nhân viên cũng cần chú ý các nội dung của một bản tự đánh giá:

  • Cân đối nội dung: Bản tự đánh giá không nên viết quá dài, thường chỉ gói gọn trong 02 trang.
  • Đánh giá đúng với bản thân: Nhiều trường hợp các nhân viên sao chép bản đánh giá của nhau, dẫn đến các lỗi không phù hợp với từng vị trí nhân sự cụ thể. Điều này làm mất giá trị của một bản tự đánh giá.
  • Không mắc lỗi chính tả: Trong bất kỳ văn bản nào trong doanh nghiệp, việc sai chính tả hay quy tắc chỉnh tả là điều tối kỵ. Nhân viên cần lưu ý rà soát cẩn thận bản đánh giá trước khi nộp.

TẢI MẪU NHÂN VIÊN TỰ ĐÁNH GIÁ BẢN THÂN VỀ KẾT QUẢ CÔNG VIỆC

3. Mẫu tự đánh giá bản thân trong công việc bao gồm nội dung gì?

Trước tiên, nhân viên cần xác định các yếu tố cần có trong bản đánh giá. Nắm được các yếu tố cần thiết này, nhân viên có thể dễ dàng nắm bắt và triển khai những nội dung đánh giá.

  • Xác định phạm vi rõ ràng: Nhân viên phải xác định rõ mục đích của việc tự đánh giá, khoảng thời gian của công việc cần đánh giá. Ví dụ như các công việc trong 1 năm, trong 6 tháng vừa qua hay trong khoảng thời gian bắt đầu làm việc chính thức tại công ty…? Các nội dung này thông thường sẽ được nêu chi tiết trong yêu cầu đánh giá từ cấp quản lý.
  • Nêu những đánh giá tích cực: Nhân viên cần liệt kê chính xác và đầy đủ các phẩm chất tích cực, giúp ích lớn cho công việc của bản thân. Đó có thể là hiệu suất làm việc lớn, trách nhiệm, chuyên môn cao,… kèm các dẫn chứng số liệu trong từng dự án, hạng mục.
  • Đánh giá thiếu sót của bản thân: Nhân viên cần tự nhìn nhận, không che giấu các khuyết điểm, thiếu sót của bản thân. Điều này không chỉ thể hiện tính trung thực mà còn là cơ hội để nhân viên rút kinh nghiệm và phát triển.
  • Phản hồi đến quản lý: Mẫu tự đánh giá bản thân trong công việc không chỉ có các nội dung một chiều từ bản thân nhân viên. Nhân viên có thể lựa chọn phản hồi đến quản lý hoặc lãnh đạo các vấn đề bản thân đã và đang gặp phải khi thực hiện công việc. Chính những phản hồi này là tư liệu quan trọng để doanh nghiệp điều chỉnh công việc, nhân sự sau mỗi kỳ đánh giá.
  • Thể hiện mong muốn của bản thân: Kết thúc bản tự đánh giá, nhân viên có thể thể hiện tham vọng, mong muốn của bản thân trong công việc. Đó có thể là các cơ hội nhân viên muốn tham gia để đóng góp cho doanh nghiệp,…

4. Nhân viên tự đánh giá kết quả công việc theo nguyên tắc nào?

Nắm được các nguyên tắc quan trọng sau đây, việc nhân viên tự đánh giá kết quả công việc sẽ trở nên đơn giản và dễ dàng hơn.

4.1 Trung thực trong khi tự đánh giá bản thân

Đầu tiên, mẫu tự đánh giá bản thân trong công việc có mục đích cho nhân viên tự nhận xét về bản thân. Vì vậy, trung thực là nguyên tắc phải được đặt lên hàng đầu. Ngoài các nội dung tích cực, nhân viên phải nghiêm túc đánh giá các điểm yếu, còn thiếu sót, cần khắc phục trong hiện tại và tương lai. Nhìn nhận được chính xác khuyết điểm cũng chứng tỏ khả năng học hỏi và phát triển.

Đặc biệt, nhân viên lưu ý không cố gắng nói giảm nói tránh, dùng các từ ngữ tích cực khi đánh giá về điểm yếu của mình.

4.2 Tự hào và thể hiện thành tích của bản thân

Ngoài trung thực, nhân viên không nên quên tự hào và thể hiện các thành tích của bản thân. Một bản tự đánh giá tốt là bản đánh giá bao gồm đầy đủ các phần việc nhân viên đã thực hiện và hoàn thành xuất sắc.

Khi mô tả về công việc, nhân viên có thể nhấn mạnh vai trò, các đóng góp cho thành tựu của dự án, nhằm nổi bật giá trị của bản thân, khả năng phát triển cho vị trí cao hơn trong tương lai.

4.3 Chuyên nghiệp khi tự đánh giá

Nguyên tắc thứ ba là sự chuyên nghiệp trong đánh giá. Nhân viên cần lưu ý không đặt điều, nói về các thiếu sót của đồng nghiệp hay lãnh đạo trong bản đánh giá. Tất cả các nội dung phải hướng đến bản thân nhân viên và có lập trường khách quan nhất.

Cần có tính chuyên nghiệp khi tự đánh giá kết quả công việc

Trên đây là một số nội dung về mẫu tự đánh giá bản thân trong công việc nhân viên có thể tham khảo trong các hoạt động tự đánh giá, tự phê bình của doanh nghiệp. CoDX hy vọng khi nắm vững các mẫu nhân viên tự đánh giá kết quả công việc và nguyên tắc trên, việc tự đánh giá của nhân viên sẽ trở nên hiệu quả hơn.

Chủ Đề