Một trong những nội dung xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân là trắc nghiệm

Mục lục

  1. Đề bài Trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng 12 Bài 2
  2. Đáp án

Tuyển tập các câu hỏi trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng 12 bài 2 có đáp án chi tiết. Bộ đề trắc nghiệm GDQP 12 bài 2 chọn lọc hay nhất.

Đề bài Trắc nghiệm Giáo dục quốc phòng 12 Bài 2

1. Một trong những nội dung xây dựng tiềm lực của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân là gì?

a. Xây dựng tiềm lực khoa học, công nghệ.

b. Xây dựng tiềm lực nền công nghiệp hiện đại.

c. Xây dựng công nghiệp hóa nông nghiệp.

d. Xây dựng công nghiệp hóa quốc phòng.

2. Một trong những nội dung xây dựng tiềm lực chính trị, tinh thần của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân là gì?

a. Xây dựng nguồn sức mạnh tinh thần của nhân dân đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.

b. Gắn phát triển nền văn hóa truyền thống với nhiệm vụ quốc phòng, an ninh

c. Xây dựng tình yêu quê hương đất nước, niềm tin đối với Đảng, Nhà nước và chế độ XHCN.

d. Xây dựng tốt về tinh thần chiến đấu cho các lực lượng vũ trang nhân dân.

3. Nội dung của mục đích xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân không gồm nội dung nào?

a. Bảo vệ Đảng, nhà nước và chế độ XHCN.

b. Giữ vững sự ổn định về chính trị, môi trường hòa bình

c. Bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ.

d. Bảo vệ nền quốc phòng vững mạnh của đất nước.

4. Nội dung xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân?

a. Xây dựng và huy động vật chất, tài chính của nhân dân cho quốc phòng.

b. Xây dựng tiềm lực và thế trận quốc phòng an ninh.

c. Xây dựng tình yêu quê hương đất nước, lòng tự hào dân tộc cho quân đội.

d. Xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.

5. Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam hiện nay là gì?

a. Xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.

b. Xây dựng dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.

c. Xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

d. Đẩy mạnh công cuộc hiện đại hóa đất nước.

6. Một trong những đặc điểm của nền quốc phòng toàn dân và an ninh

a. Có mục đích duy nhất là tự vệ chính đáng.

b. Nền an ninh nhân dân phụ thuộc vào nền quốc phòng toàn dân.

c. Sức mạnh dựa vào vũ khí và phương tiện chiến tranh.

d. Được xây dựng để chiến đấu chống kẻ thù xâm lược.

7. Mục đích xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân của nước ta là gì?

a. Tạo sức mạnh tổng lực về chính trị, quân sự, an ninh, kinh tế, văn hoá, xã hội cho đất nước.

b. Tạo thế trận chủ động cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.

c. Giữ vững ổn định chính trị, môi trường hòa bình, phát triển đất nước theo định hướng XHCN.

d. Bảo vệ lợi ích chính đáng và hợp pháp của công dân.

8. Mục đích xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân hiện

a. Để đất nước không bị các nước khác trong khu vực xâm lược.

b. Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ.

c. Thực hiện thắng lợi công cuộc hiện đại hóa đất nước.

d. Bảo vệ quốc gia, dân tộc trong mọi điều kiện hoàn cảnh.

9. Một trong những biểu hiện của tiềm lực quân sự, an ninh của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân là:

a. Khả năng hiện đại hóa đất nước, xây dựng quân sự mạnh.

b. Là nguồn dự trữ sức người, sức của trong thời bình của đất nước.

c. Là khả năng phát triển trình độ sẵn sàng chiến đấu của nhân dân

d. Khả năng duy trì số lượng lớn về vũ khí của các lực lượng vũ trang.

10. Nội dung xây dựng thế trận của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân gì?

a. Xây dựng khối đại đoàn kết vững mạnh để bảo đảm công tác quốc phòng.

b. Xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh [thành phố] vững chắc.

c. Tổ chức, bố trí lực lượng nhân dân bảo vệ Tổ quốc.

d. Phân vùng chiến lược về dân cư ở từng địa phương.

11. Một trong những biện pháp xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân hiện nay là:

a. Nâng cao trách nhiệm, quyền hạn công dân trong tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

b. Xây dựng hậu phương chiến lược tạo chỗ dựa vững chắc cho thế quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân.

c. Tăng cường công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho mọi công dân.

d. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, đổi mới và nâng cao sự quản lý của nhà nước đối với nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân.

12. Tiềm lực chính trị tinh thần của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân là gì?

a. Là chính trị, tinh thần của toàn xã hội trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân.

b. Là khả năng về chính trị tinh thần của nhân dân trong chiến đấu chống kẻ thù xâm lược.

c. Là khả năng về chính trị, tinh thần có thể huy động nhằm tạo thành sức mạnh để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng

d. Là khả năng về chính trị tinh thần được phát huy trong chiến đấu của lực lượng vũ trang.

13. Tính chất toàn dân của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân được xác định từ cơ sở nào?

a. Từ truyền thống chiến đấu chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.

b. Từ bài học quí báu xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân ta.

c. Từ truyền thống, kinh nghiệm trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta.

d. Từ kinh nghiệm xây dựng quân đội ta và của các nước trong khu vực.

14. Nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân được xây dựng toàn diện và từng bước hiện đại nhằm

a. Đáp ứng với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới.

b. Răn đe các thế lực thù địch, xâm lược có sử dụng vũ khí công nghệ cao.

c. Đáp ứng yêu cầu chiến tranh nhân dân bảo vệ Tổ quốc XHCN trong điều kiện kẻ địch sử dụng vũ khí công nghệ cao.

d. Đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế xã hội với tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh.

15. Tiềm lực chính trị, tinh thần trong xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân có vị trí như thế nào?

a. Là yếu tố chủ yếu tạo nên sức mạnh quân sự của nhà nước.

b. Là nhân tố quyết định tới sức mạnh quân sự của quốc phòng.

c. Là nhân tố cơ bản tạo nên sức mạnh quốc phòng, an ninh.

d. Là nhân tố bảo đảm cho sức mạnh quốc phòng toàn dân.

16. Một nội dung của khái niệm quốc phòng là:

a. Xây dựng các lực lượng an ninh vững mạnh.

b. Toàn dân tham gia bảo vệ tổ quốc.

c. Công cuộc giữ nước bằng sức mạnh tổng hợp.

d. Huy động khả năng chiến đấu chống kẻ thù xâm lược của nhân dân.

17. Trong nội dung xây dựng tiềm lực quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân, tiềm lực kinh tế có vị trí gì?

a. Là tiềm lực quyết định sức mạnh của nền quốc phòng, an ninh.

b. Là cơ sở vật chất của các tiềm lực khác và nến quốc phòng, an ninh.

c. Là cơ sở vật chất trang bị chủ yếu cho nền quốc phòng hiện đại.

d. Là cơ sở vật chất bảo đảm cho xây dựng quân đội mạnh.

18. Xây dựng nền nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân là:

a. Trách nhiệm của quân đội nhân dân và công an nhân dân.

b. Trách nhiệm của cả hệ thống chính trị và toàn dân.

c. Trách nhiệm của lực lượng vũ trang nhân nhân dân.

d. Trách nhiệm của Đảng và nhà nước.

19. Vì sao phải kết hợp thế trận quốc phòng toàn dân với thế trận an ninh nhân dân?

a. Vì kẻ thù luôn có âm mưu chống phá quyết liệt và xâm lược nước ta.

b. Do các thế lực thù địch luôn tìm cách chống phá cách mạng nước ta.

c. Các thế lực thù địch trong nước và ngoài nước tìm mọi cách để câu kết với nhau chống phá cách mạng nước ta.

d. Các thế lực thù địch chống phá ta toàn diện trên tất cả các mặt.

20. Nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân là gì?

a. Bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.

b. Đảm bảo một cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho nhân dân.

c. Làm thất bại mọi thủ đoạn về quân sự của các thế lực thù địch với nước ta.

d. Làm thất bại cuộc tiến công xâm lược nước ta của các thế lực thù địch

Đáp án

Trắc nghiệm: 1a; 2c; 3d; 4b; 5c; 6a; 7c; 8b; 9b; 10b; 11d; 12c; 13c; 14c; 15c; 16c; 17b; 18b; 19c; 20a

Video liên quan

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề