Mũi não mô cầu bc tiêm lúc bao nhiêu tháng năm 2024

Bệnh viêm màng não mô cầu có thể tiến triển nhanh chóng và gây tử vong cao, đặc biệt là với thanh thiếu niên. Trường hợp may mắn không tử vong thì người bệnh cũng có thể phải gánh chịu những di chứng nặng nề sau khi điều trị như tổn thương não hay mất thính lực. Vì vậy, bạn hãy tham khảo những thông tin trong bài viết và sớm lên lịch tiêm phòng cho bé nhé!

Vaccine tiêm phòng viêm màng não mô cầu gồm những loại nào?

Vi khuẩn Neisseria meningitidis gây ra viêm màng não mô cầu gồm có 13 chủng, còn được gọi là các nhóm huyết thanh. Trong đó, các chủng thường gặp nhất là A, B, C, W và Y. Hiện ở Việt Nam có 3 loại vaccine tiêm phòng chính được lưu hành là AC, ACYW [còn gọi là vaccine Menactra] và BC [còn gọi là vaccine Mengoc BC]. Công dụng của từng loại vaccine cụ thể như sau:

  • Vaccine viêm màng não mô cầu AC giúp phòng bệnh do chủng vi khuẩn A và C gây ra.
  • Vaccine viêm màng não mô cầu ACYW-135 giúp phòng bệnh do chủng vi khuẩn A, C, Y và W gây ra.
  • Vaccine viêm màng não mô cầu BC giúp phòng bệnh do chủng vi khuẩn B, C gây ra.

Vaccine Menactra và Mengoc BC

Đối tượng cần tiêm vaccine viêm màng não mô cầu

Bất cứ ai cũng có thể mắc bệnh viêm màng não mô cầu. Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ [CDC] khuyến nghị cần chủng ngừa căn bệnh này cho những đối tượng sau:

  • Trẻ em từ 11 đến 18 tuổi. Độ tuổi lý tưởng cần tiêm phòng là trẻ 11 hoặc 12 tuổi. Đối với trẻ nhỏ hơn cũng nên tiêm phòng nếu có nguy cơ nhiễm bệnh cao, chẳng hạn như trẻ đang sống trong vùng dịch viêm màng não.
  • Bất kỳ ai đã tiếp xúc với bệnh viêm màng não mô cầu trong một đợt bùng phát hoặc khi làm nghiên cứu.
  • Bất kỳ ai đã đi du lịch hoặc sinh sống ở nơi bệnh viêm màng não phổ biến, chẳng hạn như khu vực châu Phi vùng hạ Sahara.
  • Người bị rối loạn hệ miễn dịch. Người không có lá lách hoặc chức năng lá lách bị suy giảm, hư hỏng.

Đối tượng không nên tiêm vaccine viêm màng não mô cầu

Nếu rơi vào một trong những trường hợp sau, bạn không nên tiêm phòng viêm màng não mô cầu:

  • Đã từng có phản ứng nghiêm trọng hoặc dị ứng với vaccine viêm màng não mô cầu trong lần tiêm trước.
  • Nếu biết bản thân có thể dị ứng với thành phần của vaccine.
  • Bạn đang bị bệnh nặng. Hãy lên lịch tiêm phòng khi bạn khỏe lại.
  • Người mắc hội chứng Guillain – Barre [viêm đa dây thần kinh cấp tính].
  • Phụ nữ mang thai không nên tiêm phòng viêm màng não mô cầu. Trừ trường hợp thai phụ có vấn đề về hệ miễn dịch hoặc có nguy cơ bị nhiễm bệnh.

Tiêm phòng viêm màng não mô cầu cần bao nhiêu mũi vaccine?

Tiêm vaccine viêm màng não mô cầu AC:

Đối tượng: Trẻ 2 tuổi trở lên.

Số mũi tiêm: 2 mũi, sau 3 -5 năm cần tiêm lại mũi thứ hai để duy trì hiệu quả ngừa bệnh của vaccine.

Tiêm vaccine viêm màng não mô cầu ACYW-135 [Menactra]:

Đối tượng: Trẻ em 9 tháng đến 2 tuổi và người lớn dưới 55 tuổi.

Số mũi tiêm: Với trẻ 9 tháng đến 2 tuổi tiêm 2 lần, mỗi lần cách nhau 3 tháng. Với người lớn chỉ cần tiêm 1 lần.

Tiêm vaccine viêm màng não mô cầu BC [Mengoc BC]:

Đối tượng: Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn dưới 45 tuổi.

Số mũi tiêm: 2 mũi, sau 6 – 8 tháng cần tiêm lại mũi thứ hai.

Để biết được lịch tiêm vaccine ngừa viêm màng não mô cầu phù hợp cho độ tuổi của bé, xin liên hệ hotline của Phòng tiêm chủng bệnh viện đa khoa Hoà Bình để được tư vấn trực tiếp.

Viêm não mô cầu BC là bệnh lý truyền nhiễm khá phổ biến ở trẻ nhỏ và để lại nhiều di chứng cho trẻ. Vì vậy, viêm não mô cầu BC tiêm mấy mũi là câu hỏi được khá nhiều bố mẹ đặt ra vì đây là cách phòng bệnh hiệu quả. Vậy loại vắc xin này cần tiêm mấy mũi là hợp lý nhất?

1. Bệnh viêm não mô cầu

Trước khi tìm hiểu viêm não mô cầu BC tiêm mấy mũi, hãy cùng tìm hiểu khái quát về căn bệnh này.

Viêm não mô cầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính phổ biến ở trẻ em. Bệnh lây qua đường hô hấp và do vi khuẩn Neisseria meningitidis - vi khuẩn não mô cầu gây ra. Căn bệnh này có thể xuất hiện vào bất kỳ thời điểm nào nhưng mạnh nhất là mùa xuân, thu hoặc mùa đông và có thể trở thành dịch. Loại vi khuẩn này cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh viêm màng não mủ ở trẻ.

Vi khuẩn Neisseria meningitidis là tác nhân gây viêm não mô cầu

Thời gian ủ bệnh thường là 4 ngày hoặc có thể từ 2 - 10 ngày tùy trường hợp. Triệu chứng của viêm não mô cầu đầu tiên là sốt cao tới 39 - 40 độ kèm rét run, đôi khi còn co giật, đau họng, ho, đau đầu, mệt mỏi,… Ở một số trẻ nặng hơn có thể sốt li bì hoặc rơi vào hôn mê. Những triệu chứng này thường khiến bố mẹ chủ quan vì khá giống cảm cúm thông thường nên để trẻ điều trị tại nhà. Tuy nhiên, đây là vấn đề hết sức nguy hiểm.

Ngoài ra còn có một số triệu chứng như sợ ánh sáng, trong người nôn nao, bồn chồn, các khớp nhức mỏi, tinh thần uể oải và dễ mất tập trung. Bên cạnh đó, một số người có thể xuất hiện phát ban rồi dần chuyển màu sang xanh tím, đỏ thẫm. Một số người bị gộp thành đám và hoại tử da. Đây chính là lý do gây tử vong nhanh do cơ thể nhiễm độc, nhiễm trùng và có thể bị suy đa tạng.

2. Viêm não mô cầu BC tiêm mấy mũi?

Hiện nay, cách phòng bệnh tốt nhất là tiêm vắc xin. Vi khuẩn gây bệnh có 5 chủng A, B, C, Y, W nên sẽ có 3 loại vắc xin: Vắc xin phòng viêm não mô cầu AC, BC, và A, C, W, Y. Vì vậy, trẻ em thường được khuyến cáo nên tiêm ngừa vì đây là đối tượng có nguy cơ cao.

Tiêm vắc xin là biện pháp phòng bệnh hữu hiệu nhất

Chương trình tiêm phòng viêm não mô cầu không có trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia. Do đó, bố mẹ nên chủ động đưa trẻ đến tiêm tại những dịch vụ uy tín để được tiêm đúng như phác đồ. Viêm não mô cầu BC tiêm mấy mũi để đạt miễn dịch hiệu quả? Câu trả lời là 2 mũi, lịch tiêm như sau:

  • Tiêm vắc xin viêm màng não mô cầu BC khi trẻ trên 6 tháng tuổi và người lớn dưới 45 tuổi.
  • Tiêm mũi 2 cách mũi 1 từ 6 - 8 tháng.

Tiêm phòng đầy đủ là cách phòng bệnh tốt nhất. Vì vậy, nên chủ động đến các bệnh viện hoặc trung tâm y tế chất lượng, uy tín để tiêm phòng đồng thời xử lý tốt các phản ứng sau tiêm [nếu có]. Ở một số trẻ có thể bị sốt sau tiêm. Trường hợp này nếu bố mẹ không xử lý đúng cách, kịp thời thì có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của bé.

Tuy nhiên, bạn cũng có thể yên tâm vì vắc xin phòng viêm não mô cầu BC khá an toàn và ít gặp tác dụng phụ. Nếu gặp thì cũng khá nhẹ và chỉ có 5 - 10% người gặp tác dụng phụ sau tiêm, thường tự khỏi sau 1 - 2 ngày. Chỉ có khoảng 3% người sốt nhẹ sau tiêm.

Sốt nhẹ là phản ứng thông thường sau tiêm

Các tác dụng phụ của vắc xin có thể kể đến như:

  • Đau tại chỗ tiêm: Ở vị trí tiêm thường nổi mẩn đỏ hoặc cứng. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn yên tâm vì tình trạng này không ảnh hưởng đến sức khỏe và có thể biến mất trong vòng 72 giờ.
  • Nhức đầu, buồn nôn, khó chịu toàn thân, một số người sốt trên 38 độ. Đây cũng là những tác dụng hiếm gặp, nếu bạn vô tình gặp thì chúng cũng tự khỏi trong vòng 48 giờ.
  • Đa số tác dụng phụ chỉ gặp ở mũi tiêm đầu tiên và không gặp lại ở mũi thứ hai.

Các phản ứng nặng hơn như khó thở, động kinh, mất cảm giác,… thường khá hiếm gặp. Vì vậy, bố mẹ hoàn toàn yên tâm và hãy để trẻ tiêm phòng đúng lịch để hạn chế nguy cơ mắc viêm não mô cầu BC. Trước khi tiêm, bác sĩ cũng sẽ kiểm tra và chống chỉ định tiêm nếu có biểu hiện dị ứng, sốt, mắc bệnh mạn tính hay nhiễm khuẩn cấp tính. Ngoài ra, nếu trẻ sốt cao ở mũi tiêm đầu thì có thể được chống chỉ định tiêm ở mũi sau.

Trước khi tiêm bác sĩ sẽ kiểm tra và chống chỉ định tiêm nếu cần thiết

3. Tiêm phòng viêm não mô cầu BC cần lưu ý những gì?

Ngoài vấn đề viêm não mô cầu BC tiêm mấy mũi, bạn cũng cần quan tâm đến một số lưu ý trước khi tiêm hoặc đưa con trẻ đi tiêm để đảm bảo an toàn và vắc xin đạt hiệu quả tốt nhất.

Kiểm tra sức khỏe trước khi tiêm

Đây là một bước rất cần thiết. Bước kiểm tra sức khỏe giúp bạn biết được cơ thể mình có đang gặp vấn đề bất thường nào hay không. Ngoài ra cũng giúp bạn biết được một số phản ứng có thể gặp sau tiêm.

Lựa chọn địa chỉ tiêm phòng uy tín

Đây cũng là một lưu ý quan trọng mà nhiều người thường hay bỏ qua. Không chỉ vắc xin viêm não mô cầu BC mà tiêm vắc xin nào thì vấn đề này bạn cũng cần lưu ý, đặc biệt càng cẩn trọng nếu cho trẻ đi tiêm. Tiêm ở những điểm tiêm phòng uy tín để tránh tiêm phải vắc xin không rõ nguồn gốc, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Viêm não mô cầu BC là căn bệnh rất nguy hiểm, có thể ảnh hưởng tới tính mạng của trẻ hoặc của bất kỳ ai nếu không may mắc phải. Do đó, hãy chủ động phòng ngừa để bảo vệ sức khỏe cho mình cũng như cho gia đình.

Nếu đang tìm một địa chỉ uy tín để thực hiện tiêm chủng cho bé, bạn có thể liên hệ với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Đây là một trong những địa chỉ uy tín trong khám và điều trị các bệnh lý, bảo vệ sức khỏe toàn diện cho người dân.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC

Bên cạnh đội ngũ chuyên gia và y bác sĩ giỏi, Khoa thần kinh của bệnh viện còn được trang bị nhiều máy móc hiện đại để phục vụ công tác khám chữa bệnh như máy chụp cắt lớp vi tính của Siemens Đức, máy chụp cộng hưởng từ,… Qua đó hỗ trợ quá trình điều trị, giúp người bệnh an tâm hơn về tính chính xác của kết quả cũng như phác đồ điều trị.

Bên cạnh đó, MEDLATEC cũng triển khai dịch vụ tiêm chủng với các loại vắc xin được Bộ Y tế cấp phép, cho hiệu quả cao trong phòng ngừa các bệnh lý, trong đó có vắc xin viêm não mô cầu. Quy trình sàng lọc, tiêm chủng được thực hiện theo đúng trình tự, đảm bảo sự an tâm đến với khách hàng.

Nếu vẫn băn khoăn viêm não mô cầu BC tiêm mấy mũi, hoặc muốn đặt lịch tiêm chủng tại MEDLATEC, bạn có thể liên hệ với Bệnh viện qua tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.

Chủ Đề