Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên là duy tâm hay duy vật

Rất nhiều người không tin rằng mưu sự tại nhân thành sự tại thiên, nhiều khi họ còn cho đó là câu nói có tính chất mê tín. Cá nhân tôi từng là người như vậy.

Tui nhớ hồi còn trẻ tánh tình của tui rất nóng nảy. Hễ tui muốn làm cái gì, đã nghĩ, đã quyết ra sao thì đừng ai cản vì có cản tui cũng không nghe. Mọi sự trên đời cứ nghĩ rằng chỉ cần có thời gian và sự cố gắng là sẽ thành đạt được. Tui cứ sống như vậy và cứ hùng hục tiến tới, mọi thứ đều được lên kế hoạch sẵn, mọi thứ đều trong tiến trình phi đến mục tiêu.

Thời gian trôi qua, rất nhanh. Mọi chuyện cũng nhẹ nhàng xảy đến. Những tai ương mà ta đối mặt trên đời, nó không ồn ào như trong phim ảnh, đôi khi nó còn rất chậm chạp và yên lặng. Những lúc như vậy, ta chỉ ngồi trầm ngâm, không suy nghĩ được gì vì bất lực. Ta để mọi thứ trôi qua dù có đau thương hay là không. Ta mất sạch tiền của dành dụm bao năm xương máu, công việc của ta đang ăn nên làm ra thì bỗng chốc bị ngưng bặt, người hôm qua còn cười với ta thì bữa nay xách ba lô đơn độc về thiên đàng. Còn những chuyện kia ta đã đề ra, ơ kìa, sau những tai ương đó thì đều phải tạm dừng hoặc có khi ngưng hẳn.

Mưu sự tại nhân thành sự tại thiên phải có duyên mới hiểu được

Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên là duy tâm hay duy vật

Nhiều người không tin vào trời. Và tất nhiên với bản tính ngông cuồng thời trẻ của mình, tui cũng vậy. Nhưng sau đó tui đã có duyên đọc được rất nhiều thứ, và trải qua nhiều sự để rồi nhận ra rằng, toàn bộ những sự việc này, kể cả sự sống là không hề ngẫu nhiên. Những chi tiết ăn rơ, những hồi tưởng chắp nối dần trở nên logic, những bài học mà bản thân tự nhìn nhận…đều chứng minh rằng có một sự sắp đặt sẵn. Nhiều người trong chúng ta đã sống duy vật quá lâu đến mức mà mọi sự không mong muốn xảy đến chúng ta đều than thở và đổ tội lên đầu sự xui rủi. Cứ cho rằng chúng ta xui đi, vậy thì cái xui đó từ đâu đến? Liệu nó có ngẫu nhiên không? Đấy là câu hỏi cần được đặt ra để trở nên sống có trí. Còn đây là sự quan sát của tui, mọi kẻ sống duy vật đều vô cùng phẫn nộ, thù hận, ích kỷ luôn trách cứ cuộc đời và mọi người xung quanh nếu có bất kỳ điều rủi nào đến với họ. Mọi thứ đều có thể quy đổi ra vật chất, mọi điều đều có thể so sánh – phân bì, mọi điều đều là: TẠI SAO KHÔNG PHẢI NGƯỜI KHÁC MÀ LÀ MÌNH? Sao cũng được, miễn người bị nạn không phải là tôi – đó là tư duy chung thường thấy của mọi kẻ theo duy vật.

Sống duy vật thì đã làm sao?

Lối sống duy vật không tin vào trời âm thầm làm con người dễ dàng đánh mất đạo đức và lương tâm của mình, khiến xã hội tha hoá không ngừng nghỉ. Mọi điều đều hên-xui, mọi điều đều may-rủi, mọi thứ đều toàn tập mang tính ngẫu nhiên, vậy thì sống có trước có sau để làm gì? Sống tích đức, tạo phước để làm gì? Điều tồi tệ hơn, là tâm trí họ không có một ngôi nhà để nương náu mỗi khi mệt nhoài, không có một điểm tựa để đương đầu với mọi sự bất trắc. Tư tưởng của họ lênh đênh vô định, và hành xử thì luôn thất thường. Một khi không có niềm tin đủ mãnh liệt, thì không một ai lại đủ mạnh mẽ đạp lên trên mọi thị phi để sống.

Ta không tin vào trời, không sao hết! Bởi vì Đạo vẫn vận hành mà không cần ai cho phép cả. Chủ nghĩa duy vật sẽ mãi mãi không thể giải thích, và càng không thể làm ai thanh thản trước giông tố, bão bùng. Nhưng thật là lạ lùng, từ khi tin vào trời, tui đã tự giải thích được chúng. Tuy nhiên, điều quan trọng hơn cả, là tui đã bắt đầu chấp nhận chúng. Tui chấp nhận mà không thù hận đời, không trách trời, không hoại mình. Tui bắt đầu nhận ra những bài học mà trời gửi cho mình, và tui ngoan ngoãn học. Mọi khốn đốn mà trời gửi cho mình, ngoài việc là một quả của nhân trong quá khứ, còn là một bài học. Nếu mọi người đều nhận thấy tín hiệu này, đều thấy bài học này và bắt đầu học tập, tu thân, mọi hạt mầm mới xinh tươi sẽ được bắt đầu từ đây. Đó chính là chuyển hoá, chính là gieo duyên lành. Đó chính là Đạo – Đạo luôn luôn hào phóng, luôn cho ta một cơ hội để làm lại chính mình.

Mọi việc mà ta đề ra, chưa chắc ta đã làm hết được. Một người phải đủ phước đức thì mọi nguồn lực mới phò trợ cho họ đạt được cái họ muốn. Giống như một thuyền trưởng, nếu sống tệ thì không thủy thủ nào chịu phò tá đến nơi đến chốn cả. Lao động, học tập, tu thân tất nhiên sẽ giúp nhiều nhưng còn tùy thuộc vào quá khứ của mỗi người nữa. Trời đất nhất định sẽ không phụ ai cả, mọi nỗ lực chính đáng đều sẽ được đền đáp. Tuy vậy cũng đừng quên, những hạt mầm ta gieo trong quá khứ, cả tốt lẫn xấu, đều theo cơn mưa mà lên.

Chúng ta là các cá nhân bị giới hạn. Ngoài việc nâng giới hạn của mình lên, chúng ta không đủ sức để kiểm soát cái gì sẽ đến với mình. Tui tin trời nhưng không điên đến mức phó mặc mọi thứ cho ngài. Việc của tui là nỗ lực cải thiện mình, còn kết quả là tùy thuộc. Xã hội luôn đánh giá chúng ta dựa trên thành quả, dựa trên tham vọng. Nếu không có những điều đó, rồi chúng ta sẽ ra sao? Những chuẩn mực đầy tính ảo tưởng như vậy đều sẽ dẫn về con đường khổ đau.

KẾT LUẬN

Lạ lùng ghê, từ khi tin vào trời, tui bắt đầu chấp nhận vô thường, tui chấp nhận mất tất cả mọi thứ nếu điều đó là cần thiết để trả tất cả những gì mình từng gây ra trong kiếp này hay mọi kiếp khác. Tui không cay cú nữa, tui không phân bua nữa, tui không thấy mọi thứ xảy đến là vô lý hay bất công nữa. Mục tiêu của tui cũng thay đổi, từ những cao vọng lớn lao, điều bây giờ tui đưa lên hàng đầu là làm sao để tu thân cho tốt. Tui thấy người mình nhẹ nhàng hơn trước kia rất nhiều.

Mưu sự là chuyện của mình, thành sự là chuyện của trời. Đối với tui, Trời không phải là một ông thần. Trời là một trường năng lượng mang tính nhân-quả. Mọi sự xự xảy ra đều do sự đưa đẩy không ngừng bởi nhân duyên. Một khi đã nỗ lực gieo duyên lành, chúng ta không cần phải quan tâm cái gì rồi sẽ đến. Bởi vì mọi thứ trong vũ trụ đều tuân theo đúng một quy luật.

– Lục Phong

Ảnh: Futurecdn.net

Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên là duy tâm hay duy vật
Gia Cát Lượng từng 5 lần dẫn quân Thục đi Bắc phạt, cuối cùng cũng không thể giành lại Trung Nguyên. (Ảnh: Baidu)

Trong truyện “Tam quốc diễn nghĩa”, Gia Cát Lượng túc trí đa mưu, liệu sự như Thần, nhưng mà cuối cùng cũng không thể giành lại Trung Nguyên. Tục ngữ nói: “Người tính không bằng trời tính”, thiên ý sâu xa không thể đo lường, con người vĩnh viễn không có cách nào tranh giành với ông trời được.

Trong xã hội có rất nhiều người không tin thiên mệnh, cho rằng vận mệnh phải là do chính mình nỗ lực mà nắm giữ lấy, thật tình không biết thế nào gọi là “Người thuận với trời thì nhàn, người nghịch với trời thì nhọc”.

Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên” đã là một câu nói phổ biến, lại có chứa rất nhiều tính triết lý, nó chính là được lấy từ tác phẩm văn học cổ “Tam quốc diễn nghĩa”.

Video: Cuộc sống không phải lúc nào cũng như ý. Vậy nên, dù hoàn cảnh nào hãy ung dung đối mặt.

videoPlayerId=video""} data-sheets-userformat={"2":545,"3":{"1":0},"8":{"1":[{"1":2,"2":0,"5":[null,2,0]},{"1":0,"2":0,"3":3},{"1":1,"2":0,"4":3}]},"12":0} score=1>

videoPlayerId=186cdbe79

File not found.

Trong hồi 103, Gia Cát Lượng vắt hết óc, tỉ mỉ sắp đặt để cho cha con Tư Mã Ý đi vào phía trong cốc, đồng thời dùng củi khô và bó đuốc lấp đầy miệng hang, cho phóng hỏa và mìn nổ cùng một lúc.

Cha con Tư Mã Ý cùng quân Ngụy không còn biết tiến thoái đường nào nữa, lại còn gặp phải lửa cháy khắp nơi. Đúng lúc đó cuồng phong gào thét, mưa như trút nước, lửa cháy trong cốc đều bị mưa to làm tắt hết.

Cha con Tư Mã Ý thừa cơ phá vòng vây chạy ra, lúc này Gia Cát Lượng chỉ còn biết ngửa mặt lên trời thở dài nói: “Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên, không thể cưỡng ép!”.

“Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên”, một câu tục ngữ đơn giản nhưng đã nói hết ra huyền cơ về sự thành công nơi thế gian!

Bất kể việc gì cũng đều do thiên ý, một sự việc thành công cũng không phải là do con người đã bỏ ra bao nhiêu cố gắng. Con người có trăm ngàn tính toán khác nhau, trời cao chỉ có một phép toán, nhưng phép toán này sẽ quyết định kết quả cuối cùng.

Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên là duy tâm hay duy vật
Con người là một bộ phận trong thiên nhiên rộng lớn, vậy tất nhiên phải tuân theo quy luật tự nhiên. (Ảnh: Kknews)

Trong cuộc sống có rất nhiều sự tình, dù cho có trải qua trăm nghìn cay đắng, kết quả luôn là “Cố tình trồng hoa hoa chẳng nở, vô tâm trồng liễu liễu lại xanh”, dù cho con người có mưu tính như thế nào đi chăng nữa thì kết quả cũng là do ông trời sắp đặt.

Bởi vậy có thể thấy được, một người vì mục tiêu của mình mà cố gắng thì cũng chỉ đạt tới trình độ có hạn mà thôi, mà cái ‘thiên’ trong thiên thời, địa lợi, nhân hòa mới là yếu tố gây ảnh hưởng lớn đến con người, đó mới là điểm mấu chốt để quyết định một việc thành hay bại.

Một người bất kể là khi còn bé có lý tưởng gì, muốn làm kỹ sư, giáo sư, nhà khoa học cũng vậy, muốn làm họa sĩ, tác giả, nhà thơ thì cũng tốt, đó chỉ là giấc mộng tốt đẹp anh ta ‘muốn’ mà thôi, cuối cùng an bài công việc cho anh ta lại là người khác, không phải anh ta muốn làm gì thì có thể làm đó.

Mọi người trong cuộc sống chắc cũng thường xuyên thấu hiểu cảnh này, việc muốn làm thì không được làm, việc không muốn làm thì làm mãi không hết, cho nên con người khi còn sống không thể nào mà hài lòng hết được, đều là ở vào thế bị động, đều ở dưới sự tác động của thiên ý.

Con người là một bộ phận trong thiên nhiên rộng lớn, vậy tất nhiên phải tuân theo quy luật tự nhiên. Vì để thu được càng nhiều của cải vật chất hơn nữa mà phá hủy hoàn cảnh tự nhiên, như thế là đang làm việc nghịch với ý trời, kết quả chắc chắn là hạnh phúc sẽ ngày càng rời xa.

Nhưng vì con người thường có quá nhiều dục vọng, nên đã đánh mất đi phương hướng của bản thân mình. Cưỡng cầu mà không đúng, tất nhiên sẽ gặp phải ngăn trở và thất bại. Lịch sử phát triển của nhân loại là do Thần an bài, trong cuộc sống bất luận là việc gì cũng đều có thiên ý tồn tại.

Biết thiên mệnh, thuận theo ý trời, thích ứng trong mọi hoàn cảnh, không mong cầu những thứ không thuộc về mình, mọi sự cứ thuận theo tự nhiên, tâm thường biết ơn, như vậy nhất định sẽ thong dong tự được, cả đời ung dung tự tại.

Chân Chân biên dịch

Có thể bạn quan tâm: