Nên ngâm bồn bao lâu

Ngâm mình trong nước nóng được xem là phương pháp hiệu quả giúp thư giãn cơ thể sau một ngày dài làm việc và học tập. Ngoài ra việc dành thời gian ngâm mình trong nước nóng cũng mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác như giảm đau do các bệnh viêm khớp, đau cơ xơ hóa và thắt lưng.

Những lợi ích tiềm năng của việc ngâm người trong nước nóng là khác nhau ở mỗi người. Phần lớn phụ thuộc vào sức khỏe của cơ thể và cách bạn sử dụng phương pháp này. Theo các nhà khoa học, lợi ích của ngâm bồn nước nóng đối với sức khỏe dựa trên cơ chế nhiệt độ ấm vừa phải của nước làm giãn mạch máu, tăng quá trình vận chuyển máu giàu chất dinh dưỡng đi khắp cơ thể, giảm sưng tấy và giảm tình trạng căng cơ. Sức nổi của nước làm giảm trọng lượng các khớp bị đau. Những lợi ích cụ thể của phương pháp này như sau:

Giảm căng thẳng là một trong những lợi ích rõ ràng và hiệu quả nhất của việc ngâm bồn nước nóng. Tác dụng làm dịu và khả năng xoa bóp của nước ấm có thể giúp giảm tình trạng căng thẳng cả về thể chất, cảm xúc và tinh thần. Bạn có thể tăng hiệu quả giảm căng thẳng này bằng cách kết hợp với âm nhạc nhẹ nhàng, ánh sáng yếu hoặc sử dụng tinh dầu có mùi hương nhẹ nhàng.

Công dụng xoa bóp của nước nóng và các vòi nước nóng trong bồn tắm là biện pháp hiệu quả giúp thư giãn các cơ bắp đang căng thẳng. Điều này cũng có thể giúp làm giảm đau nhức.

Ngâm mình trong nước nóng trước khi tập thể dục cũng có thể làm giảm nguy cơ chấn thương.

Theo nghiên cứu từ các nhà khoa học, hiệu quả thư giãn cơ thể cả về thể chất và tinh thần khi ngâm người trong bồn nước nóng có thể giúp bạn ngủ ngon hơn, cải thiện tình trạng mất ngủ.

Một nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá hiệu quả của việc sưởi ấm cơ thể trong quá trình điều trị chứng mất ngủ ở người lớn tuổi. Kết quả chỉ ra rằng tắm nước nóng giúp thúc đẩy giấc ngủ sâu và dễ đi vào giấc ngủ hơn.

Một nghiên cứu khác được thực hiện bởi Kyara Morgana và cộng sự vào năm 2012 đã xem xét tác động của thủy liệu pháp đối với sức khỏe thể chất của cơ thể và chất lượng giấc ngủ ở người bệnh đau cơ xơ hóa. Đối tượng tham gia là phụ nữ trong độ tuổi từ 30 đến 65 tuổi. Kết quả cho thấy rằng thủy liệu pháp giúp cải thiện giấc ngủ và các triệu chứng khác của bệnh đau cơ xơ hóa.

Ngâm mình trong bồn nước nóng có tác dụng giảm đau qua cơ chế thư giãn các cơ, khớp và gân bị căng. Đối với người bệnh bị viêm khớp, đau thắt lưng việc ngâm nước nóng giúp làm dịu tình trạng cứng và viêm khớp gây đau.

Bên cạnh đó, nước còn có tác dụng hỗ trợ cơ thể và giảm trọng lượng các khớp, giúp cải thiện tính linh hoạt và phạm vi chuyển động của khớp.

Nên ngâm bồn bao lâu

Ngâm người trong nước nóng có thể giúp bạn giảm đau

  • Nâng cao sức khỏe tim mạch

Thư giãn trong bồn nước nóng có thể làm tăng nhịp tim và giảm huyết áp. Theo một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2016, ngâm người trong nước nóng có tác động mạnh mẽ đến chức năng mạch máu và huyết áp. Các tác giả của nghiên cứu đã chỉ ra rằng liệu pháp cung cấp nhiệt thụ động cho cơ thể bằng nước ấm có tác dụng giúp giảm nguy cơ tim mạch và tỷ lệ tử vong, đặc biệt là ở những người hạn chế về khả năng tập thể dục.

Các nhà khoa học cũng phát hiện ra rằng ngâm bồn nước nóng khoảng 10 phút có tác dụng làm giảm huyết áp và được thực hiện an toàn ở người bệnh tăng huyết áp đã được điều trị bằng thuốc.

  • Cải thiện độ nhạy cảm của insulin

Một số nhà khoa học đã chứng minh rằng liệu pháp cung cấp nhiệt thụ động cho cơ thể như sử dụng phòng xông hơi khô, tắm hoặc ngâm mình trong nước nóng có tác dụng cải thiện độ nhạy cảm của insulin và có lợi cho việc kiểm soát bệnh tiểu đường.

Một nghiên cứu được thực hiện vào năm 2016 cho thấy rằng những người ngâm mình trong bồn nước nóng với mực nước cao đến thắt lưng trong 1 giờ sẽ đốt cháy và tiêu hao lượng calo tương đương với 30 phút đi bộ. Tuy nhiên, kết quả này không đồng nghĩa với việc thay thế phương pháp ngâm bồn nước nóng cho việc tập luyện thể dục mỗi ngày.

Mặc dù ngâm bồn nước nóng đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người nhưng cần hạn chế áp dụng phương pháp này đối với một số đối tượng như sau:

  • Người mắc bệnh lý về tim: Ngâm mình trong bồn nước nóng có thể ảnh hưởng đến nhịp tim và huyết áp. Bởi khi ngâm bồn nước nóng, cơ thể không thể tiết mồ hôi, thay vào đó các mạch máu cần phải mở rộng để giải nhiệt cho cơ thể. Điều này làm cho huyết áp bị giảm xuống, cơ thể phản ứng với huyết áp giảm bằng cách tăng nhịp tim. Vì vậy, người mắc bệnh lý về tim khi ngâm nước nóng có thể dẫn đến hậu quả xấu là làm căng tim của người bệnh;
  • Phụ nữ mang thai: Bồn tắm nước nóng không an toàn đối với phụ nữ mang thai vì chúng làm tăng nhiệt độ cơ thể. Các nghiên cứu cho thấy phụ nữ có thai sử dụng bồn nước nóng nhiều hơn một lần mỗi tuần trong thời gian dài có nguy cơ cao sinh con bị dị tật ống thần kinh bẩm sinh như nứt đốt sống, dị tật não...
  • Người bị thương: Bồn nước nóng là môi trường dễ phát triển các loại vi khuẩn và vi nấm, các nguyên nhân nhiễm trùng và gây bệnh cho cơ thể. Vì vậy người đang bị thương không nên ngâm mình trong nước nóng để giảm nguy cơ kích ứng và nhiễm trùng vết thương;
  • Người huyết áp thấp: Nếu bạn đang bị huyết áp thấp và dễ bị choáng váng, ngất xỉu cần hạn chế tối đa việc ngâm người trong nước nóng vì chúng có thể làm giảm huyết áp của bạn hơn nữa;
  • Nhiễm trùng đường tiết niệu: Tiếp xúc với nước nóng khi bị nhiễm trùng đường tiết niệu có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh.

Nên ngâm bồn bao lâu

Người mắc bệnh lý tim mạch nên hạn chế ngâm bồn nước nóng

Trong trường hợp bạn sử dụng bồn tắm nước nóng của riêng mình hay tại phòng tập thể dục hoặc tại các dịch vụ cộng đồng như spa... đều cần kiểm tra và đảm bảo bồn tắm được sạch sẽ và được bảo dưỡng đúng cách. Nước phải được làm sạch và kiểm tra thường xuyên. Bồn tắm nước nóng không được đảm bảo chất lượng và vệ sinh là nguyên nhân dẫn đến các tình trạng nhiễm trùng da được gọi là viêm nang lông trong bồn tắm nước nóng.

Biện pháp ngâm mình trong nước nóng để được hiệu quả cao nhất như sau:

  • Tránh để nước quá nóng: Nhiệt độ nước phù hợp nhất nên vào khoảng 40oC;
  • Giữ đủ lượng nước trong cơ thể: Bồn tắm nước nóng khiến bạn đổ mồ hôi và mất nước. Vì vậy, bạn nên uống nhiều nước và tránh uống rượu trước hoặc trong khi ngâm nước ấm;
  • Thời gian ngâm nước nóng hợp lý: Không nên ngâm người trong nước nóng quá lâu nếu bạn chưa quen. Ở nhiệt độ thích hợp là 40oC, thời gian ngâm nước ấm nên giới hạn từ 10 đến 15 phút. Bạn có thể ngâm mình với thời gian kéo dài hơn ở nhiệt độ thấp hơn khi đã quen. Các dấu hiệu mà bạn cần nhận ra ngay khi ngâm mình trong nước nóng quá lâu bao gồm: Choáng váng, chóng mặt, buồn nôn, đỏ da, khó thở...
  • Tắm lại sau khi ngâm nước nóng: Sau khi ngâm mình bằng nước ấm, hãy cởi bỏ bộ đồ tắm và rửa bằng xà phòng, nước ấm. Không nên tắm ngay bằng nước lạnh khi vừa ra khỏi bồn nước nóng, vì điều này có thể làm tăng huyết áp của bạn một cách đột ngột.

Ngâm mình trong bồn nước nóng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe như thư giãn cơ thể, giảm đau, cải thiện giấc ngủ... Tuy nhiên, phương pháp này cũng cần hạn chế thực hiện ở một số đối tượng nhất định để đảm bảo an toàn ch sức khỏe. Do đó, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng phương pháp này.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số HOTLINE hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Nguồn tham khảo: healthline.com, webmd.com

XEM THÊM:

Tắm không chỉ dừng ở chừng mực là vệ sinh thân thể mà còn tìm kiếm cảm giác thư giãn và nâng cao khả năng chống đỡ bệnh tậtcủa cơ thể.

Chính vì vậy mà một loạt các phương pháp tắm ra đời để đáp ứng nhu cầu của chúng ta như tắm dưới vòi sen, tắm bồn, xông hơi, tắm bùn,…

Nói đến tắm bồn, tùy thuộc vào sở thích mà bạn sẽ chọn cho mình loại bồn kích thước nhỏ hay lớn, nằm thả dài hay phải thu mình lại, có kèm với các trang thiết bị khác nữa hay không. Việc sử dụng bồn có mang lại hiệu quả thư giãn và góp phần nâng cao sức khỏe, chính vì vậy mà không ít các phương tiện hiện đại ngày được ra đời với mục đích phục vụ nhu cầu con người và vì sao bạn nghe nhắc đến thủy liệu pháp(hydrotherapy) và chữa bệnh bằng hương thơm(aromatherapy).

Nên ngâm bồn bao lâu

 Ảnh minh họa

Thủy liệu pháp: cách thức sử dụng  nước để điều trị  bệnh. Thủy liệu pháp thường sử dụng kèm với hiệu ứng của nhiệt: như tắm nước nóng, tắm hơi(sauna)... Chúng đã được sử dụng từ lâu ở:  Roma, Trung Quốc, Nhật Bản, Hy Lạp và rồi từ từ được áp dụng nhiều nước trên thế giới.Người ta cho rằng khoảng thế kỷ 19, một thầy tu là cha Sebastian Kneipp đã đại chúng hóa lại việc sử dụng nước trong chữa bệnh. Những chỉ định chủ yếu của nó liên quan bệnh cơ xương khớp như cứng khớp, đau do căng cơ, bong gân, viêm khớp...

Chữa bệnh bằng hương thơm: dựa trên nguyên lý: tinh dầu thơm của cây cỏ hay thảo dược có thể làm thay đổi tâm tính và thể trạng con người, do đó có thể cải thiện một số chứng bệnh. Quan niệm này đã có khoảng 2.000 năm trước công nguyên và đã được áp dụng một số nước như Trung Quốc, Ai Cập, Hy Lạp và La Mã. Một số tinh dầu phổ biến hay dùng là tinh dầu hoa hồng, tinh dầu Chamomile, tinh dầu Lavender, tinh dầu hoa lài.

Trên thị trường có bán những gói bột tắm cung cấp những muối khoáng cần thiết hoặc những viên thuốc tắm(bath tablets) cung cấp đủ hương và màu sắc và có sản phẩm có thể làm cho nước sủi bọt, như: Bath oil Beads: thường được dùng từ 1 - 2 viên trong bồn tắm và hòa với nước ấm trước để hoạt chất tan trước.

Bạn có thể tắm nước lạnh hoặc nuớc ấm tùy sở thích. Tắm nước ấm có tác dụng giúp chúng ta thư giãn, tăng cường tuần hoàn máu, tăng khả năng thải các chất độc hại thông qua đường da và kích thích sự trao đổi chất. Bạn cũng nên chọn nhiệt độ phù hợp với thể trạng của mình, thường thân nhiệt của chúng ta từ 36,5 - 370C, nhưng khi nguồn nước có nhiệt độ khoảng 37 - 380C là chúng ta cảm nhận được sự ấm áp rồi. Thường nước nóng khi nhiệt độ từ 420C trở lên, nhưng người Nhật có thói quen tắm nước nóng tức từ 450C trở lên. Bạn nên lưu ý khi bạn tắm nước nóng cơ thể của bạn sẽ có nguy cơ bị mất nước, vì vậy nên uống nước đầy đủ.

Khi ngâm mình trong bồn tắm, với mục đích thư giãn nếu có điều kiện bạn nên lưu ý môi trường xung quang với hương thơm thoang thoảng, ánh sáng dịu, âm nhạc nhẹ nhàng, không bận tâm những công việc hằng ngày, thả lỏng cơ thể… 

Khi bạn tắm bồn cũng nên lưu ý:

- Nhiệt độ nguồn nước nên điều chỉnh từ từ để cơ thể dễ thích nghi.

- Nếu bạn có sử dụng tinh dầu, nên lưu ý nguy cơ bị dị ứng, thậm chí bạn nên thăm dò với những sản phẩm dùng để bỏ vào bồn tắm  như viên tạo màu sắc, mỹ phẩm dinh dưỡng da...

- Nên tắm khoảng 20 - 30 phút là vừa.

- Lưu ý bổ sung nước uống sau khi tắm, đặc biệt sau khi bạn tắm nóng.

- Tránh tắm lạnh nếu bạn được chẩn đoán bị bệnh Raynaud (là do rối loạn sự co mạch thường xảy ra ở các động mạch các ngón tay thường hay bị nhưng cũng có thể xảy ra ở ngón chân, lưỡi và mũi).

- Tắm ngâm mình trong nước nóng và tắm hơi nóng, kéo dài, được khuyến cáo không nên với bệnh nhân bị bệnh đái tháo đường hay bệnh xơ cứng rải rác, phụ nữ có thai hoặc bất kỳ ai bị huyết áp cao hay thấp, thậm chí những người có tiền sử động kinh, trẻ nhỏ hoặc người lớn tuổi.

- Thông thường người ta thường ngâm mình trước, rồi bước ra để kỳ cọ, rồi ngâm mình tiếp, kết thúc bằng tắm vòi sen lại.

BS. NGÔ HỮU LỘC